Một số biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi xuất hiện dấu hiệu nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 51 - 52)

trên nhiều mặt: Chủ sở hữu, giá trị thị trường, đặc điểm của tài sản... Đối với những tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền trên đất thì ngân hàng phải cử cán bộ tín dụng đến tận nơi để khảo sát tình hình thực tế, phối hợp chính quyền địa phương để làm rõ giá trị mảnh đất và các quan hệ nhân thân của chủ sở hữu để tránh tình trạng tranh chấp xảy ra sau này.

- Bảo lãnh cũng ngày càng được sử dụng trong đảm bảo tín dụng của NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên. Bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người đứng ra bảo lãnh và tài sản dùng để bảo lãnh của họ. Vì vậy, ngân hàng cần thu thập nhiều thông tin, và chọn lọc thông tin để có thể đưa ra quyết định cho vay.

- Cầm cố đã được sử dụng tại ngân hàng trong mấy năm qua nhưng số lượng còn khá khiêm tốn vì ngân hàng chưa có kho bãi để giữ các tài sản cầm cố này. Do vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là kho bãi để có thể thực hiện hình thức đảm bảo tín dụng này được nhiều hơn, từ đó góp phần làm đa dạng hoá các hình thức tín dụng.

3.2.6. Một số biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi xuất hiện dấu hiệu nợ quá hạn. hạn.

Khi phát hiện những khoản vay có dấu hiệu chuyển nợ quá hạn, ngân hàng nên tìm những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khôi phục động lực trả nợ cho khách hàng.

- Ngân hàng cho khách hàng một thời gian để khôi phục được khả năng tài chính.

- Ngân hàng đưa ra các lời khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: phương thức tiêu thụ sản phẩm, thu nợ, phân phối hàng... hoặc mời chuyên gia về tư vấn cho doanh nghiệp.

- Ngân hàng có thể thu hồi các hoá đơn chậm trả cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thanh toán hàng tồn kho, giảm bớt dự trữ quá mức hoặc sử dụng để vay thế chấp đáp ứng nhu cầu về vốn.

- Ngân hàng có thể sắp xếp, cơ cấu lại các khoản nợ bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn thành nợ trung và dài hạn giúp doanh nghiệp tránh được lãi suất nợ quá hạn và có cơ hội tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Ngân hàng có thể cấp thêm vốn tín dụng nếu thấy tình hình hiện tại chỉ là khó khăn tạm thời của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp khôi phục, ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trước đó cán bộ tín dụng cần phải phân tích kỹ hiện trạng của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.2.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải trang bị thêm những kiến thức mới, cập nhật thông tin phải tiến hành hàng ngày, hàng giờ để theo kịp những thay đổi đó. NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cơ chế chính sách, thể lệ của ngành , chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và địa phương. Trong quá trình bồi dưỡng cần phải gắn lý luận với thực tiễn, bên cạnh những kiến thức chuyên môn phải trang bị thêm các kiến thức về pháp luật, thị trường, tin học... Đồng thời chấn chỉnh tác phong nghề nghiệp, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, văn minh trong giao tiếp. Tất cả những yêu cầu trên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)