1.2.6.1. Công cụ pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu được của một Nhà nước. Từ xưa đến nay, Nhà nước nào cũng luôn thực hiện quyền cai trị của mình trước hết bằng pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí con người đểđiều chỉnh hành vi của con người.
Theo Trịnh Đình Thắng (2000), pháp luật có những vai trò chủ yếu đối với công tác quản lý đất đai như sau:
Pháp luật là công cụ duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai. Trong hoạt động xã hội, vấn đềđất đai gắn chặt với lợi ích vật chất và tinh thần của mọi chủ thể sử dụng đất nên vấn đề này dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong các mâu thuẫn đó có những vấn đề phải dùng đến pháp luật mới xử lý được.
Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước và các nghĩa vụ khác. Trong sử dụng đất đai, nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc, nhưng không phải lúc nào nghĩa vụđó cũng được thực hiện một cách đầy đủ có rất nhiều trường hợp phải dùng biện pháp cưỡng chế và bắt buộc thì nghĩa vụđó mới được thực hiện.
Pháp luật là công cụ mà qua đó Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa những người sử dụng đất. Nhờ những điều khoản bắt buộc, thông qua các chính sách miễn giảm, thưởng, phạt cho phép Nhà nước thực hiện được sự bình đẳng cũng như giải quyết tết mối quan hệ về lợi ích trong lĩnh vực đất đai giữa những người sử dụng đất.
Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chế độ, chính sách của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn.
Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể như: Hiến pháp, Luật đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết định, các thông tư, các chỉ thị, các nghị quyết... của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các ngành có liên quan đến đất đai một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý của các cấp, các ngành ở chính quyền địa phương.
1 2.6.2. Công cụ quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai
Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai.'Vì vậy, Luật Đất đai 2003 quy định "Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật".
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước vềđất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từđó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Quy hoạch đất đai được lập theo vùng lãnh thổ và theo các ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch sử dụng đất đai được lập theo các cấp hành chính, gồm: quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước, quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
-Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là quy hoạch sử dụng đất đai được lập theo các ngành như: quy hoạch sử dụng đất đai ngành nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai ngành công nghiệp, quý hoạch sử dụng đất đai ngành giao thông
1.2.6.3. Công cụ tài chính
Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội. Theo Trịnh Đình Thắng (2002), các công cụ tài chính và vai trò của nó trong quản lý nhà nước đối với đất đai như sau:
* Các công cụ tài chính trong quản lý đất đai
-Thuế và lệ phí: là công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý đất đai. Theo Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực đất đai như sau:
Thuế sử dụng đất;
Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
+ Các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
-Giá cả: Đối với đất đai hiện nay, Nhà nước đã ban hành khung giá chung cho các loại đất cụ thể được quy định tại Nghị định số 188/20041NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủđể làm cơ sở chung cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ tính giá đất và thu thuế sử dụng đất; thu tiền khi giao đất, khi cho thuê đất, khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.
- Ngân hàng: là công cụ quan trọng của quan hệ tài chính. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ nói chung nó còn được hình thành để cung cấp vốn cho các công lệnh về khai hoang, cải tạo đất...
* Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai
Tài chính là công cụđể các đối tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.
Tài chính là công cụ mà Nhà nước thông qua nó để tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng đất đai. Các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
Chương 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ
2.1.1. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất dai ở nước ta trong thời kỳ đầu lập nước thời kỳ đầu lập nước
Khi người Việt cổ cùng sống chung trong một công xã nguyên thuỷ thì đất đai là của chung và đó chính là khởi thuỷ của ruộng đất công, mọi người cùng làm, cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ.
Từ thời vua Hùng, toàn bộ ruộng đất trong cả nước là của chung và cũng là của vua Hùng. Khi đất đai bị xâm phạm thì các vua Hùng tổ chức chống cự để bảo vệ và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của vua. Những khái niệm sơ khai về sở hữu nhà vua được hình thành. Người dân có câu "Đất của vua, chùa của làng".
2.1.2. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời kỳ phong kiến thời kỳ phong kiến
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao của chếđộ phong kiến về ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam.
