0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ PDF (Trang 38 -42 )

cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Trong những năm qua, dù đã có nhiều tiến bộ song hoạt động của công đoàn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Công đoàn chưa thực sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và chưa thực sự có bước chuyển mình cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế. Vì vậy, đổi mới hoạt động công đoàn là vấn đề cấp bách hiện nay.

1.1. Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của công đoàn xuất phát từ nhữngđòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay

Nền kinh tế thị trường đã tạo ra hàng loạt sự thay đổi lớn cho đất nước. Bên cạnh những thời cơ thuận lợi, cơ chế kinh tế đó cũng đem lại không ít khó khăn, thử thách. Cùng với sự gia tăng lực lượng lao động, đoàn viên công đoàn trong các thành phần kinh tế là sự dịch chuyển lao động giữa các khu vực, các vùng miền đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng số lượng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quan hệ lao động ngày càng trở nên phức tạp. Bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, mâu thuẫn chủ-thợ, đình công gia tăng. Tình trạng chủ sử dụng lao động tận dụng tối đa sức lao động của người làm thuê để nâng cao năng suất lao động đã gây nên tình trạng bóc lột ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô, tính chất dẫn đến phản ứng tập thể và đình công. Trong giao kết thực hiện hợp đồng,

nhiều chủ doanh nghiệp cố ý kéo dài thời gian thử việc, không ký hợp đồng lao động để trốn tránh một số nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (đặc biệt là nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động) nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.

Trong khi đó, hoạt động công đoàn các cấp còn có nhiều hạn chế. Nếu công đoàn không thực hiện đầy đủ vai trò của mình sẽ làm giảm sút lòng tin của người lao động, hậu quả xấu có thể xảy ra là công đoàn không có chỗ đứng trong tập thể người lao động.

1.2. Bối cảnh hội nhập kinh tế với làn sóng đầu tư nước ngoài, sự ảnhhưởng các trào lưu quốc tế cũng làm nảy sinh yêu cầu phải đổi mới hoạt hưởng các trào lưu quốc tế cũng làm nảy sinh yêu cầu phải đổi mới hoạt động của công đoàn trong bối cảnh hiện nay

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực diễn ra nhanh chóng vừa thúc đẩy sự hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh. Sự gia tăng ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ. Đồng thời, hội nhập kinh tế cũng tạo ra quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước như cổ phần hoá, việc thành lập các công ty mẹ - con. Điều đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, đẩy mạnh sự phát triển công đoàn ở tất cả các thành phần kinh tế.

Mặt khác, quá trình hội nhập làm cho sự phân hoá giàu nghèo gia tăng, tác động mạnh mẽ đến tâm lý, tư tưởng người lao động. Khi bị chủ doanh nghiệp bóc lột nặng nề, chế độ chính sách tiền lương không thoả đáng, người lao động muốn dựa vào một tổ chức nào đó có khả năng bảo vệ quyền của họ.Trong khi đó, tại các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở hoặc đã thành lập rồi nhưng hoạt động kém hiệu quả. Đó là cơ hội để các tổ chức khác tập hợp người lao động cạnh tranh với TLĐLĐVN. Hiện nay xu hướng lập hội diễn ra phổ biến ở các nước phát triển. Trong những năm tới, có khả năng Quốc Hội sẽ ban hành luật cho phép thành lập các tổ chức mới cạnh tranh với công đoàn{27}. Đây chính là lý do phải đổi mới hoạt động của công đoàn cho phù hợp với xu hướng phát

Trong điều kiện hội nhập, người lao động nước ta có nhiều cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các nền kinh tế, văn hoá. Đồng thời, cũng rất dễ chịu ảnh hưởng của các luồng thông tin, tư tưởng lệch lạc như đa nguyên công đoàn, đấu tranh kinh tế đơn thuần. Việc quản lý lỏng lẻo cũng dễ dẫn đến tình trạng các tổ chức phản động đưa người vào tổ chức công đoàn để chống phá công đoàn cũng như nhà nước Việt Nam.

Hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện cho công đoàn Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, công đoàn nước ngoài để chia sẻ học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, tạo thuận lợi cho cán bộ công đoàn nước ta nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền vận động, thương lượng, tổ chức quần chúng, kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và nâng cao bản lĩnh để bảo vệ người lao động tốt hơn.

