Đánh giá cơ hộ

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 87 - 92)

- Nhờ có chiến lược kinh doanh mà Công ty có thể xác định được mục tiêu để đề

1. Đánh giá cơ hộ

1.1. Đánh giá mức độ tác động của cơ hội

- Nền kinh tế Nhà Nước nói chung, khu vực miền Trung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng đang trên đà ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định. Đây là điều

kiện thuận lợi để cho Nhà Nước ta mở rộng, tăng cường khai thác thực hiện các dự án đầu tư để xây dựng thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn cho đất nước, góp

phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước nhà, nó cũng là cơ hội

lớn cho Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Quá trình quy hoạch đô thị hóa các vùng dân cư trong khu vực là điều kiện cơ

bản để phát triển các khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tất cả các yếu tố trên tạo ra một lượng cầu lớn trên thị trường xây dựng mà Công ty là một trong những

Công ty xây dựng có cơ may tham gia hoạt động.

- Quá trình tăng trưởng tự nhiên về dân số cũng như thu nhập và mức sống của người dân nước ta ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu về nhà ở và xây dựng cơ

bản của xã hội và nhân dân ngày càng tăng không ngừng. Do vậy, Công ty cần xem

đây là một trong những cơ hội và làm căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chiến lược

của Công ty.

- Môi trường chính trị pháp luật ngày càng ổn định và hoàn thiện tạo điều kiện

thuận lợi cho các Công ty trong và ngoài nước quan hệ làm ăn trong sự an toàn của

pháp luật quy định.

- Nhờ có Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài thông thoáng nên ngày càng thu hút nhiều Công ty, tập đoàn kinh tế của các nước trên thế giới và trong khu vực đầu tư, làm ăn.

- Khả năng hợp tác với các nước trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh nhà và quan hệ quốc tế mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các công nghệ cũng như trang thiết bị hiện đại, tiên tiến về sản xuất vật liệu xây dựng.

Tóm lại, những cơ hội nêu trên rất khả thi trong tình hình nền kinh tế đất nước

ngày càng phát triển và đổi mới và là tiền đề, cơ sở cho Công ty trong quá trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh.

Có thể đánh giá mức độ tác động của các cơ hội trên đối với Công ty hay là đánh

giá những lợi ích có thể có khi cơ hội đó trở thành hiện thực bằng cách sử dụng phương pháp phân loại và tính điểm.

Bảng14: Phân tích đánh giá các cơ hội của Công ty

CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN

CÔNG TY

(các cơ hội chủ yếu - O)

Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đến Công ty Chiều hướng tác động Tính số điểm (1) (2) (3) (4) (5)

1. Nền kinh tế tăng trưởng dẫn đến các dự án đầu tư được triển

khai.

3 3 + +9

2. Môi trường chính trị - pháp luật

ngày càng ổn định và hoàn thiện.

2 2 + +4

3. Luật đầu tư khuyến khích nước

ngoài ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

3 2 + +6

4. Quá trình quy hoạch đô thị hóa các vùng dân cư trong khu vực.

3 3 + +9

trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh nhà.

6. Quan hệ quốc tế mở rộng. 2 2 + +4 7. Dân số phát triển và thu nhập

gia tăng.

2 3 + +6

Cột số 1: là các yếu tố chủ yếu của môi trường có tác động đến Công ty.

Cột số2: phân loại các cơ hội theo mức độ quan trọng tổng quát đối với ngành mà Công ty hoạt động theo các mức độ cấp độ như sau:

+ Mức độ quan trọng tính điểm đánh giá: 3

+Mức độ bình thường, điểm số đánh giá: 2

+Ít quan trọng, điểm số đánh giá: 1

Cột số 3: thể hiện mức độ tác động thực tế mà các cơ hội đó tác động cụ thể đến

doanh nghiệp, được chia thành 3 mức độ:

- Tác động mạnh điểm số đánh giá: 3 - Tác động trung bình, điểm số đánh giá: 2

- Tác động yếu, điểm số đánh giá: 1

Cột số 4: thể hiện chiều hướng tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động của Công ty.

+ Tác động theo chiều hướng tốt, cơ hội: đánh giá (+) + Tác động theo chiều hướng tốt, cơ hội: đánh giá (-)

Cột số 5: là điểm số điều chỉnh theo hệ số của các yếu tố tác động đến Công ty, được xác định bằng cách lấy tích số giữa cột 2 và cột 3 theo dấu của cột số 4. Kết quả

phân tích cho ở biểu trên.

Từ biểu phân tích đánh giá trên cho thấy Công ty cần ưu tiên đến việc phân tích các cơ hội O1, O4 là những cơ hội có tác động mạnh đến Công ty trong tương lai, vì vậy Công ty cần chú ý theo dõi để chuẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm khai thác tốt các cơ hội đó.

Nếu điều kiện hoàn cảnh cho phép, Công ty có thể chú ý thêm đến các cơ hội O3, O7 là những tác động trung bình đối với Công ty.

Các cơ hội O2, O5 và O6 là những cơ hội có mức độ tác động thấp đối với Công

ty nên không cần phải bận tâm về nó.

1.2. Xác suất xảy ra

Sau khi đánh giá các cơ hội đối với Công ty cần xem xét khả năng nắm bắt các cơ hội đó để xác định những cơ hội thực tế nào mà Công ty cần quan tâm hơn hết. Để làm được điều này, ta cần phân tích đánh giá các cơ hội theo khả năng mà cơ hội có

thể xảy ra và Công ty có thể nắm bắt, khai thác được nó. Xác suất xảy ra của các cơ

hội được phân thành 3 cấp độ: cao, trung bình, thấp. Việc đánh giá các cơ hội thuộc nhóm nào được tiến hành trên cơ sở xem xét tính hiện thực của các yếu tố tác động từ môi trường làm xuất hiện các cơ hội đó. Kết quả được đánh giá như sau:

+ Nhóm cơ hội có xác suất xảy ra lớn: O1, O4 và O7.

+ Nhóm cơ hội có xác suất xảy ra trung bình: O3, O2 và O6.

Xác suất xảy ra của các cơ hội được thể hiện qua ma trận phân tích các cơ hội. Nhóm cơ hội có xác suất xảy ra lớn: O1, O4 và O7.

Qua phân tích thứ tự ưu tiên, ma trận cơ hội cho thấy:

 Các cơ hội mà Công ty cần ưu tiên cao trong việc khai thác: O1, O4, O7 và O3.

 Các cơ hội ưu tiên thấp hoặc có thể bỏ qua nếu nguồn lực không cho phép O2,

O5 và O6.

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)