Hạn chế của công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế pdf (Trang 28 - 31)

2. Những hạn chế trong hoạt động công đoàn thể hiện trong một số lĩnh vực cơ bản

2.5.Hạn chế của công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

Thời giờ làm việc được quy định: mỗi ngày làm không quá 8 tiếng, tuần không quá 48 giờ (đối với các cơ sở kinh doanh), tuần không quá 40 giờ (đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp). Việc làm thêm giờ đối với người lao động

được thực hiện không quá 200h/năm. Đối với trường hợp đặc biệt do Nhà nước quy định sau khi tham khảo ý kiến của TLĐLĐVN, nhưng không quá 300h/năm.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, doanh nghiệp đảm bảo những vấn đề sau: chế độ trang cấp phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động; chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh đối với máy móc, thiết bị, thực hiện các biện pháp bảo đảm, an toàn vệ sinh lao động khác cho người lao động.

Trong lĩnh vực này công đoàn có vai trò rất quan trọng gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng và ký thoả ước tập thế có nội dung an toàn vệ sinh lao động. - Tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

- Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động để tổ chức huấn luyện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.

- Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn lao động phải đảm bảo các nội dung sau: Có các biện pháp về kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ; vệ sinh lao động, cải thiện việc làm; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp,

- Công đoàn cơ sở cần chủ động kiểm tra giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở theo định kỳ 03 tháng/lần ở cấp doanh nghiệp và 01 tháng/lần ở cấp phân xưởng.

- Tham gia điều tra xử lý các vụ tai nạn lao động, khi có tai nạn lao động xảy ra ở doanh nghiệp công đoàn cơ sở phải thể hiện được vai trò là chỗ dựa cho người lao động.

- Tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động Trên thực tế, vai trò của công đoàn trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để. Theo số liệu thống kê của Viện

làm thêm 3-4h và 3,4% công nhân làm thêm 5-7h/tuần. Tại các doanh nghiệp liên doanh, thường làm việc từ 500-600h/năm{23}. Điều khó khăn là các doanh nghiệp thường đưa ra định mức rất cao buộc người lao động phải tăng cường mức độ công việc và tự nguyện làm thêm giờ.

Về điều kiện làm việc: tại đa số các doanh nghiệp người lao động phải làm việc trong điều kiện chưa đảm bảo an toàn vệ sinh, thiếu ánh sáng và tiếng ồn lớn. Thông qua một số cuộc khảo sát cho thấy 78% các doanh nghiệp có môi trường ô nhiễm trong đó 28% ô nhiễm bụi; 24% ô nhiễm hơi, khí; 18% ô nhiễm tiếng ồn. Nhiều nơi như miền Trung và Tây nguyên mức độ ô nhiễm vượt mức cho phép 3,2 lần. Chính điều kiện làm việc không đảm bảo đã dẫn tới người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tương đối cao. Khi tổ chức khám sức khoẻ cho công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh với số lượng 1.400 người thì có 1.199 người mắc bệnh nghề nghiệp; 40% có sức khoẻ dưới mức trung bình{24}. Tai nạn lao động trong công nhân ngày càng có chiều hướng gia tăng, mỗi năm có khoảng 500 người chết. Tính từ năm 1995-2004 có 24.217 vụ tai nạn lao động. Năm 2006 tính đến ngày 10/11 theo thống kê chưa đầy đủ xảy ra 412 vụ tai nạn lao động chết người làm chết 467 người, tăng 35,52 số vụ và 38,57% số người chết so với cùng kỳ năm 2005.{6, tr32}

Một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu an toàn vệ sinh lao động là do hoạt động công đoàn trong lĩnh vực này còn nhiều yếu kém, chưa được quan tâm một cách thích đáng. Cán bộ công đoàn không có khả năng thuyết phục người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Trong khi đó, kinh phí đảm bảo an toàn vệ sinh lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông cho nên doanh nghiệp không muốn mất thêm một khoản tiền mà không thu lại lợi ích gì. Công đoàn ở phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh không tổ chức được các đợt huấn luyện về an toàn lao động do không có kinh phí và không hiểu tầm quan trọng của công việc này. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành công đoàn không được phép tham gia thanh tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động vì vậy hoạt động kiểm tra của công đoàn tại

các cơ sở chỉ mang tính chất hình thức, không được thực hiện thường xuyên. Nhà nước chưa có quy định về việc thưởng cho các đơn vị hoặc cá nhân cán bộ công đoàn hoạt động tốt trong lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nên chưa khuyến khích được công đoàn thực hiện tốt công việc này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế pdf (Trang 28 - 31)