Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 66 - 68)

VII. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008

I.4Giải pháp về công nghệ

Tiếp tục đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền CB, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cƣờng tiếp cận nền CNCB hiện đại của thế giới. Áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP và SSOP.

Hỗ trợ DNCB tăng cƣờng năng lực kiểm soát và phát hiện dƣ lƣợng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Thay đổi phƣơng thức giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ về CBTS. Giành phần kinh phí thoả đáng cho giải quyết một số nhiệm vụ mà thực tế đang đòi hỏi nhƣ: nghiên cứu công nghệ CB khô cá béo, chuyển giao công nghệ CB các sản phẩm giá trị gia tăng cho các DNCBTS, đầu tƣ kinh phí phát triển sản phẩm theo đặt hàng của các DN, khách hàng tiềm năng; nghiên cứu SX các phụ gia dùng trong CBTS, nghiên cứu chế tạo các thiết bị CB phù hợp; nghiên cứu dánh giá nguy cơ cho các sản phẩm TSVN.

Dành kinh phí thỏa đáng cho các đề tài nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu thị hiếu ngƣời tiêu dùng, điều tra toàn diện các lĩnh vực nghề cá, trong đó chú ý đến các DN, hộ gia đình CB TS quy mô nhỏ CB các sản phẩm TS tiêu dùng nội địa, nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể để phát triển hệ thống CB tiêu thụ nội địa.

Tăng cƣờng năng lực cho hệ thống nghiên cứu khoa học về CB TS của các viện nghiên cứu hiện có nhƣ: trang thiết bị, nguồn nhân lực có trình độ và đảm bảo nguồn lực cần thiết cho phát triển.

Xây dựng và tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật QG, quy chuẩn kỹ thuật QG về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả các khâu trong chuỗi SX, KD TS, tiêu chuẩn chất lƣợng cho sản phẩm của cả XK và nội địa.

Sử dụng diện tích mặt đất và mặt nƣớc phù hợp cho nuôi tôm bền vững. Bảo tồn các môi trƣờng sống nhạy cảm, điều hành các trại tôm không làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sống và chức năng của các hệ sinh thái. Quản lý các nguồn tài nguyên đất và các công trình đào đắp nhằm giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái xung quanh, đồng thời xây dựng trại nuôi tôm hợp lý với chất lƣợng đất vì tôm là loài sống đáy. Phát triển nuôi tôm kết hợp với quy hoạch phát triển vùng nông thôn và quản lý vùng ven biển. Giảm thiểu các tác động đến nguồn nƣớc tại chỗ, không dùng nƣớc ngầm để nuôi tôm. Tránh thả các loài ngoại lai và đột biến vào trong môi trƣờng.

Khuyến ngƣ cần xây dựng chƣơng trình riêng chuyển giao công nghệ về xử lý, bảo quản tôm cho các đối tƣợng là chủ tàu, ngƣ dân trực tiếp khai thác trên biển, các cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu; công nghệ cải tiến cho CB các sản phẩm TS truyền thống, các sản phẩm TS khác cho các hộ CB quy mô nhỏ ở các địa phƣơng. Đa dạng hoá các hình thức chuyển tải thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về công nghệ CBTS, thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến tận những ngƣời SX, dịch vụ, CB cũng nhƣ những ngƣời quản lý trong toàn ngành và các ngành liên quan. Đẩy mạnh công tác khuyến ngƣ để phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tế, nhằm phát triển SX, giúp dân làm giàu và xóa đói giảm nghèo. Khuyến ngƣ phải đƣợc tổ chức đƣợc các mô hình đồng bộ gắn kết 3 nhà: nhà khoa học, nhà CB và ngƣời phân phối/tiêu thụ (gắn với thị trƣờng) sản phẩm TS.

Xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm của vùng dƣới dạng DN khoa học công nghệ có nhiều DN và hộ CBTS quy mô nhỏ. Trung tâm này sẽ đƣợc NN đầu tƣ trang thiết bị CB các sản phẩm các loại dạng pilot, những thiết bị hiện đại nhƣ thiết bị xay, nghiền, sấy, nƣớng, hấp, rán, phi lê cá, phân loại tôm, phân cỡ và cân tự động, cấp đông...; tuyển chọn các kỹ thuật viên, kỹ sƣ, các cán bộ khoa học có trình độ nghiên cứu phát triển sản phẩm để làm nòng cốt trong nghiên cứu ứng dụng và phát triển

sản phẩm, hƣớng dẫn chuyển giao công nghệ cho các DN, đặc biệt là các DN và hộ gia đình quy mô nhỏ, không có điều kiện để thực hiện nghiên cứu tại cơ sở. Đây phải là nơi đƣợc ƣu tiên đầu tƣ những thiết bị có trình độ tiên tiến đƣơng đại. Các DN bán thiết bị CB cũng sẽ đƣợc đƣa các thiết bị mới của họ vào trung tâm để quảng bá, giới thiệu cho các doang nghiệp, hộ CBTS thử nghiệm trƣớc khi mua về SX.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 66 - 68)