2.3.1. Những kết quả đạt được.
Từ thực trạng trên cho ta thấy chất lượng tín dụng tại NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên là khá tốt. Ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước, gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực hiện đúng phương châm “An toàn – Chất lượng – Hiệu quả - Tăng trưởng bền vững”.
Ngân hàng đã tập trung mở rộng cho vay đến mọi đối tượng thành phần, ngành nghề kinh tế trên cơ sở phương án, dự án khả thi có hiệu quả. Tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng có quy mô trung bình là 15 doanh nghiệp chiếm 23% tổng số khách hàng là doanh nghiệp với tổng dư nợ là 302 tỷ đồng. Khách hàng có quy mô nhỏ là 31 doanh nghiệp chiếm 47,6% trong tổng số khách hàng là doanh nghiệp với tổng dư nợ đạt 92 tỷ đồng.
Thực hiện tốt chiến lược khách hàng tập trung cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, dịch vụ – thương mại. Do đó ngân hàng đã cơ cấu lại đầu tư để phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, Ngân hàng còn hướng đồng vốn vào những ngành, những lĩnh vực có tốc độ phát triển khá, khả năng sinh lời cao. Đặc biệt trong năm qua ngân hàng đã triển khai hình thức đầu tư cho vay khá linh hoạt, có tính hấp dẫn và sức cạnh tranh cao đó là chương trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi. Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu năm 2007 của Hưng Yên đạt trên 368 triệu USD tăng trên 43% so với năm 2006.
Chất lượng tín dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu, do đó ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng các khoản vay. Định kỳ phân tích tài chính và chất lượng tín dụng, nhằm đánh giá thực chất tình hình tài chính và chất lượng nợ vay đối với các đơn vị còn nợ vay ngân hàng. Thường xuyên theo dõi sát sao những món nợ đã quá hạn, phân tích nguyên nhân để có biện pháp xử lý thu nợ kịp thời, tích cực đôn đốc thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro. Trong năm qua thu nợ ngoại bảng của ngân hàng đạt 16,4 tỷ đồng.
Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm an toàn trong hoạt động và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong kinh doanh. Kiểm tra đi đôi với việc chỉnh sửa, phát phiếu thăm dò ý kiến khách hàng qua đó tạo được ý thức, phong cách làm việc mới cho cán bộ trong thực hiện nghiệp vụ.
Năm 2007 vừa qua là năm thứ hai NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên thực hiện việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493 của thống đốc NHNN. Tổng nợ xấu chỉ chiếm 3,2% tổng dư nợ.
Đi đôi với việc cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng, ngân hàng đã tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động của mình nhằm đảm bảo độ an toàn cao, tốc độ nhanh và giữ được tín nhiệm với khách hàng.
Triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách quy định mới của Nhà nước, của ngành và địa phương, duy trì việc học tập chế độ vào chiều thứ 5 hàng tuần.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua đã được mở rộng. Song tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng lại giảm. Nguyên nhân chính là do ngân hàng thực hiện chỉ đạo của NHNN và NHĐT&PT Việt Nam về việc kiềm chế sự tăng trưởng tín dụng giảm lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế. Ngoài ra, do chiến lược kinh doanh của ngân hàng là tập trung mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại để giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng mang lại. Cũng chính vì vậy mà thu nhập từ hoạt động tín dụng đã giảm, tỷ trọng của nó trong tổng thu lãi của ngân hàng không còn cao như những năm trước.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Chủ yếu là do trong năm qua ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất mềm dẻo. Cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới theo khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại của BIDV. Thực hiện tốt dịch vụ thanh toán kết hợp với việc mở rộng và phát triển mạng lưới. Do vậy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt cao.
Cơ cấu tín dụng ngắn, trung và dài hạn không đều. Dư nợ cho vay ngắn hạn khá cao trên 60% tổng dư nợ nhưng tín dụng trung – dài hạn còn hạn chế. Điều này là do nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp tăng cao.