Nhà Đường áp dụng nhiều chính sách về đất đai để tạo nguồn thu nhập ổn định cho Nhà nước đô hộ như lập sở hộ khẩu và áp dụng chính sách "tô, dung, điệu" để thu thuế, sau này được thay thế bằng phép "lưỡng thuế" (Vũ Thị Phụng, 1997). Lúc này số người Hoa di cư sang nước ta ngày càng nhiều, họ lập làng sống xen kẽ với người Việt và du nhập các hình thức ruộng đất từ quê sang. Một bộ phận ruộng đất của người Việt biến thành "lộc điền" của các quan chức đô hộ (Tôn Gia Huyên, 2000).
Ngay từ khi mới giành được độc lập tự chủ, các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập quyền sở hữu tối cao vềđất đai thuộc nhà vua.
Theo Trần Đức (1992), từ thời nhà Đinh đến Tiền Lê bắt đầu thực hiện một số chính sách đất đai nhằm khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các quan tướng cao cấp nên đặc trưng của chính sách ruộng đất thời này là: Hình thành một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của Nhà nước với tên "ruộng tịch điền" (ruộng mà vua đặt chân vào cày để khuyến khích sản xuất nông nghiệp). Một số quan lại có công với triều đình (dẹp loạn 12 xứ quân) được vua cấp cho một vùng nào đó để hưởng thuế gọi là "thực
ấp".
Dưới thời nhà Lý - nhà Trần, bắt đầu sự phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Nhà nước áp đặt quyền sở hữu tối cao của Nhà nước lên tất cả các loại ruộng đất (Nguyễn Đức Khả, 2003). Nhà vua chấp nhận 3 hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu của nhà vua, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Sở hữu của nhà vua được coi như sở hữu nhà nước bao gồm ruộng đất công, ruộng đất phong cho các quan lại. Các loại ruộng đất này đều giao cho nông dân canh tác và nộp tô thuế. Nếu đất công thì toàn bộ tô nộp vào công quỹ nhà vua, nếu ruộng đất phong cho quan lại thì một phần tô nộp cho quan lại được phong và một phần nộp vào công quỹ nhà vua.
Cuối thế kỷ 14, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1397, dưới sự chi phối của Hồ Quý Ly, nhà Trần đã phải ban hành chính sách "Hạn danh điền" để thu hồi ruộng đất cho Nhà nước. Theo đó, mỗi người không quá 10 mẫu ruộng, trừĐại Vương và Trưởng Công chúa (Nguyễn Đức Khả, 2003).
Theo Nguyễn Đức Khả (2003), năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, cùng với việc phong thưởng ruộng đất cho các công thần và cấp lộc điền ông còn cấp đất ở cho các công thần, vương tôn, quý tộc, quan lại (cho đến cửu phẩm) trong kinh thành. Thời kỳ này các quan phủđã tiến hành kiểm Kếđất đai để lập sổ sách (địa bạ) từđó thực hiện chính sách phân phối lại ruộng công, ruộng bỏ hoang cho binh lính và nông dân. Năm 1483, "Quốc triều Hình luật" (còn gọi là Luật Hồng Đức) là bộ luật đầu tiên của nước ta được ban hành gồm 6 quyển có 722 điều, trong đó có 59 điều nói về ruộng đất (lúc mới ban hành có 32 điều quy định về ruộng đất). Tinh thần chung của "Quốc triều Hình luật" khi điều chỉnh quan hệđất đai là bảo vệ nghiêm ngặt chế độ ruộng đất công; bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất; quy định việc mua bán, thừa kế, cầm cố ruộng đất; quy định trách nhiệm của quan lại trong việc quản lý ruộng đất và nghĩa vụ của các chủ ruộng đất [38].
Từ khi Lê Lợi lên ngôi đã tiến hành đo đạc ruộng đất nhưng mãi cho tới cuối triều Hậu Lê vẫn chưa hoàn thành. Lúc đầu, việc đo đạc giao cho các quan huyện thực hiện, sau đó tiến hành lập các đoàn từ kinh đô xuống tận địa phương tiến hành cho chính xác hơn. Nhà Lê cũng khuyến khích việc khẩn hoang lập ấp phát triển thuỷ lợi ở miền Bắc, phát triển đồn điền ở phía Nam. Sau này, do cuộc chiến tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến, chiến tranh liên miên giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn nên vấn đề ruộng đất không được quan tâm. Lúc đó, Vua Lê là bù nhìn nên nông dân đói khổ, ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, bạo động của nông dân nổ ra ở khắp nơi. Đến đầu thế kỷ 18, chếđộ tư hữu ruộng đất chiếm ưu thế trong xã hội, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, quan lại, cường hào.
