Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong hoạt động công đoàn

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế pdf (Trang 33 - 38)

Thời gian qua, trong quá trình hoạt động và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn đã bộc lộ những hạn chế nêu trên, làm giảm sút lòng tin của người lao động vào tổ chức công đoàn Việt Nam. Vì vậy, đổi mới hoạt động cho phù hợp với yêu cầu của thời đại là vấn đề cấp bách đặt ra đối với mọi cấp công đoàn. Để đổi mới hoạt động công đoàn, chúng ta cần có cái nhìn khách quan đúng đắn về những nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong hoạt động công đoàn. Một số nguyên nhân cơ bản là:

3.1. Do hạn chế của pháp luật lao động khi quy định về vai trò của côngđoàn trong một số lĩnh vực cụ thể đoàn trong một số lĩnh vực cụ thể

Nhìn chung, hệ thống các quy định về quyền kiểm tra, giám sát, quyền bảo vệ người lao động, quyền xử lý các vi phạm của công đoàn tương đối nhiều. Nhưng một số văn bản đó đã có phần lạc hậu, không phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại cụ thể là:

i) Một số quy định không còn phù hợp với các quan hệ kinh tế xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thể hiện rõ nhất là những quy định về hình thức kiểm tra, giám sát, về việc thực hiện pháp luật lao động của công đoàn ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh. Ví dụ, khoản 1, 2 Điều 6 Luật Công đoàn quy định “Công đoàn phối hợp với cơ quan Nhà

nước nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Công đoàn có trách nhiệm giáo dục, vận động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường”.{10, tr4}

ii) Một số văn bản gây khó khăn cho công tác công đoàn tại các doanh nghiệp. Ví dụ, Luật công đoàn chỉ quy định về hoạt động công đoàn ở các quan hệ lao động phát sinh ở các đơn vị Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp mà không có những quy định về vai trò của công đoàn trong các quan hệ lao động diễn ra ở các doanh nghiệp. Một số văn bản dưới luật như Nghị định 06/NĐ-CP ban hành 20/01/1995 quy định chi tiết về an toàn vệ sinh lao động quy định công

không có cơ sở pháp lý buộc chủ sử dụng thực hiện đúng điều kiện an toàn vệ sinh lao động.

iii) Mặc dù đã có những quy định về vai trò hoạt động của công đoàn, song nhiều quy định chỉ mang tính hình thức. Ví dụ, như quyền tham gia xây dựng nội quy lao động, quyền tham gia phiên họp xử lý kỷ luật đối với người lao động.

iv) Văn bản quy định về thẩm quyền của công đoàn thì nhiều nhưng thiếu tính hệ thống, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, nhiều quy định còn chung chung không xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn trong từng lĩnh vực cụ thể.

v) Một số quy định về quyền của công đoàn chỉ có tính chất là một quyền chính trị hơn là một quyền pháp lý. Cụ thể, trong quyền kiểm tra giám sát của công đoàn chỉ quy định về quyền tổ chức kiểm tra, giám sát mà chưa quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền đó cũng như quy chế pháp lý tạo điều kiện cho công đoàn có khả năng thực hiện quyền đó. Trên thực tế, quyền kiểm tra giám sát của công đoàn là một quyền quan trọng nhưng đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về quyền này.

Những hạn chế của pháp luật lao động là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hạn chế trong hoạt động công đoàn bởi dù công đoàn có cố gắng đến đâu nhưng nếu không có một quy chế pháp lý rõ ràng vững thì công đoàn Việt Nam không thể hoạt động tốt được. Hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động khi quy định về thẩm quyền của công đoàn chính là tiền đề pháp lý quan trọng cho công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

3.2. Những hạn chế về công tác cán bộ của tổ chức công đoàn

Năng lực hoạt động của tổ chức công đoàn chính là năng lực hoạt động của các cán bộ công đoàn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đội ngũ người lao động có sự thay đổi nhanh chóng, đa dạng về cơ cấu, điều kiện sống, làm việc còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức xã hội, trình độ tiếp thu văn hoá xã hội chưa cao. Trong khi đó, cán bộ công đoàn vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và sự chuyển biến nhanh chóng, đa dạng của tình hình mới. Nhiều

cán bộ công đoàn còn yếu về nghiệp vụ, trình độ nhận thức kém, không tự giác học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật. Cán bộ công đoàn ở một số nơi còn xem nhẹ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Nhiều cán bộ công đoàn cấp trên hoạt động thuần tuý như cán bộ công chức, không coi trọng công tác bồi dưỡng, phát huy năng lực của đoàn viên công đoàn. Hoạt động của người cán bộ có nơi, có lúc còn biểu hiện quan liêu, chậm đổi mới về phương pháp . Nội dung hoạt động của cán bộ công đoàn chưa đáp ứng kịp thời với đòi hỏi của phong trào công nhân trong nền kinh tế thị trường.

Đại bộ phận cán bộ công đoàn cơ sở (đặc biệt ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là kiêm nhiệm, phải trực tiếp lao động, sản xuất, phải trực tiếp lao động, sản xuất phụ thuộc vào doanh nghiệp, không có điều kiện hoạt động, ít có thời gian nghiên cứu các văn bản - chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên. Thậm chí vì miếng cơm, manh áo sợ mất việc làm mà họ thiếu bản lĩnh trong đấu tranh, bảo vệ đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp. Mặt khác, nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở ngắn, cán bộ công đoàn thường xuyên biến động nên nhiều người có tâm lý e ngại không muốn làm công tác công đoàn.

