- Với tư cách là người tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt
động tín dụng đặc biệt là các qui định liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo; qui định nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc phối hợp, giúp đỡ các NHTM thu hồi, xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Bộ Tài Chính cùng với NHNN hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán áp dụng cho các TCTD theo chuẩn mực quốc tế.
- Giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của ngân hàng nói chung: Cho đến nay, NHTM Nhà nước vẫn là người cho DNNN vay nhiều nhất do mối quan hệ truyền thống, nhu cầu vay lớn và khả năng cho vay lớn. Nhà nước với chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế được gắn chặt với Nhà nước – người chủ sở hữu của ngân hàng, quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng của NHTM.
Do cùng hình thức sở hữu Nhà nước nên trong thời gian trước đây đã tồn tại hình thức cho vay theo chỉ thị của Chính phủ (có văn bản – do Thủ tướng ký). Gần đây, cho vay theo “chỉ thị” của Chính phủ cũng có nhiều thay đổi trước sức ép của việc giải quyết các khoản nợ khoanh – cho vay theo “chỉ thị” chương trình mía đường, xi măng, giao thông, đánh bắt xa bờ. Nếu chính phủ yêu cầu ngân hàng phải cho vay, Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm chuyển nguồn, bù lãi suất và trách nhiệm với khoản nợ không thu hồi được. Do vậy, rủi ro đối với những dự án kém hiệu quả là điều tất yếu có thể xảy ra.
Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế cũng là một trong những yêu cầu rất quan trọng khi gia nhập WTO. Đây cũng là yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tức là, tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, có khả năng dự đoán được và minh bạch.
KẾT LUẬN
Trước những thay đổi đang diễn ra của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn – hiệu quả sẽ tạo dòng mạch lưu thông chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế.
Trong thời gian vừa qua, NHNT Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng mới của ING (Hà Lan) trên toàn hệ thống – đó là bước tiến đáng kể. Và trên cơ sở thực tập tại SGD NHNT Việt Nam, với mục tiêu mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu về rủi ro tín dụng cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đàm Văn Huệ, các anh chị Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, em đã hoàn thành khóa luận “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT Việt Nam”. Song quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động phức tạp, hoạt động này vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về sau và cần được hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nxb Thống kê.
4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007) “Ngân hàng thương mại”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
5. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005) “Tài chính doanh nghiệp”, Nxb Thống kê. 6. Tạp chí ngân hàng
7. Tạp chí tin học ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 0
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ... 3
1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ... 3
1.1.1.Tín dụng ngân hàng ... 3
1.1.2.Phân loại tín dụng ngân hàng ... 3
1.1.2.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng) ... 3
1.1.2.2. Phân loại theo hình thức ... 3
1.1.2.3. Phân loại theo tài sản bảo đảm ... 4
1.1.2.4. Phân loại tín dụng theo rủi ro ... 4
1.1.2.5. Phân loại khác ... 5
1.2. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại ... 5
1.2.1. Khái niệm, bản chất của rủi ro tín dụng ... 5
1.2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng ... 5
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng... 6
1.2.3.1. Nợ quá hạn ... 6
1.2.3.2. Các chỉ tiêu khác ... 7
1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng ... 8
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng ... 10
1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ... 10
1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ... 10
1.3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng & qui trình tín dụng ...11
1.3.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức tín dụng ...12
1.3.2.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng ...13
1.3.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng ...14
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng ... 16
1.3.3.1. Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng ... 16
1.3.3.2. Công nghệ ... 16
1.3.3.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ ... 17
1.3.3.4. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động tín dụng ... 17
1.3.3.5. Nhận thức về sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng ... 17
1.3.3.6. Từ phía cơ quan quản lý ... 18
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ... 18
2.1. Giới thiệu chung về Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam ... 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam... 18
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNT hiện nay ... 19
2.2. Hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam... 25
2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT ... 28
2.3.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHNT Việt Nam ... 28
2.3.2. Qui trình tín dụng ... 32
2.3.2.1 Về tổ chức tín dụng: ... 32
2.3.2.2. Về qui trình cấp tín dụng ... 34
2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng giai đoạn 2005 – 2007 ... 37
2.5. Đánh giá về quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch NHNT... 39
2.5.1. Kết quả đạt được ... 39
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ... 46
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH... 46
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ... 46
3.1. Định hướng hoạt động SGD NHNT Việt Nam ... 46
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng đối với khách
hàng thể nhân. ... 47
3.2.2. Tăng cường hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ... 50
3.2.3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư ... 51
3.2.4. Nâng cao vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ... 53
3.2.5. Xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại ... 54
3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng ... 56
3.3. Kiến nghị ... 57
3.3.1. Đối với NHNT ... 57
3.3.2. Đối với NHNN ... 58
3.3.3. Đối với Chính phủ ... 59
KẾT LUẬN ... 61
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNT : Ngân hàng ngoại thương SGD : Sở Giao Dịch
NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước TW : Trung ương QLRR : Quản lý rủi ro QHKH : Quan hệ khách hàng QLN : Quản lý nợ HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTD : Hội đồng tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng GĐ/PGĐ : Giám đốc/Phó Giám đốc
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của SGD NHNT (2005 - 2007) ... 38
Biểu đồ 2.1: Diễn biến dư nợ của SGD NHNT VN (2005 – 2007)... 26
Sơ đồ 2.1: Tổ chức Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam ... 24
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức tín dụng ... 32