Mặc dù dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng cao nhưng tốc độ thu hồi vốn ngắn hạn lại chưa cao, chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thi công xây lắp và một số khách hàng cá nhân kinh doanh dịch vụ. Nguyên nhân chính là do những biến động chung của nền kinh tế. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào như xăng dầu, sắt thép, xi măng tăng liên tục nhất là những tháng cuối năm. Bên cạnh đó nhiều dự án, công trình ở địa phương có tốc độ giải ngân chậm.
Công tác thẩm định các khoản vay chưa kỹ càng. Thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng chưa đầy đủ, hoàn chỉnh đã làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng hoặc khách hàng chuyển hướng đầu tư mà không cho ngân hàng biết, chỉ đến khi họ không trả được nợ mới báo cho ngân hàng.
Việc xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng chỉ là biện pháp mang tính miễn cưỡng. Bởi vì nó chiếm chi phí khá lớn mà thủ tục pháp lý lại rườm rà, rắc rối.
Tóm lại, thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên trên hai góc độ những kết quả đạt được và những tồn tại nguyên nhân. Đây là cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp trong chương 3 của khoá luận.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên
3.1. Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên . 3.1.1. Mục tiêu chung. 3.1.1. Mục tiêu chung.
- Nâng cao thương hiệu, hình ảnh, vị thế, uy tín của BIDV đối với khách hàng. - Hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững.
- Tín dụng đảm bảo an toàn và chất lượng.
- Thu hút ngày càng nhiều khách hàng quan hệ với Ngân hàng toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực.
3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể.
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 1800 tỷ đồng, tăng trưởng 39%. - Tỷ lệ nợ xấu: < 2%.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ Tổng dư nợ : 20%. - Tỷ trọng dư nợ Trung, dài hạn/ Tổng dư nợ : 36%. - Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ Tổng dư nợ: 99%. - Tỷ trọng dư nợ có Tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ: 90%. - Thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng. - Hoàn thành kế hoạch thu nợ ngoại bảng.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên. Yên.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro mà tín dụng là một trong những nguy cơ rủi ro lớn nhất. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu và là nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển của ngân hàng.
Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHĐT&PT tỉnh Hưng Yên, em xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay.
Đây là công việc phân tích đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định chất lượng của khoản vay. Do vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải làm tốt.
a. Thẩm định năng lực pháp lý của người vay vốn.
Khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật về việc hoàn trả nợ vay.
Đối với các tổ chức kinh tế, khi đánh giá tư cách pháp nhân thì ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng các tài liệu như quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh do cấp có thẩm quyền cấp. Quyết định bổ nhiệm giám đốc hay những tài liệu chứng minh quyền điều hành hợp pháp của lãnh đạo
doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hay hợp tác xã.
Đối với các cá nhân phải là người có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn với ngân hàng cho vay. Ngân hàng không chấp nhận cho vay những người như: đang trong thời gian chấp hành án, bị toà án cấm kinh doanh, những người bị tâm thần.
b. Thẩm định về uy tín của người vay vốn.
Trong quan hệ tín dụng yếu tố “uy tín” luôn bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần để cho quan hệ tín dụng phát sinh. Tuy nhiên trên thực tế thì nó là yếu tố vô hình nên cũng vô hạn, dễ bị lạm dụng. Cho nên, việc thẩm định uy tín khách hàng vay vốn là yếu tố hết sức quan trọng mà ngân hàng cần phải đánh giá. Phần lớn thông tin về khách hàng cũ đều đã được ngân hàng biết đến. Đối với các khách hàng cũ, những giao dịch trước đó với ngân hàng sẽ đưa lại thông tin lớn về tính trung thực, các nguồn tài chính và năng lực khách hàng, thông tin về tính nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tính ổn định trong sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng mới, phần nhiều phụ thuộc vào sự giới thiệu, vào các doanh nghiệp có quan hệ với khách hàng đó, vào thông báo thực trạng từ các ngân hàng khác. Trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng của ngân hàng cần phải tìm hiểu và trả lời chính xác câu hỏi: Doanh nghiệp đã tồn tại được bao lâu? Kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại như thế nào? Doanh nghiệp đó làm ăn đứng đắn hay có hành vi nhất thời, lừa đảo? Quan hệ với các bạn hàng và các cơ quan chức năng trên địa bàn như thế nào?...
c. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng vay vốn.
