VII. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008
I.1 Giải pháp về phát triển nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến tôm
Tập trung lại tổ chức sản xuất theo hƣớng liên kết tạo sản xuất sạch, sản lƣợng hàng hóa lớn
Phần lớn các cơ sở nuôi trồng TS có quy mô nhỏ, mang tính chất hộ gia đình với diện tích thậm chí chỉ vài nghìn m2, rất khó cho công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nhƣ chất lƣợng tôm nuôi. Không những thế, các cơ sở nuôi trồng nhỏ, với điều kiện về vốn hạn hẹp, không đƣợc trang bị kiến thức đầy đủ, rất khó đổi mới về công nghệ, mua các loại máy móc hiện đại, điều này làm hạn chế sự gia tăng năng suất tôm nuôi trồng. Do đó, các địa phƣơng cần tổ chức, xây dựng các hợp tác xã nuôi tôm, thông qua đó, có thể hỗ trợ tốt nhất cho các hộ nuôi trồng tôm về chính sách, tiêu chuẩn chất lƣợng tôm nuôi, cũng nhƣ cung cấp kiến thức về nuôi tôm cho ngƣời lao động; đồng thời tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô SX, hợp tác về vốn nhằm mua máy móc hiện đại, công suất lớn; có tiếng nói hơn đối với các nhà cung cấp thức ăn TS trong vùng và các công ty thu mua tôm nguyên liệu. Trong hợp tác xã nuôi tôm, cần cử ra ban đại diện; có thể là cơ sở nuôi tôm uy tín nhất trong hợp tác xã, có tỷ trọng sản lƣợng tôm nuôi cao nhất hay do chính quyền địa phƣơng đề cử và đƣợc sự thông qua của hầu hết thành viên trong hợp tác xã; ban đại diện này có vai trò đại diện cho toàn bộ hợp tác xã trong quá trình giao dịch với các DN cung cấp thức ăn TS cũng nhƣ các đầu mối tiêu thụ tôm, phổ biến kiến thức nuôi trồng tôm cũng nhƣ quyết định về đầu tƣ máy móc mới, có công suất lớn khi có sự thông qua của đa số các thành viên hợp tác xã. Ngoài ra, ban đại diện cũng có trách nhiệm liên lạc với tổ chức CP hoặc phi CP hoạt động có liên quan đến nuôi trồng tôm, để có đƣợc các kiến thức mới nhất, công nghệ mới hay các tiêu chuẩn chất lƣợng mới.
Chủ động SX các loại giống tôm sạch bệnh, chất lƣợng cao
Hiện nay, vấn đề tôm chết do bị bệnh, không chỉ gây thiệt hại cho ngƣời nuôi tôm mà còn cả các DNCB tôm XK, thậm chỉ là ảnh hƣởng đến cả cán cân thanh toán của đất nƣớc do giảm khối lƣợng cũng nhƣ giá trị gia tăng trong mặt hàng XK chủ lực của VN.
Hoàn thiện công nghệ SX giống khỏe, sạch bệnh cho các loại tôm XK chủ lực nhƣ: tôm sú, tôm chân trắng để chuyển giao công nghệ, thực hiện xã hội hóa SX tôm giống, giúp phát triển nhanh và bền vững các đối tƣợng này. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia SX giống TS nói chung và tôm nói riêng nhằm đảm bảo cung cấp đủ số lƣợng, theo đúng chất lƣợng cho kịp mùa vụ cho nuôi trồng.
Thực hiện quản lý chất lƣợng và giá thức ăn tôm
VN là đất nƣớc có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nguồn nguyên liệu cho CB thức ăn TS. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết nguyên liệu CB thức ăn TS nói chung đều phải nhập khẩu.
Phần lớn các DNCB thức ăn TS ở VN đều là các DN vừa và nhỏ, với nguồn vốn ít, khả năng tích lũy không đủ để mở rộng quy mô SX, đặc biệt trong giai đoạn lãi suất ngân hàng cao nhƣ hiện nay. Các DNCB thức ăn TS cần đƣợc quy hoạch theo từng vùng trọng điểm dựa trên mức độ gần gũi với nguồn nguyên liệu hay thuận lợi cho giao thông,…Các DNCB thức ăn TS cũng cần thống nhất lại trong một tổ chức riêng cho từng vùng, từng khu CN tập trung. Điều này, giúp các DN có thể tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô trong quá trình mua nguyên liệu cho SX từ các cơ sở trong nƣớc cũng nhƣ mặc cả với các nhà XK nƣớc ngoài. Ngoài ra, giá đầu vào cho SX thức ăn TS, một phần là do nguyên liệu trải qua nhiều đầu mối thu mua, do đó, việc liên kết cũng giúp các DN nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu ngay tại cơ sở SX, giảm bớt các đầu mối trung gian. Việc tập trung lại cũng giúp các DN kiểm soát chất lƣợng đầu vào, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, để tạo đƣợc sự liên kết giữa các DN với nhau, hay tập trung các DN trong một KV nhất định là điều không phải dễ. Điều đó đòi hỏi sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, Hiệp hội CB thức ăn chăn nuôi, và các tổ chức CP cũng nhƣ phi CP khác. Các
DN cũng có thể lập quỹ dự phòng chung, nhằm cho các thành viên vay với mức lãi suất ƣu đãi khi gặp khó khăn.
