Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch NH Ngoại Thương VN (Trang 59 - 60)

- NHNN cần củng cố và đổi mới phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp; Kiện toàn tổ chức hoạt động thông tin tín dụng, xây dựng đội ngũ chuyên gia xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu có trình độ, trách nhiệm, đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác, có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro và kích thích thị trường phát triển.

- Bên cạnh đó, xây dựng điều khoản bắt buộc trong Qui chế cho vay của các TCTD: Khi xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp lớn hoặc các khoản đầu tư XDCB sử dụng vốn của Nhà Nước, coi báo cáo thông tin từ trung tâm tín dụng như một căn cứ bắt buộc trong quá trình thẩm định cho vay. Các công đoạn xử lý nghiệp vụ, khai thác tối đa thông tin đa chiều.

- Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật và cung cấp, khai thác, xử lý thông tin. Tiến hành thành lập hội đồng kiểm duyệt, kiểm tra, đánh giá, xác nhận thông tin đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, xác thực của thông tin. Nới lỏng nguồn cung cấp thông tin cũng như nguồn được khai thác thông tin tín dụng.

- NHNN cần khẩn trương ban hành hệ thống phương pháp kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của TCTD. Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD.

- Giao quyền tự chủ cho NHTM trong việc xây dựng qui định biện pháp bảo đảm an toàn trong cho vay. Nguyên tắc cao nhất để NHTM quyết định cho vay là dựa trên năng lực tài chính, uy tín khách hàng, thông tin về khách hàng.

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo QĐ 493 đã là một sự thay đổi lớn so với trước đây, tiến gần hơn đến chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, các tiêu chí này vân chưa phản ánh được chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng. Các tiêu chí mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khoản vay mà chưa đánh giá khách hàng vay. Hơn nữa, việc áp dụng tỷ lệ lập dự phòng rủi ro cố định cho từng nhóm nợ có thể không phản ánh chính xác tình hình thu hồi nợ vay của khách hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tiến hành nghiên cứu, xem xét việc phân loại nợ trên cơ sở tông hợp các chỉ tiêu về khách hàng, tỷ lệ trích lập có thể linh hoạt hơn.

- Với môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ một ngân hàng thì không thể khắc phục được. Vì vậy, cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của NHNN tới toàn hệ thống ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch NH Ngoại Thương VN (Trang 59 - 60)