Rủi ro về tác nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 38)

Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng

đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP 600 và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.

Do đặc thù của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là các ngân hàng chỉ làm việc trên bề mặt các chứng từ, vì vậy, phương thức này đòi hỏi một cách khắt khe về sự phù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C. Một sự khai thác dù nhỏ cũng có thể bị người mua và ngân hàng phát hành L/C bắt lỗi và từ chối thanh toán. Đây là trở ngại lớn đối với nhà xuất khẩu vì họ gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe đó. Nếu như các sai sót liên quan đến chứng từ hồ sơ do nhà xuất khẩu lập (các sai sót trong hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết hàng hoá…) thì họ có thể chủ động sửa chữa sai sót này, nhưng có những chứng từ không phải do người bán lập mà có những sai sót như sai sót trong vận đơn, xuất xứ hàng hoá, phiếu kiểm định hàng hoá… hoặc các chứng từ do bên thứ ba lập thì người bán không thể khắc phục được.

Trường hợp nếu các ngân hàng tham gia thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ không phát hiện ra sai sót, hoặc bỏ qua các lỗi cho là nhỏ, sau khi thực hiện thanh toán, hoặc chiết khấu cho nhà xuất khẩu, Ngân hàng đó sẽ chịu mọi rủi ro nếu Ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu L/C đồng thời là Ngân hàng xác nhận L/C thì nó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số tiền đã chiết khấu.

Rủi ro có thể xảy ra đối với ngay cả ngân hàng phát hành L/C, khi trong việc kiểm tra chứng từ mở L/C, đối với loại L/C không thể huỷ ngang khi đã phát hành thì ngân hàng không thể tự ý huỷ bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thông báo sai sót trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ chứng từ, nếu quá thời gian đã quy định đó, ngân hàng mất quyền từ chối và chịu mọi rủi ro.

Đối với ngân hàng thông báo L/C, cần thiết phải xác định tình trạng mã khoá của ngân hàng phát hành L/C, nếu không xác định được điều này phải nêu rõ trong L/C thông báo cho nhà xuất khẩu và nói rõ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C này, nếu trong việc này không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng thông báo và cho nhà xuất khẩu.

* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp.

Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu, chưa nắm bắt được yêu cầu rất khắt khe của L/C, của "Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ" (UCP 600), dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập chứng từ và thanh toán. Ngoài ra cũng phải kể dến trình độ nghiệp vụ, ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản có liên quan.

1.3.4. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ.

Trong phương thức thanh toán TDCT, mối quan hệ của ngân hàng với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phát sinh khi bắt đầu mở L/C. Từ đó cũng phát sinh những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Để đánh giá được mức độ của những rủi ro đó, người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu về định mức ký quỹ, nợ quá hạn và cho vay bắt buộc:

1.3.4.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ.

Ký quỹ là quy định của ngân hàng đối với khách hàng khi họ xin được bảo lãnh phát hành L/C. Khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong toả cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Thông thường, khoản tiền này được tính theo tỷ lệ với giá trị mà khách hàng xin được bảo lãnh.

Mức ký quỹ có thể là 100% hoặc dưới 100% tuỳ đối tượng khách hàng cụ thể, và cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán càng cao thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.

- Đối tượng khách hàng: uy tín của khách hàng với ngân hàng càng lớn thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.

- Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường: những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp và ngược lại.

Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ cụ thể. Tỷ lệ ký quỹ càng thấp thì nguy cơ đối mặt với rủi ro của ngân hàng càng cao.

1.3.4.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc.

Tỷ lệ cho vay bắt buộc = Giá trị cho vay bắt buộc/ Tổng giá trị thanh toán

Khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán tiền hàng cho ngân hàng, ngân hàng buộc phải ghi nợ tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Nhưng nếu tài khoản này không đủ số dư để thanh toán, ngân hàng buộc phải cho doanh nghiệp vay với lãi suất quá hạn. Số tiền cho vay đó là cho vay bắt buộc, ngân hàng không muốn cho vay nhưng chỉ có cách đó mới có thể đòi tiền doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng giá trị L/C thanh toán thì số cho vay bắt buộc, nghĩa là giá trị thư tín dụng không được doanh nghiệp thanh toán mà ngân hàng không thể thu hồi được ngay, chiếm tỷ lệ là bao nhiêu.

