Đánh giá tình hình các mặt hoạt động

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 74 - 79)

V. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua

2. Đánh giá tình hình các mặt hoạt động

Để đạt được ngày càng tốt hơn hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không ngừng củng cố và nâng cao mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình.

2.1. Lĩnh vực kinh doanh xi măng

Trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh xi măng của Công ty tuy có nhiều tiến

triển song doanh thu đạt được không cao, năm 2001 chỉ tăng 25,14% so với năm 2000 và năm 2002 tốc độ tăng giảm xuống còn 22,08% trong đó, tốc độ tăng của chi phí sản

xuất kinh doanh lại tăng từ 22,16% năm 2001 lên 23,14% năm 2002, đồng thời việc

Công ty thu được từ kinh doanh xi măng không nhiều, qua 3 năm chỉ tăng từ 3,33% -

4,84%. Đây cũng là một kết quả đáng kể trước sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty cùng ngành. Đó là nhờ trong thời gian qua Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực như:

- Củng cố tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty, tăng cường cán bộ tiếp nhận thu mua đầu nguồn, mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ trong Thành phố và các đại lý

tại các huyện thị.

- Mở các đại lý rộng khắp miền Trung để thực hiện bán lẻ đến tận người tiêu dùng có nhu cầu…

2.2. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng

Đối với lĩnh vực này, Công ty cũng có nhiều đổi mới. Để đáp ứng nhu cầu, thị

hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty mạnh dạn loại bỏ những sản phẩm

sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả và thay thế, mở rộng thêm các sản phẩm mới như sản xuất đá Granit, đá xây dựng,… và đầu tư sản xuất thêm bê tông thương phẩm,

gạch Tuynen, gạch không nung,… nhờ đó doanh thu qua 3 năm đã có sự gia tăng tương đối khá, năm 2001 khoảng 17,67% so với năm 2000 và năm 2002 so với năm 2001 là 16,6%, nhưng chi phí sản xuất trong lĩnh vực này cũng có tốc độ tăng cao hơn

tốc độ tăng doanh thu, năm 2001 là19,85% và năm 2002 là 17,22% cùng với việc thực

hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước tăng lần lượt là 13,76% năm 2001 và 10,23% năm

2002 nên làm cho lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh lĩnh vực này chỉ tăng nhẹ

từ 1,6% năm 2001 lên 2,36% năm 2002.

2.3. Lĩnh vực xây lắp

Lĩnh vực này Công ty đã tham gia từ nhiều năm qua và có ưu thế lớn trong việc

không mang lại lợi nhuận nhiều cho Công ty. Việc thực hiện những chiến lược của

Công ty trong lĩnh vực này qua 3 năm cho kết quả sau:

+ Về doanh thu năm 2001 có sự tăng đột biến hơn gấp đôi so với năm 2000 (52,15%) sang năm 2002 có tăng nhưng không bằng năm 2001, chỉ tăng khoảng

9,78% so với năm 2001.

+ Về chi phí sản xuất kinh doanh, cũng như lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tăng cao hơn so với doanh thu, cụ thể năm 2001/2000 tăng 60,97% và 2002/2001

10,15% . Chính vì vậy mà lợi nhuận của Công ty không cao làm cho các khoản nộp ngân sách Nhà Nước trong lĩnh vực này cả 2 năm 2002 và 2001 đều không tăng so với năm trước.

+ Về lãi thuần, nếu so sánh với những năm trước đây thì lãi trong 3 năm qua có

sự tăng lên rõ rệt, song nếu so giữa 3 năm này thì không có sự gia tăng đáng kể,

nguyên nhân là do chi phí cho lĩnh vực này quá cao làm cho lãi tăng chậm, thậm chí có

giảm, chẳng hạn năm 2001 tăng so với năm 2000 là 13,33% song năm 2002 so với năm 2001 giảm còn 95,59%.

Tóm lại, tuy lợi nhuận của Công ty trong lĩnh vực này có xu hướng giảm nhưng

hiện nay, trên thị trường xây lắp, uy tín Công ty ngày càng tăng nhờ hoàn thành các công trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng kỹ thuật - mỹ thuật cao và giá thành hợp lý.

2.4. Lĩnh vực kinh doanh nhà

Trong những năm trước đây, lĩnh vực này hoạt động mang lại kết quả thấp nhất

trong tất cả các lĩnh vực, song trong 3 năm trở lại đây, nhờ Thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển, được Trung Ương chú ý quan tâm đầu tư phát triển và quy hoạch lại

Công ty cũng có nhiều thuận lợi phát triển lĩnh vực này, mang lại lợi nhuận rất lớn cho

Công ty. Cụ thể:

+ Về doanh thu năm 2001 đạt 138,28% so với năm 2000, và năm 2002 cũng tăng

23,36% so với năm 2001. Đây là kết quả kinh doanh tốt nhất trong mọi hoạt động kinh

doanh của Công ty.

