Rủi ro thương mại

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 32)

Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, rủi ro trong giao dịch quốc tế cũng giống những rủi ro xảy ra trong các giao dịch nội địa. Tuy nhiên nó phức tạp hơn nhiều trong xử lý. Rủi ro này được xem xét một cách khác nhau từ phía người xuất khẩu và từ phía người nhập khẩu.

a) Đối với người xuất khẩu.

- nhưng khuyết tật của khâu thanh toán. - Sự suy yếu tài chính của con nợ.

b) Đối với người nhập khẩu.

Cũng như các quan hệ giao dịch thương mại nội địa rủi ro xảy ra khi vi pham các điều khoản của hợp đồng thương mại.

- Thời hạn gửi hàng.

- Số lượng hàng.

- Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán. - Yếu tố giá cả.

- Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hoá. - Rủi ro trong bảo hiểm.

- Yếu tố chất lượng của hàng hoá. - Nguồn gốc của hàng hoá.

- Điều kiện về vệ sinh, y tế.

- Rủi ro liên quan đến hàng phải lưu kho.

1.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Đây là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên tham gia kinh doanh, giao dịch quốc tế.

- Rủi ro tín dụng. - Rủi ro đạo đức. - Rủi ro quốc gia. - Rủi ro pháp lý. - Rủi ro ngoại hối. - Rủi ro về tác nghiệp.

1.3.3. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ.

Có thể nói rằng, tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong yhanh toán quốc tế với những ưu thế của nó so với các phương thức khác. Để điều chỉnh phương thức này, phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành văn bản "Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" nhưng việc vận hành phương thức L/C vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro cho các bên tham gia.

Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ xảy ra khi quyền lợi của một hay một số bên bị vi phạm. Rủi ro không chỉ là việc chứng từ không được thanh toán mà còn là bất kỳ một khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.

Các loại rủi ro thường gặp khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

1.3.2.1. Rủi ro tín dụng.

Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào phương thức thanh toán L/C.

a) Rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu.

Thực chất của L/C chính là việc Ngân hàng dùng uy tín của mình để thay mặt nhà nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong L/C. Do vậy, nếu L/C được ký quỹ 100% thì rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Nhưng trên thực tế, phần lớn các nhà nhập khẩu đều đề nghị ngân hàng tài trợ cho mình dưới hai hình thức: cho mượn uy tín (ký quỹ <100%, khi đến hạn thanh toán mới nộp đủ) và cho vay để nhập khẩu. Chính vì thế, khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh toán sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng phát hành L/C, làm ngân hàng gặp không ít khó khăn, tổn thất. Để giảm thiểu rủi ro loại này, các Ngân hàng mở L/C thường yêu cầu vận đơn phải được ký phát cho Ngân hàng và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp về ký quỹ, thế chấp tài sản… Tuy nhiên, việc giải toả và thu hồi vốn cũng không phải là việc đơn giản cho các ngân hàng.

b) Rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.

Rủi ro này thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ đối với hàng xuất khẩu, sự thiếu sót trong khâu kiểm tra chứng từ, gây tình trạng sai sót trong hồ sơ thanh toán nên bị từ chối thanh toán. Có hai loại chiết khấu chứng từ hàng hoá xuất khẩu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi. Để giảm thiểu rủi ro, hiện nay các ngân hàng chiết khấu thường áp dụng biện pháp thứ hai. Tuy nhiên, nếu nhà xuất khẩu không còn khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng chiết khấu.

c) Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng phát hành.

Loại rủi ro do phía ngân hàng mang lại tuy rất hiếm khi gặp phải nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một lý do nào đó, hoặc bị đóng cửa, hoặc bị vỡ nợ phá sản… sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu, điều này phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành. Do đó, để tránh loại rủi ro này, các nhà xuất khẩu nên đề nghị các nhà nhập khẩu chọn những ngân hàng thương mại lớn, có uy tín để phát hành L/C.

* Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

- Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quan hệ cung - cầu, quy luật cạnh tranh, giá cả thị trường… nên thường

hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính… đã gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí phá sản, vỡ nợ…

- Do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính, uy tín và khả năng thanh toán của đối tác, cũng như không am hiểu, không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả dự án mà mình tài trợ, thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là thông tin không cân xứng, thể hiện ở khả năng áp dụng quy chế và năng lực của cán bộ trong quá trình thẩm định món vay xuất - nhập khẩu trước khi thực hiện nghiệp vụ L/C. . Vì vậy, việc lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là điều vô cùng quan trọng trong thanh toán quốc tế, và các cán bộ nhân viên ngân hàng cần nâng cao năng lực thẩm định cũng như phân tích khả năng tài chính , khả năng hoàn trả, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2. Rủi ro đạo đức.

Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay còn đuợc hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất cách xa nhau, thậm chí không hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.

a) Rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu.

Nếu khách hàng nhập khẩu không phải là bạn hàng lâu năm, có tín nhiệm thì rất dễ có những hành vi lừa người bán xếp hàng lên tầu, rồi trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp, nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn thuê tàu chở hàng về. Cũng có khi do giá cả hàng hoá nhập khẩu giảm, người mua sợ thua lỗ trong kinh doanh nên cố tình không nhận bộ chứng từ để lấy hàng, hoặc trì hoãn không thanh toán nên đẩy Ngân hàng vào tình thế khó khăn trong việc xử lý vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm.

b) Rủi ro đạo đức từ phía nhà xuất khẩu.

Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng thương mại, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng), Ngân hàng theo bộ hồ sơ hoàn hảo vẫn buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi, khi đó nhà nhập khẩu phải gánh chịu mọi rủi ro. Nếu ngân hàng tài trợ cho người nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng cũng phải chịu đựng. Bởi vậy, người mua phải có những biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem hàng hoá có thực sự được giao lên phương tiện vận tải hay không, nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo thì cần kết hợp với ngân hàng đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trường hợp giá cả hàng hoá quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt không muốn giao hàng cho người mua hàng nữa, điều này gây thiệt hại cho người mua, vì kế hoạch sản xuất kinh doanh bị phá vỡ. Tất cả những vi phạm trên của nhà xuất khẩu đều được coi là rủi ro đạo đức.

c) Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở.

Người bán hàng giao hàng cho người chuyên chở, nhưng bị họ lừa đảo, nhận hàng lấy tiền rồi biến mất, hoặc bán mất hàng. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thực hiện thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ chứng từ, còn việc kiện hãng chuyên chở, hoặc chờ bảo hiểm hoàn toàn tách rời nhau. Việc chờ đợi, kiện tụng rất mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.

d) Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng.

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phát hành cũng vi phạm cam kết của mình, như trì hoãn, chây ỳ, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Hoặc ngược lại, đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu khi bộ hồ sơ không hoàn hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn để đòi tiền ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro, việc đòi lại được tiền rất khó khăn.

* Nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức.

Nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng. Vì thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính của đối tác, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác nên đã đưa ra những quyết định sai lầm, gây nên những rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo quy định của UCP 600 thì việc thanh toán chỉ hoàn toàn dựa vào chứng từ hồ sơ thanh toán mà không căn cứ vào thực trạng hàng hoá. Chính sự tách biệt đó đã tạo ra khe hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạo đức vẫn còn cơ sở tồn tại.

1.3.2.3. Rủi ro quốc gia.

Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, vì chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hoá.

a) Rủi ro quốc gia từ phía nước nhập khẩu.

Rủi ro này thường xảy ra khi người mua hoàn toàn có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những sự biến động, hoặc những biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế… khiến cho chính phủ nước đó cấm các công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hoá nhập về thuộc diện cấm không được làm thủ tục thông quan nên không thể thanh toán.

b) Rủi ro quốc gia từ phía nước xuất khẩu.

Là những rủi ro xảy ra khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do biểu thuế xuất khẩu tăng, hoặc hàng hoá đó bị cấm xuất khẩu nên gặp rủi ro không thể chuyển hàng đi. Đôi khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia có biến cố không bình thường, nên khó khăn trong việc nhận tiền hàng của nhà xuất khẩu.

* Nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia:

Đó chính là những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội, kinh tế… tại một nước.

- Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe doạ sự ổn định nội bộ của một nước.

- Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh.

- Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ, ngoại hối ra nước ngoài.

- Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề, khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài.

- Sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu khiến cho mọi hoạt động thương mại quốc tế và các tài khoản NOSTRO của nước đó ở nước ngoài bị kiểm soát gắt gao, thậm chí bị phong toả nên mgân hàng không thể thanh toán tiền hàng ra nước ngoài.

- Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi, thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận trong thanh toán gây ra rủi ro cho nhà nhập khẩu và mgân hàng của họ.

1.3.2.4. Rủi ro pháp lý.

Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là toà án nước nào thụ lý, và xử lý vụ án trên cơ sở luật pháp nước nào? Cho dù trong hợp đồng ngoại thương đã đề cập đến vấn đề này, song không phải là không có phức tạp. Bởi vì không có một bên nào có thể thông thạo và nắm vững luật pháp quốc gia của bên đối tác.

* Nguyên nhân của rủi ro pháp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính là môi trường pháp lý và luật pháp của các bên là khác nhau, dù cho thanh toán quốc tế lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ theo UCP 600 nhưng ở nhiều nước khác nhau, giao dịch này cũng bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống pháp

luật quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các Ngân hàng thương mại khi tham gia thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tuỳ thuộc vào pháp luật nước đó. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt, thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ. Quan điểm của ICC (Phòng thương mại quốc tế) là UCP không thể làm thay đổi luật pháp quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho tòa án xem xét và phán quyết. Vì vậy, rủi ro pháp lý là không tránh khỏi.

1.3.2.5. Rủi ro ngoại hối.

Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. Nếu ngoại tệ được lựa chọn trong thanh toán lên giá sẽ gây tổn thất cho người nhập khẩu, ngược lại ngoại tệ đó mất giá lại gây thiệt hại cho bên xuất khẩu. Trong giao dịch thanh toán L/C, các ngân hàng cũng gặp phải rủi ro về ngoại hối, những rủi ro này xuất hiện khi Ngân hàng ở trạng thái "đoản" về ngoại tệ đó khi ngoại tệ này lên giá, và ngược lại, ở trạng thái "trường" khi ngoại tệ này mất giá. Khi đó, ngân hàng sẽ phải gánh chịu tổn thất.

* Những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá, tác động đến rủi ro hối đoái.

Tỷ giá biến động chịu tác động trên hai phương diện: thứ nhất là ảnh hưởng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 32)