Vai trò của chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 48 - 56)

V.1 Chính sách hỗ trợ về vốn

Những khó khăn tích tụ trong nội bộ nền kinh tế từ giai đoạn 2007 – 2008, cộng với những ảnh hƣởng tiêu cực bị khuếch đại do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trên thực tế, những khó khăn trong đầu năm 2009 là sự tiếp diễn của sự suy giảm kinh tế đã rõ nét từ đầu quý IV năm 2008. XK ròng và đầu tƣ giảm, thành phần tiêu dùng cá nhân cũng giảm mạnh do tâm lý bi quan và phòng bị, thêm vào đó là nguồn cung ngoại hối giảm mạnh, các NHTM có xu hƣớng hạn chế cho vay làm cho chi phí vốn của nền kinh tế tăng cao, các DN hạn chế đầu tƣ, thậm chí thu hẹp quy mô để hạn chế tổn thất. Với những điều kiện bất lợi đó, chính sách phù hợp là kích thích kinh tế thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhƣ giảm thuế, giảm lãi suất, trong đó có cả lãi suất tiền gửi.

Ngày 23 – 01 – 2009, thủ tƣớng chính phủ ra quyết định 131/QĐ/TTg quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn với thời hạn tối đa là 8 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng đƣợc kí kết, nếu thời hạn vay vƣợt quá năm 2009 thì chỉ đƣợc hỗ trợ lãi suất trong năm 2009. Ngoài ra, các khoản vay quá hạn trả nợ đƣợc gia hạn nợ vay thì không đƣợc tính hỗ trợ lãi suất. Mức hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm tính trên số dƣ nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 – 02 đến 31 – 12 năm 2009. Tiếp đó, ngày 04 – 04 – 2009, thủ tƣớng CP ra quyết định 443/QĐ/TTg quy định việc thực hiện gói trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tƣ mới để phát triển SX – KD, kết cấu hạ tầng. thời gian vay đƣợc hỗ trợ lãi suất tối

đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất đƣợc thực hiện từ ngày 01 – 04 – 2009 đến ngày 31 – 12 – 2011. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay trên thực tế. Nhƣ vậy, đến thời điểm này, gói hỗ trợ lại suất đã hình thành đầy đủ. Quy mô hỗ trợ là 1 tỷ USD với 50% dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, 25% cho nông nghiệp và nông thôn, 20% cho các DN vừa và nhỏ. Vào cuối năm 2009, khi gói hỗ trợ lãi suất chuẩn bị hết hiệu lực thì thủ tƣớng ban hành quyết định 2072/QĐ – TTg ( ngày 12 – 12 – 2009) quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay trung và dài hạn để thực hiện đầu tƣ mới phát triển SX KD. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng kể từ giải ngân khoản vay trong năm 2010.

Năm 2010, CP chƣa thu hồi các khoản vốn ứng trong năm 2009 đồng thời đối với chính sách hỗ trợ lãi suất các khoản vay vốn trung và dài hạn theo quyết định 443 và 497 của Thủ tƣớng CP đƣợc kéo dài thời gian ký kết và giải ngân các hợp đồng vay vốn đến hết năm 2010 nhƣng giảm thời hạn vay đƣợc hỗ trợ lãi suất và giảm mức hỗ trợ từ 4% xuống 2%. Tiếp đó, 15/10/2010, CP đƣa ra quyết định số 63/2010/QĐ–TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, TS. Theo đó các NHTM cũng ủng hộ quyết định và đƣa ra các chính sách hỗ trợ hết sức ƣu đãi nhằm tạo điều kiện tối đa cho các DN hoạt động trong ngành. Tính đến thời điểm hiện tại, các chính sách tiền tệ và tài khóa chặt đã phần nào giảm bớt lƣợng tiền ngoại tệ, gây khó khăn cho các DN, nhƣng bên cạnh đó, với các chính sách hỗ trợ vốn của CP đã góp phần cải thiện về vốn đầu tƣ và các khuyến khích để giúp cho các DN phát triển.

