Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 41)

3.1.1. Mục tiêu chung.

- Nâng cao thương hiệu, hình ảnh, vị thế, uy tín của BIDV đối với khách hàng. - Hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững.

- Tín dụng đảm bảo an toàn và chất lượng.

- Thu hút ngày càng nhiều khách hàng quan hệ với Ngân hàng toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực.

3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể.

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 1800 tỷ đồng, tăng trưởng 39%. - Tỷ lệ nợ xấu: < 2%.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ Tổng dư nợ : 20%. - Tỷ trọng dư nợ Trung, dài hạn/ Tổng dư nợ : 36%. - Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ Tổng dư nợ: 99%. - Tỷ trọng dư nợ có Tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ: 90%. - Thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng. - Hoàn thành kế hoạch thu nợ ngoại bảng.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên. Yên.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro mà tín dụng là một trong những nguy cơ rủi ro lớn nhất. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu và là nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển của ngân hàng.

Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên, em xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay.

Đây là công việc phân tích đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định chất lượng của khoản vay. Do vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải làm tốt.

a. Thẩm định năng lực pháp lý của người vay vốn.

Khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật về việc hoàn trả nợ vay.

Đối với các tổ chức kinh tế, khi đánh giá tư cách pháp nhân thì ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng các tài liệu như quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh do cấp có thẩm quyền cấp. Quyết định bổ nhiệm giám đốc hay những tài liệu chứng minh quyền điều hành hợp pháp của lãnh đạo

doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hay hợp tác xã.

Đối với các cá nhân phải là người có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn với ngân hàng cho vay. Ngân hàng không chấp nhận cho vay những người như: đang trong thời gian chấp hành án, bị toà án cấm kinh doanh, những người bị tâm thần.

b. Thẩm định về uy tín của người vay vốn.

Trong quan hệ tín dụng yếu tố “uy tín” luôn bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần để cho quan hệ tín dụng phát sinh. Tuy nhiên trên thực tế thì nó là yếu tố vô hình nên cũng vô hạn, dễ bị lạm dụng. Cho nên, việc thẩm định uy tín khách hàng vay vốn là yếu tố hết sức quan trọng mà ngân hàng cần phải đánh giá. Phần lớn thông tin về khách hàng cũ đều đã được ngân hàng biết đến. Đối với các khách hàng cũ, những giao dịch trước đó với ngân hàng sẽ đưa lại thông tin lớn về tính trung thực, các nguồn tài chính và năng lực khách hàng, thông tin về tính nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tính ổn định trong sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng mới, phần nhiều phụ thuộc vào sự giới thiệu, vào các doanh nghiệp có quan hệ với khách hàng đó, vào thông báo thực trạng từ các ngân hàng khác. Trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng của ngân hàng cần phải tìm hiểu và trả lời chính xác câu hỏi: Doanh nghiệp đã tồn tại được bao lâu? Kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại như thế nào? Doanh nghiệp đó làm ăn đứng đắn hay có hành vi nhất thời, lừa đảo? Quan hệ với các bạn hàng và các cơ quan chức năng trên địa bàn như thế nào?...

c. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng vay vốn.

Xác định khả năng tài chính của khách hàng là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn sau này. Vì vậy, ngoài việc thẩm định khả năng trả nợ của chính phương án, dự án vay vốn, cán bộ tín dụng còn phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng ở quãng thời gian trước và vào thời điểm đề nghị vay vốn.

- Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất và 2 năm liền với thời điểm vay vốn (trừ khách hàng mới thành lập trong năm).

- Báo cáo hàng hoá tồn kho.

- Báo cáo kiểm toán nội bộ (đối với doanh nghiệp Nhà nước). - Báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán độc lập (nếu có).

Ngoài các hồ sơ trên, cán bộ tín dụng có thể tham khảo thêm các tài liệu từ nguồn khác, như:

- Từ hệ thống thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC).

- Từ hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của NHĐT&PT Việt Nam. - Từ các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác.

Phương pháp thẩm định có thể sử dụng nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là phương pháp so sánh về số tuyệt đối và số tương đối để đưa ra các kết luận từng phần và toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng nhằm giúp cho việc quyết định cho vay hay không cho vay.

d. Thẩm định dự án đề nghị vay vốn.

