Về tổ chức tín dụng:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch NH Ngoại Thương VN (Trang 33 - 35)

SGD NHNT đã chuyên môn hóa chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đối tượng tham gia cấp tín dụng theo mô hình của ING Bank (Hà Lan).

Tham gia vào qui trình tín dụng gồm có 3 phòng chức năng: Phòng QHKH, phòng QLRR, phòng QLN cùng Ban giám đốc và Hội đồng tín dụng.

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức tín dụng

(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự - SGD NHNT)

Hội đồng tín dụng có nhiệm vụ tái thẩm định và ra quyết định đối với những khoản vay trung và dài hạn, xét duyệt hạn mức tín dụng mỗi khách hàng định kỳ hàng năm; thông qua quyết định và qui định liên quan đến hoạt động tín dụng SGD NHNT Việt Nam trong từng thời kỳ.

Phòng Quan hệ khách hàng

Ban Giám Đốc HĐTD

Chức năng:

Phòng QHKH có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT.

Nhiệm vụ cơ bản:

 Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu.

 Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.

 Trực tiếp triển khai các biện pháp Maketing giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà NHNT có lợi thế và có thể cung ứng.

 Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.

 Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng.

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng

Chức năng:

Phòng QLRR có chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng (rủi ro đối với khách hàng, đối với dự án) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.

Nhiệm vụ cơ bản:

 Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà Nước và kế hoạch phát triển theo từng vùng kinh tế, ngành kinh tế tại điạn phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách về quản lý rủi ro của NHNT VN và tình trạng tín dụng tại SGD trong từng thời kỳ để: Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng ntheo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro; Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.

 Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo qui định hiện hành.

 Quản lý danh mục đầu tư.

 Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại SGD.  Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng.  Tham gia vào qui trình phê duỵêt tín dụng, tham gia và giám sát các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.

Phòng Quản lý nợ

Chức năng:

Phòng QLN có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liện trên hồ sơ. Đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước qui định trong Quy trình tín dụng.

Nhiệm vụ cơ bản:  Kiểm soát tính tuân thủ.  Nhập dữ liệu vào hệ thống.  Nhận và lưu giữ hồ sơ.

 Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn.  Lập các báo cáo dữ liệu khoản vay.

 Tham gia vào quá trinh thu nợ, thu lãi.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch NH Ngoại Thương VN (Trang 33 - 35)