Tăng cƣờng bảo quản sau khi thu hoạch
Hiện nay, hầu hết các kho lạnh, kho thƣơng mại của VN đều xuống cấp, kho chứa có công suất thấp, máy móc cũ kỹ, tiêu tốn nhiều nguyên liệu. Giải pháp cho vấn đề này là xây thêm kho chứa nguyên liệu. Hiện nay, hầu hết các công ty CB tôm ở VN đều là các công ty vừa và nhỏ, nằm rải rác trong vùng nguyên liệu; do đó, có thể xây dựng các kho chứa nhỏ nằm rải rác, điều này sẽ giúp thuận tiện hơn trong quá trình thu mua nguyên liệu, giảm thiểu lƣợng tôm bị hỏng trong quá trình vận chuyển đến kho bảo quản. Đối với tôm khai thác trên biển, có thể tổ chức thu mua ngay trên biển, dựa vào các tàu trọng tải lớn, đƣợc trang bị đầy đủ và có thể xử lý thô, phân loại và bảo quản đúng cách. Đồng thời, cũng cần nâng cao chất lƣợng của các tàu thuyền đánh bắt.
Nâng cao tính chủ động cho doanh nghiệp chế biến
Vào năm 2010, chỉ có MPC ( CTCP TS Minh Phú) tự chủ đƣợc 10% lƣợng tôm nguyên liệu (diện tích nuôi 151ha, sản lƣợng 2500 tấn/năm) và CTCP CBTS Út Xi, tự chủ đƣợc 40% lƣợng tôm nguyên liệu. Trƣớc việc chi phí nguyên liệu chiếm tới hơn 90% giá thành, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán chỉ tăng nhẹ trong năm 2010, đòi hỏi các DN phải tự chủ hơn đối với nguồn tôm nguyên liệu thông qua các dự án vùng nuôi nhằm ổn định SX. Không chỉ tự chủ đƣợc về nguồn tôm nguyên liệu, DN cũng có thể kiểm soát đƣợc với chất lƣợng tôm nuôi về việc sử dụng thuốc phòng bệnh, hàm lƣợng các chất có trong thức ăn, đảm bảo đƣợc chất lƣợng tôm XK. Các vùng nuôi sẽ đƣợc triển khai theo hình thức liên kết giữa DN và hộ nuôi, theo đó, DN sẽ cung cấp giống, thức ăn, và đầu tƣ vùng nguyên liệu, còn ngƣời nông dân cung cấp sức lao động và ao hồ nuôi tôm. Đây là mô hình cần đƣợc nhân rộng. Tuy nhiên, DN cần phải kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên vùng nuôi tôm, cũng nhƣ đảm bảo đầu ra cho nông dân.
Giải pháp cho nhập khẩu tôm nguyên liệu
Tăng thuế đánh vào tôm nguyên liệu nhập khẩu nhằm khuyến khích DN trong nƣớc tăng tự chủ nguồn tôm nguyên liệu, cũng nhƣ khuyến khích các cơ sở nuôi tôm trong nƣớc (do không phải cạnh tranh với DN nƣớc ngoài).
Phát triển quỹ bảo hiểm tôm
Chúng ta nên thành lập các quỹ bảo hiểm cho ngƣ dân phòng khi mất mát do dịch bệnh, thời tiết. Quỹ này sẽ lấy từ một phần doanh thu của các DNCB và XK cùng các ngƣ dân đóng góp. Bên cạnh đó, NN cũng nên khuyến khích phát triển hình thức bảo hiểm nuôi trồng của các công ty bảo hiểm. Mới đây, từ tháng 2/2009, công ty bảo hiểm Grouppasa đã bắt đầu bán bảo hiểm tôm sú trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 trong năm, giá trị mỗi hợp đồng bảo hiểm cho ngƣời nuôi tôm căn cứ vào diện tích nuôi tôm và hình thức nuôi (CN, bán CN hay quảng canh cải tiến).