Đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế pdf (Trang 48 - 50)

3. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn

3.7.Đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn

Đổi mới phương thức hoạt động cuả công đoàn là một vấn đề quan trọng. Có đổi mới thì mới thu hút được đông đảo người lao động tham gia vào tổ chức công đoàn. Vì vậy, nội dung và phương pháp hoạt động của công đoàn phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng loại hình kinh tế, không rập khuôn máy móc, cứng nhắc mà phải thật linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng hoá để thực hiện đúng chức năng chủ yếu của công đoàn là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động.

Bằng phương pháp hoạt động chủ yếu là tuyên truyền, vận động, thuyết phục công đoàn phải tuyên truyền cho mọi đối tượng về thời cơ và thách thức khi nước ta gia nhập WTO, giáo dục nhận thức về WTO đồng thời phải gắn liền với việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống cho người lao động trong môi trường lao động và tập thể.

Đổi mới nội dung phương pháp hoạt động không chỉ dừng ở lý thuyết mà phải bằng nghệ thuật tuyên truyền cổ động với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, sinh động và biểu cảm. Phải đa dạng hoá, linh hoạt mềm dẻo khi áp dụng các hình thức, phương pháp giáo dục tuyên truyền. Cán bộ công đoàn cần phải tìm tòi, lựa chọn những hình thức tuyên truyền phổ biến cho phù hợp với từng đối tượng trong thực tiễn như: tổ chức các đợt học tập, nghiên cứu về thời cơ và thách thức khi nước ta hội nhập quốc tế, tổ chức tọa đàm, trao đổi hội thảo khoa học, tổ chức tiếp xúc đối thoại với người lao động, giao lưu với người lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể. Đặc biệt, cán bộ công đoàn cần soạn

thảo và phát hành số lượng lớn các tờ rơi với nội dung thật thiết thực và chuyển đến người lao động để họ hiểu được vai trò của tổ chức công đoàn, sự cần thiết khi gia nhập tổ chức công đoàn. Đổi mới phương thức hoạt động là phải bền bỉ thường xuyên ở từng cấp, từng ngành, từng công đoàn cơ sở.

Mặt khác, đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn là phải phát huy dân chủ trong hoạt động công đoàn. Xây dựng chương trình hợp tác đáp ứng nhu cầu bức thiết của đoàn viên của người lao động tránh duy ý chí, áp đặt ý chí của cấp trên cho cấp dưới. Công đoàn phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến chân thành của người lao động. Trong tổ chức và hoạt động công đoàn cần khắc phục bệnh quan liêu, hành chính. Tăng cường cán bộ công đoàn xuống cơ sở để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động, kiểm tra giám sát đối thoại với người lao động. Đồng thời, tăng cường trao đổi, giao lưu kinh nghiệm, thông tin kịp thời, cập nhật kiến thức phổ biến kinh nghiệm giữa các cấp công đoàn, các công đoàn ngành với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, cần đổi mới trong chính cơ quan của các cấp công đoàn, rà soát lại các ban chuyên đề về chức năng, nhiệm vụ, về cán bộ, về phương pháp công tác, tránh hiện tượng quá nhiều ban, cán bộ đông nhưng không mạnh, hoạt động không có hiệu quả. Phải đảm bảo công đoàn cấp trên có đủ tầm chỉ đạo, hướng dẫn công công tác cho công đoàn cấp dưới. Cần có những quy định để giảm bớt gánh nặng về nội dung cho công đoàn cơ sở từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn với người lao động cũng như người sử dụng lao động trong việc thực hiện tốt pháp luật.

Bên cạnh đó, phải nâng cao tính độc lập tương đối về mặt tổ chức trong hoạt động công đoàn với Đảng. Cần khắc phục tình trạng hoạt động công đoàn không rõ nét, thiếu chủ động, ỷ lại vào sự lãnh đạo của Đảng.

Điều quan trọng trong đổi mới phương thức hoạt động của công đoàn là phải tổng kết và xây dựng mô hình tổ chức của công đoàn các cấp. Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay đang vận động theo sự biến đổi về cơ cấu của nền kinh tế, mô hình tổ chức cũ có nhiều bất cập cần được hoàn thiện. Cần phải xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế pdf (Trang 48 - 50)