Chính sách đối với cán bộ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á (Trang 77 - 80)

Bên cạnh vệc tuyển chọn, bố trí và đào tạo cán bộ tín dụng thì một yếu tố hết sức quan

trọng mang tínđộng lực cho mọi hoạt động đảm bảo hiệu quả là những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho họ.

- Chính sách lương thưởng phải đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh,

khuyến khích các cán bộ tín dụng nổ lực phấn đấu trong hoàn thành và nâng cao chất

lượng công việc.

- Tuy nhiên bên cạnh ngân hàng trong chế độ thưởng cũng phải có sự quan tâm thích đáng đến những người có điều kiện khó khăn mà không thể hoàn thành công việc để

khuyến khích họ trong những lần phấn đấu tới.

- Trong điều kiện của chúng ta nên kết hợp tốt giữa lương bậc thang và tiền lương theo

kết quả kinh doanh. Có như vậy mới khuyến khích đựơc lớp trẻ và lớp cũ phấn đấu hơn

và tạo sự gắn kết gữa các tầng lớp cán bộ tín dụng.

- Bên cạnh tiền lương và thưởng về kinh tế ngân hàng cũng nên tích cực có các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho các cán bộ, nhân viên có như vậy mới tạo ra

không khí thoải mái, hào hứng trong hoạt động và sự giao lưu gắn kết trong đội ngũ cán

bộ của ngân hàng.

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là yếu tố gắn liền, thường trực mà ngân hàng không thể tránh khỏi, cho nên ngân hàng phải chủ động đối phó để hạn chế tối đa thiệt hại

mang lại.

Rủi ro tín dụng là những thiệt hại tiềm ẩn do hoạt động tín dụng mang lại và nó do rất nhiều yếu tố cấu thành, từ khách quan của sự biến động của nền kinh tế mang lại,

chủ quan trong bản thân ngân hàng gây ra tuy nhiên điều đáng chứ ý bên cạnh việc

phòng tránh thiệt hại thì ngân hàng còn phải chuẩn bị cho mình những biện pháp để có

thể chịu đựng thiệt hại đó để tiếp tục tồn tại và phát triển theo phương châm “tránh không được thì đành phải đối đầu”

Đối với ngân hàng hai biện pháp chính để “ Chịu đựng” thiệt hại là dùng các biện pháp đảm bảo cho chính khoản vay trên cơ sở lấy thu từ khoản này bù đắp cho thiệt hại

của khoản kia để ổn định thu nhập của ngân hàng.

- Đối với biện pháp đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố bằng tài sản bên cạnh việc thực

hiện đúng các quy định về giao dịch bảo đảm thì ngân hàng cần chú ý đến các vấn đề:

+ Giá trị của tầi sản đảm bảo: Ngân hàng phải chủ động theo dõi, dự đoán tình hình để tránh giá trị của tài sản đảm bảo bị giảm xuống do biến động giá cả, hao mòn vô hình, hữu hình. Nếu tình hình trên xảy ra cần phải yêu câu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hay các biện pháp đảm bảo khác, nếu không thể cần giảm hạn mức dư nợ

xuống.

+ Đảm bảo tính thanh khoản của tài sản, nhanh chóng chuyển đổi ra thành tiền.

+ Phương thức quản lí và thụ đắc tài sản: Đối với những tài sản đặt dưới sự quản

lí của ngân hàng hoặc ngân hàng được pháp luật bảo vệ thì ngân hàng sẽ dễ dàng trong quản lí và xử lí tài sản đảm bảo hơn.

+ Phải thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng gặp khó khăn trong xử lí tài sản đảm bảo như : Khách hàng cố tình bán tài sản đảm bảo đi với những tài sản được sử

trong việc xử lí tài sản, và những tài sản mà môi trường pháp lí không đủ cơ sở để áp

dụng.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với biện pháp bảo lãnh của bên thứ ba cần phải thẩm định đầy đủ để tránh

tình trạng từ chối thực hiện nghĩa vụ bão lãnh hay không có khả năng thực hiện. Nếu

cần thiết ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lảnh áp dụng bảo đảm bằng tài sản, hay các

biện pháp bảo lãnh khác: Đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh...

- Vận dụng tốt các đảm bảo trong mối quan hệ với rủi ro, thời hạn và quy mô tín dụng: Đối với khách hàng rủi ro cao thì áp dụng các biện pháp đảm bảo có tính rủi ro

thấp, thời lưọng cho vay càng dài thì tỉ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo càng thấp và tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo theo định kì trong cho vay trung dài hạn và cách thức

xử lí giá trị tài sản đảm bảo khi giá trị tái định giá nhỏ hơn dư nợ. Trong mối quan hệ

với quy mô tín dụng đối với những khoản cho vay có giá trị lớn và phức tạp đòi hỏi

ngân hàng phải áp dụng hệ thống các bảo đảm gồm nhiều hình thức và loại tài sản đảm

bảo khác nhau, xây dựng các điều kiện đảm bảo trọng hợp đồng thật chặt chẽ và phải

phân công, uỷ nhiệm quản lí tài sản đảm bảo giữa các chử thể cho vay trong cho vay

hợp vốn.

Như vậy việc vận dụng tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng là cả một vấn đề

hết sức phức tạp, vừa phải đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng nhưng cũng phải tạo

thuận tiện cho khách hàng trong tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy đòi hỏi nhà quản trị phải có hiểu biết sâu rộng về

mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn.

3.2.2.5.Quản lý nợ có vấn đề:

Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi được hoặc có dấu hiệ không thể thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu hiểu

theo nghĩa rộng hơn không chỉ là những khoản vay đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kì hạn( nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợ chờ xử lí, nợ khoanh và nợ tồn đọng) mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhưng có dấu hiệu không an

toàn có thể dẫn đến rủi ro. Chính vì vậy, nợ có vấn đề biểu hiện trực tiếp chất lượng tín

dụng của ngân hàng. Khi có nợ vấn đề phát sinh có nghĩa là ngân hàng đã tiếp cận với

thiệt hại, những nhận định của ngân hàng về khách hàng đã có sai lệch và lảm giảm tính

chủ động trong quản trị vốn của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng phải thường xuyên

quan tâm đến công tác quản lí nợ có vấn đề. Vậy quản lý nợ có vấn đề là toàn bộ quá

trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và có các biện pháp xử lí đối với những khoản nợ

có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng và tiến tới quản lí

nợ có vấn đề theo chuẩn thống nhất phù hợp với thông lệ và chuẩn mục quốc tế.

Chính vì vậy để quản lí nợ có vấn đề một cách hiệu quả, điều quan trọng mà nhà quản trị ngân hàng phải sớm nhận biết những khoản nợ co vấn đề, từ đó phân loại

khoản vay và có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời. Sau đây là phương

pháp quản lí nợ có vấn đề: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á (Trang 77 - 80)