Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 66)

Rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị được coi là những rủi ro do nguyên nhân khách quan khiến cho nhà nhập khẩu không nhận được hàng, còn nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và còn tác động không nhỏ tới bản thân ngân hàng. Chi nhánh cũng đã gặp phải một số trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước ASEAN đã làm không ít doanh nghiệp XNK phải lao đao, thua lỗ, không còn khả năng thanh toán, gây rủi ro không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà còn cho cả đối tác lẫn ngân hàng. Hoặc trường hợp Tổng công ty lương thực Miền Bắc đã ký hợp đồng xuất khẩu chè sang thị trường Iraq với giá trị L/C là 428,521.00 USD nhưng đến thời hạn trả tiền, khi NHNo & PTNT Nam Hà Nội lập lệnh đòi tiền thì ngân hàng phát hành L/C bên Iraq không thể thanh toán được với lý do bị cấm vận.

Trên thế giới hiện nay, hầu hết phương thức TDCT đều được điều chỉnh bởi UCP 600, nhưng UCP 600 lại mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là các bên

tham gia khi áp dụng UCP 600 thì phải thoả thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương thức TTQT nói chung và TDCT nói riêng tại mỗi nước còn do hệ thống luật pháp nước đó quy định. Và nếu có tranh chấp xảy ra do có sự khác biệt giữa UCP 600 và hệ thống luật pháp thì vẫn phải tuân theo luật pháp quốc gia. Chính điều này đã dẫn đến sự không đồng nhất trong quá trình tiến hành các giao dịch thanh toán L/C mà thiệt hại có thể xảy ra cho các bên. Hiện nay, ở nước ta, hệ thống các văn bản pháp quy chưa đồng bộ, thường xuyên có những thay đổi trong chính sách XNK cũng như chính sách thuế, gây rủi ro cho các bên tham gia. Trong trường hợp TCT máy và thiết bị công nghiệp đề nghị vay vốn ngân hàng để mở L/C với giá trị là 111,664.39 USD để nhập khẩu phôi thép từ NANJING RED SUN INT TRADING CO., nhưng khi hàng về đến cảng thì nhà nước ban hành quyết định tăng thuế đối với mặt hàng này, do vậy, sau khi nhập lô hàng này về, công ty đã bị lỗ và không thể thanh toán được tiền hàng đúng như thời hạn thoả thuận. Hay trường hợp Công ty cung ứng vật liệu xây dựng ký hợp đồng xuất khẩu ván sàn gỗ cho Công ty MONDOO B.V.B.A của Bỉ và thanh toán qua NHNo & PTNT Nam Hà Nội, sau khi hợp đồng được ký kết thì nhà nước lại ban hành quyết định tăng thuế để hạn chế xuất khẩu ván sàn, chính vì vậy, công ty đã gặp khó khăn trong việc thu gom hàng dẫn đến việc giao hàng chậm cho bên đối tác và bị họ phạt chậm thanh toán, gây thiệt hại cho Công ty.

Nói chung, những thiệt hại do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, chính trị hay pháp lý không phải lúc nào cũng gây thiệt hại về tài chính cho ngân hàng nhưng thường xuyên làm chậm quá trình thanh toán, gây ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

2.3.1.5. Rủi ro ngoại hối.

Rủi ro loại này thường do nguyên nhân từ sự thay đổi của tỷ giá khi việc thanh toán đã được ấn định bằng một loại ngoại tệ nhất định. Khi tỷ giá tăng hay giảm đều có thể ảnh hưởng đến nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu. Còn rủi ro đối với bản thân Chi nhánh thường xảy ra liên quan đến quy định của ngân hàng chỉ cho phép giữ trạng thái ngoại hối tối đa là 300,000.00 USD. Đó là trường hợp của VINAMOTOR yêu cầu Chi nhánh mở L/C trị giá 342,000.00 USD để nhập khẩu khung gầm ô tô từ SAMSUNG COR. Khi đến thời hạn, VINAMOTOR đã chấp nhận mua ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng Ngân hàng lại không có đủ ngoại tệ để thanh toán ngay cho họ, làm chậm lại quá trình thanh toán và bị Ngân hàng nước ngoài phạt. Những trường hợp như vậy không chỉ gây tổn thất cho tài chính của ngân hàng mà còn làm cho quan hệ cũng như uy tín của ngân hàng với khách hàng bị giảm sút.

Cũng có trường hợp ngân hàng gặp phải rủi ro khi xảy ra tình trạng tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước. Đó là khi ngân hàng phải thực hiện chuyển đổi loại ngoại tệ để thanh toán. Ví dụ như ngân hàng phải thanh toán

cho nhà xuất khẩu bằng JPY, và ngân hàng phải dùng USD để đổi lấy JPY theo tỷ giá trên thị trường quốc tế. Còn nhà nhập khẩu thì dùng VNĐ để mua JPY theo giá thị trường trong nước. Rủi ro sẽ xảy ra đối với ngân hàng khi tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước.