V.2 Chính sách hỗ trợ về tôm nguyên liệu

Từ lúc ngành CB và XK tôm phát triển thì nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu ngày càng nhiều. Đặc biệt từ năm 2004, 2005 trở lại đây, các DNCB khó có thể đạt đƣợc công suất 100% do sự thiếu hụt về tôm nguyên liệu. Thậm chí, năm 2009, chúng ta mất đến 61 thị trƣờng lớn chỉ do thiếu hụt về tôm nguyên liệu, do giá nguyên liệu đầu và quá cao, chi phí điện cho SX, thuế,… Cuối cùng là một vấn đề cũ nhƣng chƣa bao giờ không xuất hiện trong ngành XKTS: chất lƣợng và vệ sinh an toàn. Ngay cả lúc, thị trƣờng XK đồng loạt giảm mạnh từ 40-80% nhƣ năm 2009, thì sản phẩm TS của các DNVN vẫn bị cảnh

báo chất lƣợng từ Tây Ban Nha - một thành viên khác thuộc EU. Năm 2011, lƣợng tôm nguyên liệu lên đến mức đỉnh điểm, hàng loạt các vùng nuôi trồng bị nhiễm bệnh, vấn đề bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đang là một vấn nạn. các DN Trung Quốc mua tôm nguyên liệu VN nhƣng lại yêu cầu bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm có đƣợc số lƣợng lớn đồng thời lại làm cho nguồn tôm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để XK sang các thị trƣờng khó tình thì lại khó khăn hơn. DN Trung Quốc thƣờng bán dƣới dạng tôm chín nên khó phát hiện ra tạp chất ở tôm nguyên liệu trong khi, các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật, Mỹ hay EU thƣờng là mặt hàng tôm đông lạnh.

Quyết định số 63/2010/QĐ–TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, TS đã có những ƣu đãi về công nghệ và về vốn nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng cho các cơ sở SX tôm nhƣng vẫn khó có thể giải quyết đƣợc triệt để. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của CP về việc thay đổi cơ cấu nuôi trồng TS đã giúp nâng cao chất lƣợng tôm giống, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng của ngƣời ngƣ dân. Đặc biệt, để hạn chế những rủi ro trong SX nông nghiệp, Thủ tƣớng CP đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh, thành phố. Quyết định này đang đƣợc hàng triệu nông dân kỳ vọng, giúp bà con chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, vẫn cần sự hợp tác của ngƣời dân trong việc tuyên truyền để nhận thức đúng đắn về BHNN này.

V.3 Chính sách xúc tiến thƣơng mại

Giải quyết tranh chấp thƣơng mại QT

Trong 5 tháng đầu năm 2011, các DNXK đƣợc 526.000 tấn TS, mang về 2,1 tỷ USD, tăng 10,43% về lƣợng và 29,05% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên kết quả trên vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, bởi đang tồn tại rất nhiều bất cập trong XKTS. Nguyên nhân một phần là do vấn đề thông tin, quáng bá xúc tiến thƣơng mại của ngành cũng nhƣ của các DN còn nhiều yếu kém nên rất nhiều thị trƣờng đã lợi dụng việc này bôi nhọ thông tin về sản phẩm của VN. Cụ thể nhƣ vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá tra VN tại thị trƣờng Mỹ cho thấy cách thông tin tuyên truyền của ta không chuyên

nghiệp chỉ dừng lại ở việc phổ biến cho các nhà lãnh đạo và DN còn ngƣời nông dân trực tiếp SX ra sản phẩm XK thì hầu hết “mù tịt” về thông tin thị trƣờng cũng nhƣ rào cản của nƣớc nhập khẩu dựng lên. Khi XK, một số DN đã cạnh tranh bằng giá rẻ, điều này không nâng đƣợc giá trị mà còn tác động ngƣợc lại, bởi vô hình trung đã kéo giá tất cả các mặt hàng đi xuống và phá hỏng thị trƣờng tiêu thụ...

