Hoạt động thanh tra giám sát

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á (Trang 84 - 87)

Thanh tra giám sát tín dụng có tác dụng ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đảm bảo việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, định hướng của chính sách tín

dụng để đảm bảo tính đúng đắn và chính xác trong hoạt động của ngân hàng.

Các phương pháp kiểm tra tín dụng có thể thực hiện:

- Yêu cầu cán bộ tín dụng cung cấp báo cáo mới nhất về khách hàng và các khoản

vay của họ.

- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng cuả khách hàng đối với các khoản vay đang có dư

Tuy nhiên nếu số lượng hồ sơ quá lớn và không thể kiểm tra hết thì có thể dùng biện

pháp chọn mẫu.

- Kiểm tra thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng nhằm đánh giá một cách tổng quan

về trình độ chuyên môn, kĩ năng và hiểu biết của cán bộ tín dụng từ đó có thể đánh giá được những điểm yếu trong hoạt động quản lí tín dụng tại đơn vị được kiểm tra.

Những nội dung cần thực hiện kiểm tra:

- Sự tuân thu chính sách và pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng

ngân hàng

- Sự tuân thủ chính sách và quy chế tín dụng tại ngân hàng.

- Giám sát việc thực thi hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng

- Giám sát bảo đảm tiền vay và người bảo lãnh.

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình cho vay và phê duyệt cho vay.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lí nợ xấu.

- Kiểm tra hợp đồng vay vốn.

- Kiểm tra việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, tỉ lệ an toàn vốn tối

thiểu.

- Kiểm tra công tác quản lí và lưu giữ hồ sơ tín dụng.

3.2.2.6. Về duy trì quan hệ sau tín dụng.

Đối với ngân hàng việc xây dưng một mối quan hệ giao dịch chỉ là giai đoạn đầu

còn điều quan trọng là làm sao có thể duy trì quan hệ sau tín dụng một cách lâu dài, bởi vì khi thiết lập một mối quan hệ lâu dai truyền thống với khách hàng mang lại

nhiều lợi ích:

- Giảm thiểu rất nhiều chi phí và thời gian trong việc thu thập thông tin và thẩm định

- Trên cơ sở sự hiểu biết sẵn có giữa ngân hàng và khách hàng thì các hoạt động tín

dụng diễn ra một cách suôn sẻ hơn, tính chính xác sẽ cao hơn.

Cho nên tuỳ từng khách hàng đến giao dịch thì ngân hàng có những chính sách

thích hợp.

- Với khách hàng mới: ngân hàng cần phải tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, cán bộ tín

dụng phải chủ động tìm hiểu, giúp đỡ họ giải quyết vướng mắc của khách hàng về quy

trình,thủ tục vay vốn, cách thức giải ngân, thu lãi và nợ gốc sau đó là tiến hành các công việc một cách nhanh chóng, khoa học, nhanh chóng tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp về hình ảnh của Ngân hàng.

- Đối với khách hàng đã quan hệ từ trước có tín nhiệm, ngân hàng có thể ưu đãi về lãi xuất cho vay, giảm bớt các điều kiện vay vốn... Mặt khác, trong quá trình kinh doanh nếu khách hàng gặp khó khăn chưa trả nợ, Ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh . Các cán bộ Ngân hàng nên

thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ tết đối với khách hàng vay lớn có tín nhiệm cao để thắt chặt

quan hệ .

3.2.2.8. Về cơ sở vật chất.

Đối với ngân hàng việc quan tâm xây dựng , cũng cố một cơ sơ hạ tầng vững chắc, có bố

trí khoa học, gon gàng đầu tiên sẽ tạo ra uy tín, lòng tín đối với khách hàng khi lần đầu đến

giao dịch với khách hàng. Mặt khác một cơ vật chất hiện đại có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động ngân hàng, nó đảm bảo tính nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và ổn định chất lượng cho

các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng phải không ngừng đầu tư, mở

rộng, hiện đại hoá cơ sở vật chất của mình để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công việc.

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á (Trang 84 - 87)