Sự phối hợp của công đoàn các cấp với cơ quan quản lý về lao động, với những hiệp hội, tổ chức đại diện người lao động, với cơ quan báo chí và tổ chức hữu quan trong quá trình giải quyết những bức xúc của người lao động chưa nhiều.Trong việc giải quyết tranh chấp lao động, hoạt động của cán bộ công đoàn còn yếu kém, lỏng lẻo. Nhiều cuộc đình công xảy ra rồi cán bộ công đoàn cơ sở mới biết. Trong việc thương lượng với chủ doanh nghiệp để xây dựng thoả ước lao động, năng lực của cán bộ công đoàn còn kém, hoạt động còn mờ nhạt, không thật sự đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

3.3. Những hạn chế về phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn

Hoạt động của tổ chức công đoàn hiện nay nặng về vận động, giáo dục và thuyết phục mà không có các biện pháp đấu tranh trực tiếp. Chức năng chính của công đoàn là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, với phương

mình, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ chủ - thợ ngày một phức tạp và gay gắt. Việc bảo vệ quyền lợi của người lao động không chỉ bằng lời nói mà phải bằng các biện pháp cụ thể, đấu tranh trực tiếp bằng các công cụ pháp luật, bằng toà án.

Hoạt động công đoàn còn mang nặng tư duy, lối mòn thời bao cấp. Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, nội dung hoạt động còn dàn trải, phương pháp hoạt động còn quan liêu, hành chính, máy móc rập khuôn. Ở một số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nhưng nội dung, phương pháp hoạt động chưa được rõ ràng. Hiện nay, có khoảng 40% doanh nghiệp dân doanh chưa có hoạt động công đoàn, trong số đơn vị có hoạt động công đoàn chỉ có 30% hoạt động hiệu quả. [29]

Mặt khác, hoạt động công đoàn chưa thật sự dân chủ. Sự chỉ đạo của cấp trên với cấp dưới được thực hiện như một mệnh lệnh hành chính, thụ động, máy móc, không có điều kiện trao đổi, thảo luận. Về hình thức hoạt động thiếu sự gắn kết, văn bản nhiều nhưng chất lượng văn bản không cao. Hội nghị tổng kết 5 năm, 10 năm hiếm khi đề ra phương pháp hoạt động mới. Công tác tổ chức chỉ đạo của các cấp công đoàn chủ yếu trên giấy tờ không có nhiều hoạt động xuống cơ sở nắm bắt tình hình, điều kiện làm việc của người lao động.

3.4. Những hạn chế về yếu tố đảm bảo cho hoạt động của công đoàn

Yếu tố đảm bảo hoạt động ở các đơn vị nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân còn kém chưa được quan tâm thích đáng. Theo điều 18 Nghị định 133/HĐBT-1991 quy định: Chủ tịch công đoàn được dành mỗi tháng từ 3-6 ngày hoạt động công đoàn tuỳ theo số lượng lao động và được hưởng nguyên lương. Thời gian hoạt động của cán bộ công đoàn không chuyên trách, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức và Ban chấp hành công đoàn quy định {11}. Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ công đoàn cơ sở thường là cán bộ kiêm nhiệm, người sử dụng lao động sợ cán bộ công đoàn nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động nên không tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động công đoàn, nếu có thì thời gian hoạt động rất ít hoặc cán bộ công đoàn phải làm thêm giờ để bù vào thời gian đã nghỉ.

Hiện nay, vẫn không có một cơ chế đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công đoàn khi tham gia công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi tham gia hoạt động công đoàn cán bộ công đoàn không chuyên trách ngoài lương do doanh nghiệp trả, họ không được hưởng thêm một chính sách nào. Bên cạnh đó, chính sách động viên, khuyến khích người lao động tham gia công đoàn chưa cao, chưa hấp dẫn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện cho thành lập công đoàn. Một số chủ tịch công đoàn tồn tại trên danh nghĩa, mọi hoạt động phải thông qua ban giám đốc điều hành. Ví dụ, công ty Hoa Hưng, công ty Handicraft ở Khánh Hoà nhiều lần giấy mời họp của công đoàn cấp trên gửi xuống đều bị chủ doanh nghiệp xem trước rồi quyết định công đoàn có được cử người đi họp hay không.{17}

Mặt khác, khả năng tài chính của tổ chức công đoàn chưa vững chắc. Hiện nay, nguồn thu chính của công đoàn gồm kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn và các khoản thu khác. Nguồn thu chủ yếu là đoàn phí thu bằng 1% mức lương người lao động và kinh phí công đoàn thu bằng 2% quỹ lương do chủ doanh nghiệp đóng (trong đó trích 1% kinh phí công đoàn nộp lên công đoàn cấp trên).Vì vậy, khả năng tài chính của công đoàn rất yếu, nhất là ở những cơ sở có ít đoàn viên. Quỹ công đoàn eo hẹp nên hoạt động công đoàn chưa sôi nổi, chưa thu hút được sự tham gia của đoàn viên. Nhiều nơi đoàn viên sau khi gia nhập tổ chức công đoàn không đóng đoàn phí hoặc đóng không đầy đủ làm cho quỹ công đoàn đã eo hẹp lại càng trở nên eo hẹp hơn. Từ đó, tạo tâm lý cho người lao động không tin tưởng vào hoạt động công đoàn bởi hoạt động công đoàn nghèo nàn về hình thức lẫn nội dung.

Muốn hoạt động công đoàn thu hút được đông đảo người lao động, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người lao động phải đảm bảo kinh phí cho hoạt động. Đây cũng là điều kiện cốt lõi để công đoàn cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

CHƯƠNG III

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

QUỐC TẾ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động của công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế pdf (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w