Một là, hoạch định những gì cấp doanh nghiệp cần làm và những gì doanh nghiệp không cần làm.
Hai là, điều chỉnh cơ cấu và trọng tâm của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh đã chọn.
Quy trình tổng quát của việc lựa chọn chiến lược tuân theo 4 bước sau:
Bước 1: nhận biết chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo cần
biết vị trí hiện tại doanh nghiệp đang ở đâu và các chiến lược doanh nghiệp đang theo đuổi là gì? Đó là căn cứ để lựa chọn chiến lược mới và khẳng định chiến lược đã có.
Bước 2: phân tích vốn đầu tư. Đây là bước thứ hai trong quá trình lựa chọn
chiến lược; có nhiều phương pháp phân tích vốn đầu tư, mà một trong các phương
pháp tối ưu là phan tích dựa trên ma trận danh mục vốn đầu tư, trong đó trục hành biểu
thị sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, trục tung biểu thị tiềm năng tăng trưởng
trong ngành.
Bước 3: lựa chọn chiến lược doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể lựa
chọn chiến lược tổng quát hoặc một tổ hợp các chiến lược doanh nghiệp, trong đó:
- Bổ sung các đơn vị kinh doanh mới vào danh sách đầu tư.
- Loại bỏ các đơn vị kinh doanh cũ trong danh sánh đầu tư.
- Sửa đổi chiến lược kinh doanh của các dơn vị kinh doanh.
- Sửa đổi mục tiêu thành tích của doanh nghiệp.
- Chú trọng việc thay đổi những điều kiện làm cho thành tích đạt được có thể
thấp hơn so với khả năng thực tế dự báo.
Bước 4: Đánh giá chiến lược đã chọn. Muốn đánh giá chất lượng được chọn
ban lãnh đạo cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi liên quan đến chiến lược. Câu hỏi
quan trọng nhất là liệu chiến lược đề ra có đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp không?