Xác định khả năng tài chính của khách hàng là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn sau này. Vì vậy, ngoài việc thẩm định khả năng trả nợ của chính phương án, dự án vay vốn, cán bộ tín dụng còn phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng ở quãng thời gian trước và vào thời điểm đề nghị vay vốn.
- Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất và 2 năm liền với thời điểm vay vốn (trừ khách hàng mới thành lập trong năm).
- Báo cáo hàng hoá tồn kho.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ (đối với doanh nghiệp Nhà nước). - Báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán độc lập (nếu có).
Ngoài các hồ sơ trên, cán bộ tín dụng có thể tham khảo thêm các tài liệu từ nguồn khác, như:
- Từ hệ thống thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC).
- Từ hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của NHĐT&PT Việt Nam. - Từ các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác.
Phương pháp thẩm định có thể sử dụng nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là phương pháp so sánh về số tuyệt đối và số tương đối để đưa ra các kết luận từng phần và toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng nhằm giúp cho việc quyết định cho vay hay không cho vay.
d. Thẩm định dự án đề nghị vay vốn.
Khi tiếp cận một hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi tới, đặc biệt là khách hàng mới quan hệ với ngân hàng thì cán bộ tín dụng phải điều tra phân tích kỹ lưỡng nhưng thông tin do khách hàng cung cấp. Đây là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng. Việc phân tích phải làm rõ hai vấn đề cơ bản là xác nhận thông tin do khách hàng cung cấp và khám phá những thông tin mới do cán bộ tín dụng thu thập về khách hàng từ các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hàng xin vay, từ các cơ quan quản lý và từ các thông tin đại chúng.
Việc phân tích tín dụng trước hết do cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định xem có đảm bảo đầy đủ hợp pháp, hợp lệ không.
Thẩm định cần chú ý các nội dung sau:
- Thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay và tính hợp pháp, hợp lệ của kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ của khách hàng. Trước hết một kế hoạch, một phương án, một dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp, hợp lệ phải không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương,
phù hợp với mục đích nhiệm vụ đã được ghi trong giấy phép kinh doanh và hợp đồng hợp tác. Nếu không phù hợp có nghĩa là mục đích sử dụng vốn không hợp pháp.
- Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh. Muốn xác định được tính khả thi phải phân tích các yếu tố đầu vào của nó: xem nguồn cung cấp nguyên liệu ở trong nước hay nước ngoài? ở địa phương hay khu vực khác, xem chất lượng nguyên vật liệu có đảm bảo theo yêu cầu của dự án, phương án sản xuất kinh doanh không? Giá cả nguyên liệu có ổn định không? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tình hình cung cấp nguyên vật liệu? Cuối cùng phải thẩm định được nguồn nguyên nhiên vật liệu, khả năng đảm bảo đầy đủ, thường xuyên trong thời hạn vay vốn.
Đồng thời phải mô tả vắn tắt tính năng, công dụng sản phẩm của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm này là thị trường trong nước hay nước ngoài. Thị trường tiêu thụ có rộng lớn không, nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường ra sao. Phải biết được phương thức bán hàng: bán trả chậm hay thanh toán ngay, bán buôn hay bán lẻ. Những nhân tố nào có thể tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và những rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh việc xem xét đầu vào, đầu ra của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh thì phải xem xét về phương diện kỹ thuật : Máy móc thiết bị kỹ thuật có hiện đại không. Đã được sử dụng rộng rãi chưa. Phụ tùng thay thế có sẵn trên thị trường không. Công suất, chủng loại, danh mục của thiết bị dây truyền sản xuất và năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quy mô của dự án.
e. Đánh giá năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Việc đánh giá này phụ thuộc rất nhiều vào tư chất và năng lực điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp. Khi phân tích xem xét ngân hàng cần đánh giá về năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và uy tín của người lãnh đạo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần biết xem họ có nhạy bén nắm bắt cơ hội mới hay không. Có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh không. Có uy tín trong nội bộ và