Môi trường kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 44)

1. Môi trường vĩ mô

Có rất nhiều các tác lực vĩ mô khác nhau ảnh hưởng và tạo ra những cơ hội và

nguy cơ đe dọa đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên ta có thể quan tâm đến các nhân tố chủ yếu sau:

1.1. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà Nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển với

việc khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng thế mạnh trong nước cũng như nước ngoài. Với các đơn vị kinh tế Nhà Nước trong đó có Công ty Vật liệu Xây dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Thành phố Đà Nẵng thì điều đó tạo cho đơn vị một cơ chế thông thóang hơn, tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh bởi nó giảm được sự can thiệp sâu,

cứng nhắc và thiếu xác thực của Nhà Nước Trung Ương.

Về khía cạnh quan hệ kinh tế quốc tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại

giao với 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ đồng thời

có quan hệ tốt với nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như ngân hàng thế giới (WB), quỹ

tiền tệ quốc tế (IMF). Về quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, đã có hơn 50 nước và vùng lãnh thổ tiến hàng đầu tư bằng nhiều hình thức vào Việt Nam trong đó phải kể đến các nhà đầu tư lớn như Đài Loan, Hông Kông, Nhật Bản, Hàn quốc, Pháp… Với

quan hệ đối ngoại này cũng đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển bởi qua đó Công ty thu hút đâu tư, thực hiện liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, tạo điều kiện

mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, cũng như Công ty có điều kiện học hỏi kinh

nghiệm và kiến thức về những công trình kiến trúc, xây dựng của các nước.

Trong xu hướng nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước hội nhập và phát triển

theo xu thế chung của khu vực và thế giới, cùng với hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2001 đã mở ra hướng phát triển mới cho ngành xây dựng nói chung, cơ hội cho

Công ty nói riêng. Là một doanh nghiệp có truyền thống nhận thầu các công trình xây dựng cho Thành phố cũng như các tỉnh lân cận và cung cấp nguyên vật liệu cho các

công trình xây dựng trong nhiều năm qua, Công ty đã và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động

sản xuất kinh doanh của mình nhờ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước và địa

bàn cùng với đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng

tăng nên ngày càng đòi hỏi nhiều về nhu cầu chi tiêu cho trang trí nội thất cũng như

xây dựng nhà ở, đường xá,… theo xu hướng và nhịp độ phát triển của thị trường. Đó là

cơ hội cho Công ty trong việc mở rộng và khai thác trong tương lai mà Công ty cần đột phá.

Hơn nữa, hiện nay lãi suất ngân hàng tương đối ổn định và các đơn vị tài chính

Trung ương, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi nên Công ty có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, với việc quản lý chặt chẽ nền kinh tế, đã kìm hãm tỷ lệ lạm phát bình quân 5%/năm đã giúp cho Công ty bảo đảm an toàn trong kinh doanh.

Tóm lại, môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

của mình.

Sự phát triển nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đặt ngoài mối

quan hệ với nền chính trị của nước đó. Nói đúng hơn chính trị là nền tảng cho sự phát

triển kinh tế của một nước. Vì vậy thành quả kinh tế mà chúng ta đạt được trong thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gian qua không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của nền chính trị Nhà Nước. Ở

Việt Nam, chính đặc trưng của nền kinh tế chính trị đã tạo ra một thuận lợi nho nhỏ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà Nước nói riêng. Chúng ta phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa trong đó kinh tế Nhà Nước là thành phần kinh tế quan trọng, giữ vai trò chủ đạo

trong bối cảnh nền kinh tế mới. Do đó ở vài khía cạnh các doanh nghiệp Nhà Nước

vẫn được nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh về vấn đề mặt bằng, vốn, thủ tục hành chính, thuế và nhiều ưu đãi khác… do vậy trong một chừng mực nào đó thì Công ty là

đơn vị thuộc Nhà Nước nên có nhiều lợi thế hơn so với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác.

Tóm lại, môi trường chính trị pháp luật tương đối thuận lợi đã tạo điều kiện cho

quá trình phát triển đất nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong đó có Công

ty. Tuy nhiên, trên khuôn khổ áp dụng chính sách kinh tế của Nhà Nước, Công ty nói

riêng và các doanh nghiệp khác nói chung còn nhiều hạn chế gây trở ngại cho phát

triển chẳng hạn như:việc mở rộng mặt bằng sản xuất còn phải qua nhiều khâu trung gian, hay cơ chế quản lý ban hành liên tục bị Nhà Nước thay đổi gây ảnh hưởng đến

tính ổn định sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, điều cần thiết là Công ty phải

luôn nắm bắt thông tin kịp thời để dự đoán trước và có biện pháp chớp lấy thời cơ

cũng như khắc phục khó khăn trước tình hình đó, dưới góc độ nhìn nhận của Công ty

phải nhạy cảm để có thể đưa ra những chiến lược thích ứng phù hợp với nhu cầu Công ty đang kinh doanh.