1.3. Đổi mới phương thức hoạt động nhằm bắt kịp các nước tiên tiến trênthế giới thế giới

Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, sự giao lưu hội nhập trong phạm vi toàn cầu không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế mà còn tác động cả về mặt xã hội, trong đó có hoạt động công đoàn. Vì vậy, đổi mới để bắt kịp các nước là yêu cầu cơ bản đặt ra. Sở dĩ như vậy vì, hiện nay hoạt động công đoàn cấp khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Một số tổ chức công đoàn có xu thế thoái trào. Một số tổ chức công đoàn bị chi phối bởi nhiều yếu tố phi lao động khác. Nhiều tổ chức công đoàn quốc tế và công đoàn ở một số quốc gia mặc dù có cùng mục tiêu bảo vệ người lao động, song còn nhiều mâu thuẫn trong tổ chức và hoạt động công đoàn{18, tr35}.

Hiện nay, có một số tổ chức thành lập bất hợp pháp ở trong nước và nước ngoài, mạo danh bảo vệ người lao động, tiến hành hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng uy tín của công đoàn Việt Nam. Các tổ chức này đòi thực hiện đa nguyên công đoàn, muốn thành lập tổ chức công đoàn độc lập, tìm cách hạ thấp uy tín của TLĐLĐVN như trường hợp của Lê Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Về mặt bản chất, đó chính là âm mưu sử dụng chiêu bài “diễn biến hoà bình” trong lĩnh vực lao động xã hội. Chúng tìm cách kích động người lao động, tạo

dư luận để ủng hộ đa nguyên công đoàn. Đồng thời, tìm mọi cách tham gia các hội nghị, diễn đàn của các tổ chức công đoàn quốc tế để quảng cáo cho hoạt động của chúng. Thật ra, các tổ chức này chỉ lừa bịp người lao động, thành lập ra không vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người lao động mà nhằm phá hoại tổ chức công đoàn Việt Nam.

Vì vậy, công đoàn Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới để phát triển phù hợp với các nước trên thế giới đồng thời mở rộng giao lưu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với công đoàn các nước nhằm tăng cường mối quan hệ, thúc đẩy vì sự phát triển chung của công đoàn thế giới.

1.4. Sự lớn mạnh của tổ chức đại diện người sử dụng lao động cũng là mộtnhân tố cho thấy sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của công đoàn nhân tố cho thấy sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của công đoàn

Khi tham gia hội nhập quốc tế, làn sóng đầu tư sẽ phát triển mạnh mẽ kéo theo việc hình thành các công ty đa quốc gia, cũng như các tập đoàn, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, sự liên kết của người sử dụng lao động nhằm tăng năng suất lao động, tìm kiếm lợi nhuận cao nhất sẽ gia tăng. Hệ quả của việc đó không chỉ ở lợi nhuận mà còn là sự lớn mạnh của tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Đó là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động công đoàn. Tổ chức của người sử dụng lao động càng lớn mạnh thì yêu cầu của giới chủ đối với người lao động càng khắt khe, tiếng nói của giới chủ trong xã hội càng có trọng lượng hơn.

Trên thế giới, ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia không chỉ chi phối các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Điều tra nghiên cứu năm 1996 của Uỷ ban tư vấn công đoàn (TUAC) phối hợp với tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cho thấy các công ty đa quốc gia không ngừng đe doạ sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh của họ hoặc đe doạ rút vốn để ép các công đoàn thoả hiệp. Điều đó làm ảnh hưởng đến kết quả đàm phán và thương lượng tập thể. Một số công đoàn cũng báo cáo về những nỗ lực của các công ty đa quốc gia nhằm mục đích ngầm phá hoại quá trình đàm phán bằng cách kìm giữ thông tin và trong trường hợp quá khích là xoá bỏ công đoàn{18, tr50}.

Sự lớn mạnh của tổ chức đại diện người sử dụng lao động còn thể hiện trong việc đấu tranh với nhà nước để đòi quyền lợi cho mình. Đơn cử như Bộ luật lao động cũ quy định ở những công việc đặc thù thời gian lao động trong một năm không quá 200 giờ. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận Bộ luật lao động mới, do giới chủ kiến nghị gây sức ép, TLĐLĐVN phải vận động thuyết phục và cuối cùng Quốc Hội đã quy định là 300 giờ/năm{25}.

Như vậy, đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn là một vấn đề cấp bách và cần thiết phù hợp với thời đại cũng như định mệnh của đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ PDF (Trang 38 -42 )

×