Các chuyên gia trong lĩnh vực TS cho rằng, hiện nay ta phần lớn chỉ XK dƣới dạng nguyên liệu và sơ chế, chƣa có sản phẩm TS mang thƣơng hiệu mạnh VN nên hiệu quả kinh tế không cao. Quản lý theo chuỗi sản phẩm từ SX đến tiêu thụ còn lỏng lẻo nhƣ tình trạng tôm bị bơm tạp chất, nhiễm dƣ lƣợng hóa chất, kháng sinh dẫn đến việc một số thị trƣờng nhập khẩu tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát. Chẳng hạn sự kiện con tôm VN xuất khẩu vào Nhật Bản bị tăng cƣờng kiểm soát lên 100% đối với tôm VN vào cuối năm 2010. Nhiều DN cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chất lƣợng; các chƣơng trình quảng bá hình ảnh đến ngƣời tiêu dùng thế giới chƣa đủ mạnh dẫn đến họ dễ bị ảnh hƣởng bởi các thông tin không chính xác.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là những yếu kém trong công tác dự báo và phân tích thị trƣờng. VN đang đối mặt với những khó khăn và thách thức nhƣ tái cấu trúc kinh tế, lạm phát cao, suy giảm tăng trƣởng kinh tế cùng với chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ, sự bất ổn của thị trƣờng nông sản QT, nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực, biến đối khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, ảnh hƣởng tiêu cực của tăng giá đầu vào đến sinh kế của nông dân.

Năm 2010, EU đã có quy định về chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU). Hiện nay, sản lƣợng khai thác TS của VN chiếm khoảng 47% tổng sản lƣợng, đạt 2,4 triệu tấn, trong đó 2,25 triệu tấn từ khai thác từ biển. Vì vậy, thực hành theo quy định IUU sẽ là kỹ năng mà ngƣ dân khai thác TS cần phải thực hành nếu không muốn đánh mất thị trƣờng quan trọng này.

Năm 2011, XKTS của VN tiếp tục đƣợc đảm bảo nhờ nhu cầu từ các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Canada, EU, đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản tăng sau ảnh hƣởng động

đất, sóng thần. Hai mặt hàng TS chủ lực XK là cá tra, tôm đều sẽ đạt và có thể vƣợt kim ngạch 2 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2011, các DN XK khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, đạt kim ngạch 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lƣợng và 29,05% về giá trị.

Mặc dù thị trƣờng đang có tín hiệu khả quan, nhƣng cạnh tranh mạnh trong thƣơng mại TS, chi phí tăng, năng suất giảm, giảm cạnh tranh về giá, các rào cản thuế quan và phi thuế quan gia tăng ở các thị trƣờng tiêu thụ lớn,... là những vấn đề chính mà VN tiếp tục phải vƣợt qua. Ngay trong thị trƣờng tôm thẻ chân trắng mà VN đang định hƣớng phát triển và thúc đẩy XK dựa trên lợi thế giá rẻ, đã có một số đối thủ châu Á nặng ký đang nổi lên là Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ. Những bài học mà TS VN gặp phải khi đối diện với chính sách thƣơng mại của các nƣớc nhập khẩu lớn, nhƣ việc áp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với TS, cá tra bị Quỹ QT Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ở 6 nƣớc EU đƣa vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hƣớng dẫn tiêu dùng TS năm 2010- 2011,... đều là kinh nghiệm cho tôm thẻ chân trắng.

V.4 Chính sách tài chính, hỗ trợ tín dụng

Chính sách thuế

Ngày 14/8/2003, Bộ TS đã có tờ trình lên Thủ tƣớng CP với những kiến nghị ban hành quyết định về một số chính sách phát triển nuôi trồng TS trên biển và hải đảo; trong đó có đề cập tới vấn đề miễn thuế 3 năm đầu cho nuôi trồng TS. Để khuyến khích nuôi trồng TS trên biển và hải đảo, các tổ chức và cá nhân tham gia sẽ dƣợc miễn thuế trong 3 năm đầu kế tiếp. Không thể phủ nhận rằng NN cần áp dụng linh hoạt các chính sách thuế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản VN nói chung và mặt hàng tôm nói riêng (nhƣ không đánh thuế XK hàng TS, miễn giảm, hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu phục vụ CB XK tôm,...), khuyến khích việc đổi mới trang thiết bị thông qua thuế nhập khẩu và phƣơng pháp tính khấu hao hợp lý, từ đó khích thích đƣợc việc mở rộng XK và đa dạng hoá sản phẩm XK.

