Xây dựng mục tiêu chiến lược 1 Các căn cứ

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 102 - 107)

II. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty đối với sản phẩm trên thị trường

2. Xây dựng mục tiêu chiến lược 1 Các căn cứ

2.1. Các căn cứ

Để xác lập các mục tiêu quan trọng, cốt yếu cho chiến lược phát triển hoạt động

sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005 đến năm 2010 (kế hoạch 5 năm) cần

dựa vào các căn cứ sau:

Căn cứ thứ nhất, đó là chức năng nhiệm vụ của Công ty và mục tiêu chiến

lược bao giờ cũng là sự cụ thể hóa từ những chức năng, nhiệm vụ có trong từng giai đoạn cụ thể.

Căn cứ thứ hai, dựa vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Công ty và

những triển vọng của môi trường gồm các điểm mạnh và cơ hội đã được đánh giá.

Căn cứ thứ ba, sự thoả mãn mong muốn đòi hỏi của các nhà ảnh hưởng bên

trong và bên ngoài gồm có:

+ Khách hàng: mong muốn có sản phẩm đạt chất lượng cao, bảo đảm tính hợp

lý về thẩm mỹ, kiểu dáng, nhu cầu sử dụng…

+ Nhà cung cấp: mong muốn quan hệ ổn định lâu dài, cung cấp nhiều cho Công

ty, hình thức thanh toán linh động…

+ Công chúng xã hội: mong muốn mọi hoạt động của Công ty cần tạo nên sự an

toàn cho xã hội, có tác dụng tốt trong việc cải thiện điều kiện kinh tế, tạo nên đóng góp

ngày càng nhiều cho xã hội về những sản phẩm, công trình đáp ứng nhu cầu của người

tiêu dùng.

 Mong muốn của các nhóm lợi ích bên trong:

+ Chủ sở hữu: chủ sở hữu của Công ty là Nhà Nước, Nhà Nước quan tâm đến

doanh nghiệp, phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ về tài chính, thực hiện chính sách

phát triển về kinh tế xá hội do Đảng và Nhà Nước đề ra.

+ Lãnh đạo Công ty: là người đại diện của Nhà Nước tại Công ty, mong muốn

Công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, uy tín sản phẩm ngày càng cao, tăng doanh số và lợi nhuận, hoàn thiện nhiệm vụ về bảo tồn và phát triển vốn Nhà Nước cấp cũng như các nghĩa vụ thuế theo luật định, nâng cao đời sống

cho cán bộ công nhân viên và tạo quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương.

+ Cán bộ công nhân viên: quan tâm đến mục tiêu cấp bách, thiết thực là mong muốn bảo đảm công ăn việc làm, tiền lương ổn định với công việc phù hợp theoo khả năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình, đồng thời các điều kiện sinh hoạt và lao động

phải được cải thiện.

Từ những căn cứ cơ bản trên, ta có thể xác lập các mục tiêu tổng quát của Công

Biểu: Giản đồ xác lập mục tiêu chiến lược

Căn cứ vào giản đồ mục tiêu chiến lược Công ty thì tiến hành xác định các mục

tiêu chiến lược tổng quát cụ thể từ năm 2005 đến năm 2010 như sau:

2.2. Mục tiêu chiến lược tổng quát

+ Tăng cường củng cố phát triển và giữ vững thị trường sản phẩm chính mà

Công ty đang kinh doanh, đồng thời tăng cường mở rộng nghiên cứu sản phẩm mới

chiếm lĩnh thị trường phù hợp với sở thích người tiêu dùng.

+ Tận dụng các cơ hội để khai thác các thế mạnh, đa dạng hóa các loại hình sản

xuất nhằm khai thác triệt để thị trường, tăng cường doanh số và lợi nhuận, đảm bảo an

toàn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong điều kiện cần thiết của công cuộc

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

+ Cần hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh sánh vai với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực. Các cơ hội có thể có

Mục tiêu chiến lược lựa chọn Các phương án chiến lược có thể có

Các nhóm lợi ích bên trong

Các điểm mạnh hiện có

+ Tạo đượcấn tượng đẹp và uy tín đến với người tiêu dùng về các sản phẩm, các

công trình và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, qua đó thu hút được nhiều

khách hàng.

2.3. Mục tiêu cụ thể của chiến lược

Dựa trên cơ sở của những mục tiêu tổng quát đã được xây dựng ở trên, ta có thể

xác lập mục tiêu cụ thể cho chiến lược phát triển của Công ty giai đoạn 2005 - 2010

như sau:

+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20% - 25%, đến năm 2010 đạt doanh thu gấp đôi so với hiện nay.

+ Đưa ra các loại sản phẩm mới, mẫu mã đa dạng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhằm thu hút nhiếu khách hàng (khách hàng quen và khách hàng lạ) tiêu thụ sản

phẩm của Công ty.

+ Đạt cơ cấu ổn định về doanh số, trong đó lĩnh vực khai thác quỹ đất và kinh doanh nhà là chủ yếu, chiếm khoảng 40% doanh thu, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất kinh

doanh vật liệu xây dựng chiếm khoảng 35% doanh thu và lĩnh vực xây lắp chiếm

khoảng 25% doanh thu.

+ Tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, cố gắng

nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên và đội ngũ

công nhân kỹ thuật trong Công ty và phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đến năm

2010 gấp đôi hiện nay.

+ Tổ chức được từ 4 cuộc hội nghị khách hàng trở lên mỗi năm, trong đó ít nhất

Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược tổng quát và cụ thể trong giai đoạn

2005 - 2010 của Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp và kinh doanh nhà được thể hiện

qua bảng sau:

Bảng 17: Tổng hợp chức năng nhiệm vụ chiến lược của Công ty

Chức năng - Nhiệm vụ Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cụ thể

Chức năng: là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành.

Nhiệm vụ:

1. Kinh doanh đúng theo

luật định, duy trì phát triển

nguồn vốn sản xuất kinh

doanh.

2. Cải thiện, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Khai thác nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội, đa dạng hóa loại hình sản

xuất kinh doanh.

4. Phải cố gắng nắm bắt cơ

hội, khai thác mạnh mẽ lợi

thế trong lĩnh vực hoạt 1. Tăng cường củng cố vị trí và giữ vững thị trường sản phẩm chính của Công ty. 2. Mở rộng loại hình hoạt động trên cơ sở thế mạnh

của Công ty.

3. Hiện đại hóa công nghệ,

kỹ thuật, trang thiết bị để

trở thành Công ty có trình

độ công nghệ tiên tiến.

4. Tạo được hình ảnh tốt đẹp về Công ty trong suy

nghĩ của công chúng.

1. Mức tăng trưởng bình

quân hàng năm từ 20% đến 25% và đạt doanh

thu gấp đôi vào năm

2010.

2. Đưa ra các sản phẩm

mới nhằm thu hút nhiều

khách hàng.

3. Đạt cơ cấu ổn định về

doanh số, trong đó lĩnh

vực khai thác quỹ đất là chủ yếu, tiếp đến là kinh doanh vật liệu xây dựng

và xây lắp.

4. Ổn định công ăn việc làm và đạt thu nhập bình quân cho cán bộ công

động để Công ty đạt hiệu

quả cao nhất.

nhân viên gấp đôi so với

hiện nay.

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)