1.3.4.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Giá trị nợ quá hạn/ Tổng giá trị thanh toán

Khi ngân hàng đã cho vay bắt buộc, nếu sau một thời gian, doanh nghiệp có khả năng thanh toán cả gốc và lãi thì coi như ngân hàng đã đòi được số tiền trước đây. Còn nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, không có khả năng thanh toán thì số cho vay đó sẽ được kết chuyển nợ quá hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị ngân hàng không thể thu hồi so với tổng giá trị cho vay hay tổng giá trị thanh toán chiếm tỷ lệ bao nhiêu.

Từ những chỉ tiêu cơ bản trên, ta có thể thấy khái quát về tình hình rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại một ngân hàng, từ đó có biện pháp để quản lý rủi ro trong ngân hàng một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH

TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI.

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI.

2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI (2005 – 2007).

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thàn viên WTO đã mở ra nhiều thời cơ và cơ hội mới. Tuy nhiên đây cũng là năm lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xẩy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn cho đầu vào trong nước. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2007 nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước. NHNo & PTNT Nam Hà Nội ra đời với nhiều điều kiện thuận lợi như ưu thế về năng lực và uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước; cùng với sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng; lại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại… Nhưng bên cạnh đó cũng gặp ít những khó khăn như hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa mạng lưới ngày càng mở rộng của hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố; đặc biệt là sự cạnh tranh mạnh của các NHTM có ưu thế trội hơn về công nghệ và trình độ cán bộ; các doanh nghiệp có tiềm năng lớn về nguồn vốn và thanh toán cũng như hầu hết các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn đều đã có quan hệ truyền thống với các NH khác; phần lớn CBCNV của Chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm về điều hành cũng như chuyên môn… Tuy nhiên, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã từng bước khắc phục những khó khăn và tận dụng những ưu thế sẵn có để trở thành một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHNo. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã không ngừng phát triển cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, thể hiện cụ thể ở 3 chỉ tiêu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.1. Huy động vốn.

Nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ nhanh và vững chắc. Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn không ngừng tăng lên ở mức hợp lý, từ đó làm giảm thấp lãi suất đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chất nguồn vốn cũng có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực, cụ thể là:

Bảng 1: Kết quả huy động vốn (2005- 2007). Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 KH 2007 31/12/2007 TH % So 2006 % So KH I. Tổng nguồn vốn 4,439 7,953 6,686 8,320 105% 124% 1 – Nguồn vốn huy

động tai địa phương 3,938 5,767 4,500 6,134 106% 136%

+ Nguồn nội tệ 3,600 5,187 3,749 5,562 107% 148%

+ Nguồn ngoại tệ 338 580 751 572 99% 16%

2 – Huy động trái

phiếu TW 501 2,186 2,186 2,186 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 -2007)

Tổng nguồn vốn tính đến thời điểm 31/12/2006 đạt 7,953 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 3,514 tỷ đồng với tốc độ tăng 179%. Tuy nhiên, trong tổng nguồn có nguồn vốn huy động hộ trung ương là 2,186 tỷ đồng theo chủ trương của Tổng giám đốc. Như vậy, tổng nguồn vốn của chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 5,767 tỷ đồng, tăng 147% so với năm 2005.

Đến thời điểm 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động là 8,320 tỷ đồng, tăng so với thời điểm 31/12/2006 là 367 tỷ đồng với tốc độ tăng 105%, đạt 124% kế hoạch năm.

2.1.1.2. Dư nợ cho vay.

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng. Thành quả trong công tác huy động vốn có được khẳng định hay không cũng tuỳ thuộc vào công tác sử dụng vốn cho các hoạt động trọng yếu, có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, Ban lãnh đạo chi nhánh đã hết sức quan tâm đến vấn đề sử dụng vốn, đặc biệt công tác tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế, chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, đó là:

Bảng 2: Kết quả dư nợ cho vay (2005 - 2007) phân tích theo thời gian cho vay.