Khi tiếp cận một hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi tới, đặc biệt là khách hàng mới quan hệ với ngân hàng thì cán bộ tín dụng phải điều tra phân tích kỹ lưỡng nhưng thông tin do khách hàng cung cấp. Đây là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng. Việc phân tích phải làm rõ hai vấn đề cơ bản là xác nhận thông tin do khách hàng cung cấp và khám phá những thông tin mới do cán bộ tín dụng thu thập về khách hàng từ các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hàng xin vay, từ các cơ quan quản lý và từ các thông tin đại chúng.

Việc phân tích tín dụng trước hết do cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định xem có đảm bảo đầy đủ hợp pháp, hợp lệ không.

Thẩm định cần chú ý các nội dung sau:

- Thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay và tính hợp pháp, hợp lệ của kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ của khách hàng. Trước hết một kế hoạch, một phương án, một dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp, hợp lệ phải không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương,

phù hợp với mục đích nhiệm vụ đã được ghi trong giấy phép kinh doanh và hợp đồng hợp tác. Nếu không phù hợp có nghĩa là mục đích sử dụng vốn không hợp pháp.

- Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh. Muốn xác định được tính khả thi phải phân tích các yếu tố đầu vào của nó: xem nguồn cung cấp nguyên liệu ở trong nước hay nước ngoài? ở địa phương hay khu vực khác, xem chất lượng nguyên vật liệu có đảm bảo theo yêu cầu của dự án, phương án sản xuất kinh doanh không? Giá cả nguyên liệu có ổn định không? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tình hình cung cấp nguyên vật liệu? Cuối cùng phải thẩm định được nguồn nguyên nhiên vật liệu, khả năng đảm bảo đầy đủ, thường xuyên trong thời hạn vay vốn.

Đồng thời phải mô tả vắn tắt tính năng, công dụng sản phẩm của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm này là thị trường trong nước hay nước ngoài. Thị trường tiêu thụ có rộng lớn không, nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường ra sao. Phải biết được phương thức bán hàng: bán trả chậm hay thanh toán ngay, bán buôn hay bán lẻ. Những nhân tố nào có thể tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh việc xem xét đầu vào, đầu ra của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh thì phải xem xét về phương diện kỹ thuật : Máy móc thiết bị kỹ thuật có hiện đại không. Đã được sử dụng rộng rãi chưa. Phụ tùng thay thế có sẵn trên thị trường không. Công suất, chủng loại, danh mục của thiết bị dây truyền sản xuất và năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quy mô của dự án.

e. Đánh giá năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Việc đánh giá này phụ thuộc rất nhiều vào tư chất và năng lực điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp. Khi phân tích xem xét ngân hàng cần đánh giá về năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và uy tín của người lãnh đạo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần biết xem họ có nhạy bén nắm bắt cơ hội mới hay không. Có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh không. Có uy tín trong nội bộ và uy tín với khách hàng khác không. Có kiến thức kinh nghiệm trong quản lý không. Bên cạnh đó người lãnh đạo phải khẳng định được năng lực tổ chức của mình, điều

này rất quan trọng bởi vì nếu người lãnh đạo có đầu óc quản lý tốt, luôn nắm vững tâm lý của cấp dưới thì ắt hẳn người lãnh đạo đó rất thành công trong công việc tổ chức. Họ đã khẳng định được vai trò vị trí của mình trong doanh nghiệp.

3.2.2. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát các khoản vay.