Chính sách tỷ giá

Trong môi trƣờng kinh tế, các yếu tố nhƣ lạm phát, giá cả thu mua tôm nguyên liệu hay tỷ giá hối đoái,…là những yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch XK tôm của nƣớc ta. Hiện nay, yếu tố tỷ giá hối đoái cũng có những tác động mạnh mẽ tới hoạt động XK của các DN. Tỷ giá hối đoái hiện hành của VN là tỷ giá hối đoái Liên ngân hàng đƣợc xác định trên cơ sở tham khảo tỷ giá hối đoái của các thị trƣờng tài chính lớn trên thế giới. Về cơ bản, tỷ giá hối đoái và các chính sách quản lý ngoại hối (chính sách hoạt động công khai trên thị trƣờng) là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của NN và có tác động trực tiếp đến hoạt động XK, trong đó có mặt hàng tôm. Do tỷ giá hối đoái có tầm quan trọng nhƣ vậy nên NN cần có chính sách hợp lý và kịp thời nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái biến động sao cho phù hợp với tình hình thị trƣờng QT. Các chính sách quản lý ngoại hối của nƣớc ta cần đƣợc nới rộng hơn nữa, sao cho tạo đƣợc một môi trƣờng thuận lợi song vẫn an toàn cho việc thúc đẩy hoạt động XK và đầu tƣ nƣớc ngoài vào nuôi trồng, CB tôm XK.

Chính sách tín dụng, trợ cấp

o Tài trợ trƣớc khi giao hàng (cấp vốn để đảm bảo đầu vào cho SX và CB XK): nhu cầu vốn này rất quan trọng do đặc điểm hàng thuỷ sản là mang tính chất thời vụ cao và nhiều loại nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ CB XK lại phải nhập khẩu.

o Tài trợ trong khi giao hàng: tôm đã đƣợc CB cần phải lƣu kho chờ ký đƣợc hợp đồng bán hàng. Muốn giành đƣợc quyền ký kết hợp đồng thì DN phải chào hàng với những điều kiện hấp dẫn về giá cả, thanh toán do đó phát sinh nhu cầu về tín dụng.

o Tài trợ sau khi giao hàng: nhà XK chào bán chịu với thời hạn thanh toán từ 3 tháng hay lâu hơn vì vậy nhà XK cần phải vay vốn để tiếp tục hoạt động SXKD.

V.5 Tìm kiếm thị trƣờng

Tôm của VN có thể thêm một thị trƣờng tiêu thụ mới là Campuchia, khi nhà máy CB tôm XK của Campuchia đƣợc hoàn tất và dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 1/2009.

Mỗi năm ngƣời Mỹ tiêu thụ khoảng 580 – 600 ngàn tấn tôm các loại, trong đó 90% lƣợng tôm tiêu thụ đƣợc nhập khẩu, khoảng 8% tôm từ vịnh Mexico và một phần nhỏ 2% đến từ những vùng khai thác nội địa khác. Bốn tháng đầu năm 2010, tổng lƣợng nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 147,9 ngàn tấn, giá trị đạt 1,03 tỷ USD; giảm 4% về lƣợng và 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Kể từ khi sự cố tràn dầu tại Mexico xảy ra, cùng với tín hiệu phục hồi kinh tế và nguồn cung giảm, giá các loại tôm nhập khẩu vào thị trƣờng Mỹ đã tăng khoảng 5 – 10%. Nhập khẩu tôm của Mỹ từ Thái Lan, nƣớc chiếm thị phần lớn nhất trong mặt hàng tôm nhập khẩu của Mỹ, tăng 16,4% về lƣợng và 15,5% về giá trị. Trong khi đó, nhập khẩu tôm của Mỹ từ VN giảm 3,3% về lƣợng, tăng 2,3% về giá trị. Mặc dù cùng chịu áp lực giảm giá do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế nhƣng giá tôm Thái Lan XK luôn có xu hƣớng ổn định hơn giá tôm VN và phục hồi ở mức mạnh hơn so với giá tôm VN trong những tháng đầu năm 2010. So sánh giá tôm hùm bóc vỏ, trừ đuôi CB – mặt hàng có mức giá khá tƣơng đồng với giá tôm đánh bắt từ vùng vịnh Mexico - của Thái Lan và VN vào Mỹ 5 tháng đầu năm 2010, cùng với mức tăng lƣợng và giá trị XK chung, có thể thấy rằng ngƣời Thái tận dụng thời kỳ phục hồi kinh tế và ít nhiều hiệu ứng giá tôm từ vụ tràn dầu vịnh Mexico tốt hơn ngƣời Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 48 - 56)