Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 34 - 35)

Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào phương thức thanh toán L/C.

a) Rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu.

Thực chất của L/C chính là việc Ngân hàng dùng uy tín của mình để thay mặt nhà nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong L/C. Do vậy, nếu L/C được ký quỹ 100% thì rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Nhưng trên thực tế, phần lớn các nhà nhập khẩu đều đề nghị ngân hàng tài trợ cho mình dưới hai hình thức: cho mượn uy tín (ký quỹ <100%, khi đến hạn thanh toán mới nộp đủ) và cho vay để nhập khẩu. Chính vì thế, khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh toán sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng phát hành L/C, làm ngân hàng gặp không ít khó khăn, tổn thất. Để giảm thiểu rủi ro loại này, các Ngân hàng mở L/C thường yêu cầu vận đơn phải được ký phát cho Ngân hàng và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp về ký quỹ, thế chấp tài sản… Tuy nhiên, việc giải toả và thu hồi vốn cũng không phải là việc đơn giản cho các ngân hàng.

b) Rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.

Rủi ro này thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ đối với hàng xuất khẩu, sự thiếu sót trong khâu kiểm tra chứng từ, gây tình trạng sai sót trong hồ sơ thanh toán nên bị từ chối thanh toán. Có hai loại chiết khấu chứng từ hàng hoá xuất khẩu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi. Để giảm thiểu rủi ro, hiện nay các ngân hàng chiết khấu thường áp dụng biện pháp thứ hai. Tuy nhiên, nếu nhà xuất khẩu không còn khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng chiết khấu.

c) Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng phát hành.

Loại rủi ro do phía ngân hàng mang lại tuy rất hiếm khi gặp phải nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một lý do nào đó, hoặc bị đóng cửa, hoặc bị vỡ nợ phá sản… sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu, điều này phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành. Do đó, để tránh loại rủi ro này, các nhà xuất khẩu nên đề nghị các nhà nhập khẩu chọn những ngân hàng thương mại lớn, có uy tín để phát hành L/C.

* Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

- Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quan hệ cung - cầu, quy luật cạnh tranh, giá cả thị trường… nên thường

hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính… đã gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí phá sản, vỡ nợ…

- Do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính, uy tín và khả năng thanh toán của đối tác, cũng như không am hiểu, không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả dự án mà mình tài trợ, thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là thông tin không cân xứng, thể hiện ở khả năng áp dụng quy chế và năng lực của cán bộ trong quá trình thẩm định món vay xuất - nhập khẩu trước khi thực hiện nghiệp vụ L/C. . Vì vậy, việc lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là điều vô cùng quan trọng trong thanh toán quốc tế, và các cán bộ nhân viên ngân hàng cần nâng cao năng lực thẩm định cũng như phân tích khả năng tài chính , khả năng hoàn trả, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng…

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 34 - 35)