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 Tỷ trọng 31/12/2006 Tỷ trọng 31/12/2007 - Dư nợ 1,119 143% 1,601 122% 1,945 + Ngắn hạn 805 118% 952 91% 863 + Trung hạn 129 68% 88 123% 108 + Dài hạn 185 303% 561 173% 973

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005 - 2007)

Tổng dư nợ tính đến 31/12/2006 là 1,601 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 482 tỷ với tốc độ tăng 143. Đến 31/12/2007, tổng dư nợ của Chi nhánh là 1,945 tỷ đồng, tăng 344 tỷ đồng với tốc độ tăng 122% so với năm 2006. Có thể nói, phấn đấu thực hiện mục tiêu hiện đại hoá Ngân hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại, chi nhánh đã thực hiện thành công mô hình giao dịch một cửa, tạo sự thông thoáng trong giao dịch đối với khách hàng. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi các thanh toán viên phải không ngừng hoàn thiện tất cả các nghiệp vụ: kế toán, thanh toán, ngân quỹ… để đáp ứng được yêu cầu hoạt động, và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ trình độ của cán bộ ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI (2005 - 2007).

2.2.1. Khái quát về hoạt động TTQT của Chi nhánh (2005 -2007).

Trong 3 năm trở lại đây ( 2005 – 2007) tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng rất cao, ở giai đoạn hội nhập ngày càng mạnh mẽ việc giao thương với nước ngoài càng được đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên khối lượng thanh toán còn thấp so với các ngân hàng thương mại khác. trong năm 2007 thị phần của ngân hàng chỉ chiếm 7,5%. Thêm vào đó, với sự quan tâm của Ban lãnh đạo, sự giúp đỡ, phối hợp của các Phòng ban cùng nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ phòng thanh toán quốc tế, trong những năm vừa qua, hoạt động TTQT của chi nhánh đã có những bước tăng trưởng vững chắc và đạt được những thành tích đáng tự hào. Điều đó được thể hiện ở tổng doanh số TTQT trong vòng 3 năm gần đây:

Bảng 3: Doanh số thanh toán quốc tế (2005 - 2007) tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội.

Đơn vị: USD

Nghiệp vụ Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

1. Hàng nhập khẩu 1.1. L/C nhập 1.2. Chuyển tiền TTR 1.3. Nhờ thu 1,044 758 121 165 67,800,000 48,852,000 8,136,000 10,812,000 1,113 829 106 178 103,313,000 80,816,000 8,166,000 12,331,000 1,437 1,116 159 252 147,997,000 115,797,000 12,682,000 19,518,000 2. Hàng xuất khẩu 2.1. L/C xuất 2.2. Chuyển tiền đến 2.3. Nhờ thu xuất 669 104 421 144 48,500,000 7,534,000 30,521,000 10,445,000 477 98 295 84 61,442,000 12,623,000 37,997,000 10,822,000 533 135 248 150 92,969,000 23,548,000 43,258,000 26,163,000 Tổng cộng 1,713 116,300,000 1,590 164,755,000 1,970 204,966,000

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2005- 2007)

Cũng giống như hàng thương mại khác, hiện nay chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà nội đang áp dụng ba phương thức thanh toán phổ biến nhất là: chuyển tiền,

nhờ thu và L/C. Nói chung, các nghiệp vụ trong hoạt động TTQT qua các năm đều tăng lên cả về số món và số tiền:

- Tính đến ngày 31/12/2006, doanh số thanh toán XNK của chi nhánh đạt 164,755,000 USD, tăng 48,455,000 USD so với năm 2005 với tốc độ tăng 142%. Trong đó: doanh số thanh toán NK đạt 103,313,000 USD, tăng 152% so với năm 2005 và chiếm 62,7% tổng doanh số thanh toán XNK, chủ yếu do doanh số thanh toán L/C, chuyển tiền TTR và nhờ thu đều tăng so với 2005. Những hợp đồng thanh toán NK chủ yếu là hợp đồng thiết bị, máy móc, sắt thép, hoá chất các loại…; doanh số thanh toán XK đạt 61,442,000 USD, tăng 127% so với 2005 và chiếm 37,3% tổng doanh số thanh toán XNK.

- Doanh số thanh toán XNK của Chi nhánh năm 2007 đạt 204,966,000 USD, tăng 40,211,000 USD so với năm 2006 với tốc độ tăng 124,4%. Trong đó, doanh số thanh toán NK đạt 147,997,000 USD, tăng 143% so với 2006 và chiếm 72,2% tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP và KIẾN NGHỊ NHẰM hạn CHẾ rủi RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT tại NHNO & PTNT NAM hà nội (Trang 38)