1.3. Môi trường văn hóa - xã hội

Yếu tố văn hóa xã hội cũng là một nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

của ngành dệt may. Đối với nền văn hóa xã hội trong nước, Việt Nam là một nước có

truyền thống văn hóa lâu đời tuy nhiên do qua trình hội nhập trên thế giới nên văn hóa

Việt Nam cũng có nhiều thay đổi đáng kể như về cách ăn mặc, lối sống… Đồng thời

với mức sống ngày càng được cải thiện và thu nhập bình quân đầu người ngày càng

tăng làm cho nhu cầu về nhà ở cũng đòi hỏi đa dạng và phong phú hơn về quy mô,

trang trí, chất lượng…cũng như những kiến thức về chất lượng công trình xã hội ngày

càng cao hơn do đó ngành xây dựng nói chung và Công ty nói riêng phải nắm bắt được

những vấn đề này để có biện pháp cải thiện Công ty đáp ứng được các yêu cầu này.

1.4. Môi trường công nghệ

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ như thiết bị

chuyên dùng dây chuyền sản xuất, công nghệ thông tin tiên tiến… đã tác động mạnh

mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc áp dụng những thành tựu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đem lại kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nhiều mẫu mã đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành đồng

thời rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm.

Công nghệ sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng ngày càng hiện đại làm cho công suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người dân. Trong những năm qua với việc hoàn thành dây chuyền hai nhà máy

xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn cùng với việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xi

măng lớn như Tràng Kênh, Nghi Sơn… đã góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng xi măng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người tiêu dùng. Riêng Thành phố Đà Nẵng

với việc hoàn thành nhà máy xi măng Hoà Khương đưa vào sử dụng và cải tạo mở

rộng nhà máy xi măng Hải Vân đã đáp ứng nhu cầu xây dựng ở địa bàn.

2. Môi trường vi mô

2.1. Thị trường và khách hàng 2.1.1. Thị trường 2.1.1. Thị trường

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các tỉnh miền Trung, trong đó chủ yếu là địa bàn Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, chiếm khối lượng tiêu thụ tương đối lớn của Công ty trong năm 2002, tiếp đến là các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum…Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp Nhà Nước cũng như những doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất vật liệu xây dựng ở các tỉnh Bình

Định, Phú Yên, Huế… với các mặt hàng chủ yếu là gạch hoa, gạch Tuynen, bê tông

thương phẩm… nên lĩnh vực vật liệu xây dựng của Công ty chưa chiếm lĩnh hết thị trường các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, do đó chỉ tập trung ở một số thị trường

chủ yếu như Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia lai - Kontum… Song đối với các loại vật liệu

xây dựng cao cấp như kính, gạch men, sứ vệ sinh, hàng trang trí nội thất… thì Công ty chiếm thị phần khá lớn ở khu vực miền Trung nhờ sản phẩm có chất lượng cao, mẫu

mã đa dạng và giá thành hợp lý.

Về thị trường xi măng và vật liệu xây dựng

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ xi măng và vật liệu xây dựng của

Công ty cũng không có gì tiến bộ, thị trường chủ yếu vẫn là những thị trường cũ,

không mở rộng thêm thị trường nào thậm chí những thị trường cũ đã bị các doanh

nghiệp khác chiếm lĩnh mất, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của Công ty. Điều này thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Thị trường tiêu thụ xi măng - vật liệu xây dựng chủ yếu của Công ty trong năm 2002

Xi măng các loại (tấn) Gạch hoa (viên) Gạch các loại (nghìn viên) Thị trường Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Quảng Nam 13.150 16,44 150.000 16,67 4.000 40,00 Đà Nẵng 42.740 53,42 650.000 72,22 2.500 25,00 Quảng Ngãi 12.420 15,53 - - 1.000 10,00 Huế 7.671 9,59 - - 1.500 15,00 Phú Yên - - - - 1.000 10,00

Gia Lai – Kontum 4.019 5,02 100.000 11,11 - -

Tổng 80.000 100 900.000 100 10.000 100

Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy:

- Về thị trường xi măng, trong năm 2002 cũng như những năm trước đây thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu ở Thành phố Đà Nẵng, và tỉnh Quảng Nam,

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 39 - 44)