Nâng cao vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát là công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Do đó khi ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng thì vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng. Nhằm giúp cho ngân hàng có được thông tin để duy trì có hiệu quả các hoạt động tín dụng phù hợp và đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế và địa phương cần phải thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu quả để giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi cả gốc và lãi. Ngân hàng cần thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Tìm hiểu sự phát triển chung của các doanh nghiệp thông qua các thông tin kinh tế để thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của doanh nghiệp. Ngành và lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia chiếm vị trí như thế nào trong nền kinh tế. Ngân hàng nên thực hiện kiểm tra thông tin của của các doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh trước khi họ đến vay tiền. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động trong quyết định cho vay của mình đồng thời nó giúp giảm thiểu thời gian xét duyệt và tăng hiệu quả công việc.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra việc vay tiền, chuyển tiền vay thanh toán cho các đối tác của khách hàng, vay vốn có đúng với mục đích xin vay không. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến khoản vay và mẫu chữ ký, ngày tháng số liệu giấy tờ, các loại văn bản đã khớp đúng chưa. Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng vay vốn, theo dõi dư nợ và dư có xem có khớp với các chứng từ mà doanh nghiệp cung cấp không. Không chỉ dựa vào thông tin một phía mà khách hàng cung cấp, Ngân hàng cần phải liên hệ với những đối tác làm ăn với doanh nghiệp để thu thập thêm thông tin. Sử dụng công nghệ thông tin trong việc liên lạc với các đối tác ở cách xa tỉnh.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Được tiến hành sau khi phát tiền vay tới khi trả nợ xong. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay, ngăn ngừa việc sử dụng vốn vay sai mục đích.

Kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi quá trình luân chuyển vật tư hàng hoá hình thành từ món vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện những khoản nợ khó có khả năng hoàn trả đúng hạn. Trong giai đoạn hiện nay thì cần tập trung kiểm tra vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực thi công xây lắp. Nếu xét thấy dự án nào có tốc độ thi công nhanh và hiệu quả nhưng lại thiếu vốn thì ngân hàng nên cung cấp thêm vốn để những doanh nghiệp này sớm hoàn thành kế hoạch. Còn đối với những dự án có thời gian kéo dài chủ đầu tư thiếu hiểu biết về thị trường thì ngân hàng cần kiên quyết thu hồi nợ và không gia hạn nợ.

3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý.

Ngân hàng nên xây dựng chính sách khách hàng lâu dài. Đối với khách hàng truyền thống, có uy tín cao trong quan hệ với ngân hàng thì ngân hàng phải có những ưu đãi về lãi suất, thường xuyên thăm hỏi và nắm bắt nhu cầu vay vốn mới của họ một cách nhanh chóng kịp thời.

Đối với những khách hàng mới, Ngân hàng phải chọn lọc xem doanh nghiệp nào có phương án sản xuất kinh doanh tốt, tính khả thi cao, phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương và đất nước mới cho vay. Thu hẹp, hạn chế tín dụng và giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp yếu kém, những khoản tín dụng có tiềm ẩn rủi ro cao.

Bên cạnh các khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng cũng cần quan tâm hơn nữa đến những khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Hiện nay, Hưng Yên có khoảng 5000 cơ sở, hộ gia đình sản xuất và chế biến, thu hút hơn 13 nghìn lao động. Họ có những mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi song do thiếu vốn nên không thể triển khai. Họ rất ít được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Một phần do thiếu hiểu biết về các thủ tục hồ sơ vay. Ngoài ra, còn do tâm lý e ngại, thụ động. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng sẽ là người khơi gợi cho họ tinh thần ý chí vươn lên làm giàu. Muốn làm được điều này thì ngân hàng cần tổ chức những cuộc điều tra, đến từng huyện trong tỉnh tiếp cận xem hộ nào có phương án khả thi để cho vay. Bên cạnh đó ngân hàng cùng chính quyền địa phương tổ chức các cuộc gặp mặt, trò chuyện với người dân giúp họ hiểu về phương thức vay vốn, thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến việc vay vốn.

Thông qua xây dựng chiến lược khách hàng, ngân hàng có thể tiến hành quản lý khách hàng một cách chính xác hơn, nhờ đó có thể chủ động trực tiếp tham gia vào những dự án mới của doanh nghiệp, qua đó nắm rõ dự án hơn, giúp hoạt động tín dụng được hiệu quả hơn.

3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư.

NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên cần chủ động tiếp cận để cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó chú trọng đối với các dự án sản xuất các sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như : sản phẩm may mặc, da giầy, cây ăn quả, hàng nông sản... Đầu tư xây dựng mua sắm, cải tiến dây truyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)