Tổ chức hệ thống giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu đánh giá sự thỏa mãn công việc của công nhân tại công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng (Trang 54 - 57)

sinh an toàn thực phẩm

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các khách sạn, nhà hàng du lịch là điều kiện quan trọng để đảm bảo hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch. Sau khi các văn bản pháp quy đã đợc ban hành, hiệu quả và hiệu lực thực thi thì các văn bản đó phụ thuộc vào sự triển khai một cách đồng bộ hệ thống các tổ chức kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thực tế của Việt Nam công việc này chủ yếu mới chỉ do ngành Y tế và môi trờng thực hiện. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các nớc phát triến du lịch, nhiệm vụ này cần có sự tham gia tích cực từ phía cơ quan quản lý du lịch, hiệp hội nghề nghịêp, khách du lịch và các cơ quan thông tin đại chúng. Hệ thống giám sát kiểm tra của ngành Du lịch có thể đợc tổ chức nh sau:

+ Thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài trách nhiệm của cơ quan Y tế và môi trờng, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm cần đợc nhận thức nh là trách nhiệm của cả cơ quan quản lý Nhà nớc về Du lịch từ trung ơng đến địa phơng. Tổng cục du lịch và Sở Du lịch Hà Nội cần có các biện pháp tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý trong kĩnh vực này. Để tăng cờng hiệu quả thực thi các văn bản pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra của Sở du lịch Hà Nội cần thành lập một bộ phận chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch.

Căn cứ vào tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đợc ban hành, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, giám sát các khách sạn, nhà hàng du lịch về việc tuân thủ các quy định, bảo đảm chất lợng vệ sinh an toàn thực phẩm, không để

xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch; thẩm định các điều kiện để cấp giấy chứng nhận và treo biển hiệu cho các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch bảo đảm tốt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động kiểm tra cần đợc lập kế hoạch định kỳ hoặc thực hiện đột xuất đối với các khách sạn trên địa bàn. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành về môi trờng và an toàn thực phẩm để tránh sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra. Các đoàn kiểm tra cần đợc trao đủ thẩm quyền để đề xuất và xử lý vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, hiệu quả của công tác quản lý.

+ Giám sát của Hiệp hội nghề nghiệp

Nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh du lịch về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cần có sự tham gia của Hiệp hội nghề nghiệp. Kinh nghiệm của các nớc trên thế giới cho thấy tổ chức hiệp hội là mô hình phù hợp trong cơ chế thị trờng để đảm bảo chất lợng và uy tín của sản phẩm du lịch. Đối với Việt Nam hiện nay mới chỉ có Hiệp hội Du lịch, bao gồm các thành viên thuộc tất cả các ngành nghề khác nhau trong du lịch. Tuy nhiên để tăng cờng vai trò giám sát của Hiệp hội nghề nghiệp về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh càcn thành lập Hiệp hội khách sạn và nhà hàng Việt Nam bao gồm thành viên là các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.

+ Giám sát của khách du lịch và các cơ quan thông tin đại chúng

Thông thờng khách du lịch và ngời tiêu dùng trong xã hội là ngời trực tiếp chịu hậu quả của những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy vai trò giám sát của họ cần đợc nêu cao. Đối với nhiều nớc trên thế giới, luật bảo vệ ngời tiêu dùng cho phép họ có nhiều quyền đối với các cơ sở kinh doanh. Kinh nghiệm của các nớc phát triển du lịch cũng cho thấy: công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đợc thực hiện tốt hơn khi có sự tham

gia giám sát của khách du lịch. Để thực hiện biện pháp này Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Tổng cục Du lịch để tiến hành các bớc theo quy trình sau:

• Sở Du lịch Hà Nội thiết lập hệ thống thu nhận thông tin của khách du lịch về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội cũng nh các trong các khách sạn. Hệ thống này có thể là các phòng thông tin du lịch tại các trung tâm du lịch, điểm tham quan du lịch; cũng có thể là các hòm th góp ý đợc đặt tại các khách sạn.

• Phổ biến rộng rãi địa chỉ, số điện thoại nóng của các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông tin này cần đợc tuyên truyền bằng nhiều hình thức nh: in trong các ấn phẩm quảng bá của ngành, đa tin trên các phơng tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi tại các khách sạn, thông báo tại các cuộc hội nghị, cuộc họp, hội chợ triển lãm.

• Giao cho bộ phận chức năng của Sở du lịch Hà Nội (phòng quản lý khách sạn) chịu trách nhiệm tập hợp các ý kiến phản ánh của khách du lịch, đề xuất lãng đạo Sở du lịch biện pháp xử lý.

• Khi nhận đợc các ý kiến phản ánh của khách du lịch, các cơ quan có chức năng cần nhanh chóng tổ chức xác minh, xử lý kịp thời những yếu kém trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh du lịch. Sau khi có biện pháp xử lý, Sở du lịch cần gửi thông tin phản hồi cho khách du lịch về việc xử lý các vi phạm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì khách du lịch sẽ tích cực tham gia giám sát nếu thấy các ý kiến của mình đợc các cơ quan quyền lực coi trọng và quan tâm giải quyết. Nh vậy uy tín của du lịch Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng sẽ càng đợc nâng cao.

Các cơ quan thông tin đại chúng cũng là lực lợng quan trọng đối với công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn du lịch. Những ví dụ về tấm gơng tốt, điển hình hay những trờng

hợp vi phạm để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch đợc các cơ quan thông tin đại chúng nêu sẽ có ảnh hởng lớn tới tâm lý tiêu dùng của khách hàng và uy tín của cơ sở kinh doanh. Chính vì vậy việc giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các cơ quan thông tin đại chúng cần đợc coi là một trong những biện pháp quản lý hiệu quả.

Một phần của tài liệu đánh giá sự thỏa mãn công việc của công nhân tại công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng (Trang 54 - 57)

w