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN QUA.

2.4.1. Kết quả đạt được.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại và hoạt động TTQT đòi hỏi trình độ khoa hoc kỹ thuật cũng như khả năng chuyên môn của các nhân viên nhưng hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang ngày càng phát triển và có những dấu hiệu hết sức khả quan trong công tác đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong phương thức L/C:

- Với một đội ngũ các cán bộ trẻ, có trình độ, hết sức năng động và nhiệt tình khi phục vụ khách hàng đến ngân hàng mở và thanh toán L/C; với mức phí thấp và độ đảm bảo an toàn cao, ngân hàng đã tạo được vị thế nhất định trong TTQT và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng lớn, có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và ổn định. Nhờ đó mà doanh số thanh toán TDCT có sự tăng trưởng đếu đặn trong những năm gần đây.

- Quy trình thực hiện L/C được kết hợp một cách hợp lý với công tác thẩm định, tín dụng cũng như thanh toán… đã rút ngắn thời gian thực hiện và tạo hiệu quả cao trong ngiệp vụ, tạo sự tin tưởng cho khách hàng cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng.

- Ngân hàng còn thực hiện các chính sách cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ… để tạo điều kiện tốt nhất, nhanh nhất cho khách hàng nhập khẩu nhận được hàng, cho khách hàng xuất khẩu nhận được tiền hàng.

- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của ban giám đốc chi nhánh, cùng với việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm công tác trong quản lý rủi ro từ các ngân hàng đi trước, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã có những thành tích đáng kể trong việc hạn chế rủi ro khi thực hiện thanh toán bằng phương thức TDCT:

• Doanh số chưa thanh toán L/C qua các năm ngày càng giảm cùng với sự giảm tương ứng của các chỉ tiêu về nợ quá hạn, cho vay bắt buộc, đó là do ngân hàng đã có những biện pháp hữu hiệu để đòi được nợ cũ một cách nhanh nhất, đồng thời đưa ra những điều kiện khắt khe để hạn chế L/C trả chậm, giảm thiểu một cách tốt nhất những nguy cơ có thể xảy ra rủi ro cho ngân hàng. Có thể nói rằng, các chỉ tiêu trên trong thời gian hiện nay đang ở mức khá thấp so với rất nhiều ngân hàng cùng thực hiện nghiệp vụ TTQT, đó là dấu hiệu đáng mừng đối với hoạt động thanh toán TDCT của chi nhánh.

• Chất lượng công tác thẩm định ngày càng được nâng cao, góp phần xác định được tỷ lệ mức ký quỹ hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể trên cơ sở đảm bảo an toàn trong thanh toán cho chi nhánh đồng thời vẫn thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn, góp phần nâng cao doanh số thanh toán.

• Rủi ro trong thanh toán là không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong phương thức TDCT, nhưng trong những năm vừa qua đều được ngân hàng giải quyết một cách dứt điểm, không gây hậu quả và tổn thất kéo dài cho cả khách hàng lẫn bản thân ngân hàng. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, không có vụ tranh chấp nào đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng.

• Cũng do giải quyết được dứt điểm các tranh chấp phát sinh trong quá trình thanh toán, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, không chỉ đối với khách hàng của Ngân hàng mà còn đối với các ngân hàng nước ngoài.

• Ngoài ra, còn phải kể đến đội ngũ cán bộ TTQT năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, luôn sáng tạo và đặc biệt có đạo đức nghề nghiệp nên đã góp phần giảm thiểu rất nhiều những rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT.

2.4.2. Hạn chế và yêu sách.

2.4.2.1. Hạn chế.

- Chi nhánh vẫn phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro phát sinh hàng ngày trong nghiệp vụ thanh toán TDCT do rất nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân từ phía khách hàng, mà thâm chí là từ bản thân ngân hàng. Những rủi ro này không những gây tổn thất về mặt tài chính của ngân hàng mà còn ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngân hàng.

- Việc thực hiện cho vay để tài trợ xuất nhập khẩu hay chiết khấu chứng từ luôn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.

- Việc giải quyết những L/C trục trặc trước kia chưa được thực hiện triệt để. - Tỷ lệ các hoạt động xuất khẩu còn thấp, chênh lệch quá lớn so với nhập khẩu.

- Các loại L/C được sử dụng còn chưa đa dạng, chủ yếu là L/C không huỷ ngang, còn các loại L/C khác như L/C có thể chuyển nhượng, L/C tuần hoàn… rất hiếm khi được khi sử dụng.