+ Về chi phí sản xuất kinh doanh năm 2001 và 2002 đều tăng tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu khoảng 33,89% năm 2001/2000 và 2002/2001 tăng 25,04%, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty. Nguyên nhân là do một số

các dự án về quy hoạch nhà ở cho dân cư trong 3 năm qua chưa thực hiện hoàn tất nên chi phí trong lĩnh vực này bao gồm: chi phí giải tỏa đền bù và thực hiện tái định cư cho người dân còn cao.

+ Về các khoản nộp ngân sách Nhà Nước năm 2002 đạt tỷ lệ 102,44 % so với năm 2001 tăng không bằng năm 2001/2000 ( năm 2001 tăng là 26,45%).

+ Về lãi thuần, do các khoản chi phí sản xuất và nộp ngân hàng nên lãi thuần có

phần giảm, năm 2001 tăng khoảng 5% so với năm 2000 nhưng sang năm 2002 chỉ tăng có 1% năm 2001. Mặc dù lợi nhuận không tăng cao song nó cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty. Trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh nhà này thì hiện nay Công ty đã đạt nhiều thành tưu đáng kể như xây dựng được

nhiều khu dân cư với nhiều mẫu nhà phù hợp cho mọi thành phần dân cư nên được

nhiều khách hàng ưu chuộng. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Công ty thâm nhập và mở rộng không những trong hoạt động nhà mà ngay cả trong môi trường xây lắp, hỗ

trợ cho các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh xi măng, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, cải thiện và nâng cao đời sống của cán

Qua những vấn đề nêu trên đã phần nào phản ánh được tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua, song nó vẫn chưa phản ánh được

một cách chính xác, đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, chúng ta cần phải phân tích thêm một khía cạnh khác, đó là tỷ trọng của mỗi lĩnh

vực kinh doanh chiếm vị trí như thế nào đối với tình hình sản xuất kinh doanh của

Công ty.

Để đánh giá được tỷ trọng hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta cần xem

xét bảng số liệu sau:

Bảng 11: Tỷ trọng hoạt động kinh doanh của Công ty

ĐVT:%

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

1. Doanh thu

+ Kinh doanh xi măng

+ Sản xuất VLXD + Xây lắp + Kinh doanh nhà 6,78 20,61 25,19 47,42 6,00 17,96 30,14 45,70 6,21 17,75 28,05 47,99 2. Nộp ngân sách Nhà Nước

+ Kinh doanh xi măng

+ Sản xuất VLXD + Xây lắp + Kinh doanh nhà 6,81 20,83 25,65 46,71 2,88 14,77 28,85 53,50 2,93 15,80 28,07 53,20 3. Lãi thuần

+ Sản xuất VLXD + Xây lắp + Kinh doanh nhà 20,53 4,93 64,69 19,92 5,33 65,02 20,00 5,00 65,00

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong cơ cấu các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của

Công ty thì lĩnh vực khai thác quỹ đất và kinh doanh nhà ngày càng chiếm tỷ rọng lớn

trong tổng cơ cấu. Trong tổng doanh thu thì kinh doanh nhà chiếm gần 50%, tiếp đến

lad lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng và cuối cùng là kinh doanh xi măng.

Cũng tương tự như vậy, Công ty đóng góp vào ngân sách Nhà Nước cao nhất là lĩnh

vực kinh doanh nhà, rối kế đến là xây lắp. Tuy vậy, trong cơ cấu lãi thuần thì kinh doanh nhà chiếm lợi nhuận cao nhất, hơn 50% tổng lợi nhuận toàn Công ty, nhưng

lĩnh vực xây lắp tuy doanh thu mang lại cao và đóng góp ngân sách cũng nhiều song

lợi nhuận mang lại rất thấp, thậm chí thấp nhất trong tổng lợi nhuận.

Tóm lại, số liệu trên đã chứng minh rằng hoạt động khai thác quỹ đất và kinh doanh nhà ngày càng chiếm ưu thế trong Công ty. Vì vậy, trong thời gian tới lĩnh vực này được Công ty chọn làm chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình.

Một phần của tài liệu Thuật ngữ trong kinh doanh hiện đại và việc phổ cập tới các doanh nghiệp việt nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)