- Đội ngũ cán bộ tuy có trình độ nhưng còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là trong việc xử lý các tranh chấp khi rủi ro xảy ra.

- Chưa phát huy hết được vai trò của công tác Marketing, tiếp thị khách hàng nên số khách hàng mới qua các năm không tăng nhiều.

2.4.2.2. Các yêu sách.

- Chi nhánh cần tạo chủ động cho các chi nhánh cấp 2 trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đảm bảo các nghiệp vụ được triển khai một cách hiệu quả.

- Hạn chế tối thiểu các sai sót đồng thời giải quyết triệt và khéo léo các vụ tranh chấp trước kia.

- Rà soát lại các sản phẩm ngoại tệ, định hướng phát triển các nghiệp vụ về ngoại tệ, xây dụng cơ chế điều hoà, kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống theo hướng quản lý theo hạn mức phán quyết, phân quyền và tự chịu trách nhiệm.

- Áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng rộng rãi vào các bước của quy trình thanh toán nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh công tác Marketing nhằm nâng cao uy tín thu hút ngày càng nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, hoàn thành xuất sắc và nhanh chóng công viêc.

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH

TOÁN TDCT TẠI NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI.

Với chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng sôi động, có những thành tựu đáng kể và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong các phương thức TTQT hiện nay thì thanh toán TDCT là phương thức có kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp nhất, việc áp dụng nó cũng không hề đơn giản. Trên thực tế đã xảy ra nhiều tranh chấp phát sinh dẫn đến những tổn thất lớn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và cho bản thân ngân hàng. Tuy nhiên, đây vẫn là phương thức được áp dụng phổ biến nhất trong TTQT do nó dung hoà được quyền lợi và rủi ro giữa người mua và người bán. Chính vì thế, hạn chế rủi ro trong TTQT bằng phương thức TDCT một mặt sẽ góp phần thúc đẩy thị trường, tạo được uy tín đối với các khách hàng trong và ngoài nước của ngân hàng, một mặt góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán TDCT là một tất yếu khách quan. Để đạt được điều đó, ngân hàng cần phải định hướng được mục tiêu phát triển trong từng lĩnh vực cụ thể, khắc phục được những tồn tại truớc mắt cũng như dự kiến được những khó khăn sau này.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI. 3.1.1. Phân tích và dự đoán môi trường hoạt động của chi nhánh.

Bước vào giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới, hoạt động thanh toán TDCTcủa NHNo & PTNT Nam Hà Nội phải đối mặt với nhiều thử thách gay go trong môi trường kinh tế xã hội phức tạp.

Trước hết là những thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế còn non trẻ đang trong những bước đi đầu tiên của quá trình đổi mới. Nền kinh tế mở cửa thúc đẩy sản xuất trong nước, mở rộng kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những tác động tích cực này đã từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nước ta trong hơn mười năm qua. Nhưng mặt khác, không ít những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã và đang đe doạ đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Đó là sự phát triển không cân đối của nhiều lĩnh vực kinh tế, của nhiều ngành kinh tế, là sự bấp bênh chạy theo thị hiếu sản xuất,

xuất khẩu ồ ạt kém hiệu quả và xu hướng chạy theo lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Sự hợp tác với những đối tác nước ngoài, bên cạnh những người có thiện chí cũng có không ít kẻ muốn lợi dụng thời kì quá độ này để lừa đảo với những thủ thuật tinh vi. Bởi vậy, nghiệp vụ TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng ngày càng đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro.

Thứ hai là những khó khăn trong môi trường pháp lí chưa ổn định. Trước những biến động phức tạp của nền kinh tế, chúng ta lại chưa có một hành lang pháp lí đồng bộ. Các bộ luật về Thương mại, Ngân hàng .... tuy đã được ban hành song vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nên các quy định pháp lí thường xuyên bị điều chỉnh và thay đổi, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như Ngân hàng. Vì vậy, trong những năm tới, các NHTM nói chung và NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng và thực thi các quy định mới như ban hành các văn bản dưới luật của nhà nước. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có phương thức TDCT cũng đứng trước nguy cơ rủi ro nếu không nắm bắt kịp những thay đổi pháp lí đó.

Bên cạnh đó là sự khó khăn do thay đổi chính sách quản lí ngoại hối của nhà nước. Để đối phó với những ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng tiền tệ trong khu vực, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định mới trong chính sách quản lí ngoại hối. Và TTQT sẽ phải chịu nhiều tác động của những thay đổi chính sách và biến động tỉ giá trong thời gian tới.

Yếu tố thứ tư phải kể đến là những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Tuy chúng ta không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng đó nhưng cho tới nay không ai có thể lường trước được những diễn biến phức tạp của nó. Song trước mắt cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng đến hoạt động

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w