Năm 1789, khởi nghĩa Tây Sơn kết thúc, người anh hùng áo vải Quang Trung khi lên ngôi vua đã ban bố chiếu khuyến nông nhằm "phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn đất bỏ hoang" chính sách quân điền sửa đổi, bảo đảm cho nông dân có đủ ruộng để cày trên cơ sở tịch thu ruộng đất của bọn phản động và ruộng đất bị bỏ hoang quá hạn định giao cho làng xã quản lý.
Theo Nguyễn Đình Đầu (1994), sau khi Nguyễn ánh lên ngôi (vua Gia Long), suốt từ năm 1805 đến 1 836, nhà Nguyễn hoàn tất bộđịa bạ của 1
8.000 xã từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập chia thành 3 bản: bản Giáp lưu ở Bộ hộ thuộc kinh thành Huế, bản ất để ở dinh Bố chính ở tỉnh và bản Bính đểở xã. Hiện nay chỉ còn lại bản Giáp của
16.000 xã được lưu ở Huế (thất lạc mất 2.000 xã). Trong địa bạ ghi rõ thửa đất thuộc quyền sở hữu của ai, các hướng giáp đâu, sử dụng làm gì, quan điền quan thổ hay ruộng tư, loại hạng ruộng đất, kích thước bao nhiêu. Nhược điểm của địa bạ giai đoạn này là:
-Đơn vịđo lường không thống nhất (từ 0,36 đến 0,52 m) nên khó quản lý và không chính xác;
Địa bạ không có bản đồ kèm theo nên khi sử dụng phải tra cứu ngoài thực địa;
Địa bạ không được tu sửa nên nhận diện thửa đất rất khó khăn (mặc dù có quy định 5 năm đại tu - chỉnh lý một lần).
Ngay trong những năm đầu trị vì đất nước, Nguyễn ánh đã ban hành bộ luật thứ hai của nước ta mang tên "Hoàng Việt Luật lệ" (còn gọi là Bộ luật Gia Long). Trong bộ luật này có 14 điều tập trung bảo vệ chếđộ sở hữu ruộng đất, đảm bảo việc thu thuế. Thực chất, các điều luật này nhằm bảo vệ sở hữu ruộng đất theo hướng quốc hữu hoá kết hợp với hạn chế tư hữu, tăng cường các biện pháp duy trì, bảo vệ và mở rộng loại hình ruộng đất thuộc sở hữu công xã nhưng vẫn tôn trọng và bảo vệ ruộng đất tư và tài sản liên quan đến ruộng đất tư; đồng thời cũng quy định việc mua bán, cầm cố, thừa kế ruộng đất [14].
Nhà Nguyễn đã rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang. Nguyễn Công Trứ là người đã có công phát triển doanh điền ở Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), Hoành Thu (Nam Định), Quảng Yên (Quảng Ninh); từ năm 1828 đến 1839 ông đã mở được 45.990 mẫu (Vũ Ngọc Khánh, 1983). Nguyễn Tri Phương đã tổ chức khai hoang, lập đồn điền ở cả 6 tỉnh Nam kỳ với 21 cơ lính (mỗi cơ có 500 lính) (Nguyễn Đức Khả, 2003).
2.1.3. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời kỳ Pháp thuộc thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đã lo ngay đến vấn đề ruộng đất. Thực dân Pháp chia đất nước ta thành 3 kỳ. Mỗi kỳ thực dân Pháp thực hiện một chếđộ cai trị khác nhau. Mỗi làng xã có một chưởng bạ phụ trách điền địa.
-Nam kỳ là chếđộ quản thủđịa bộ;
-Bắc kỳ và Trung kỳ là chếđộ quản thủđịa chính.
Pháp cũng đã tiến hành xây dựng 3 loại bản đồ: bản đồ bao đạc, bản đồ giải thửa và phác hoạ giải thửa. Các loại bản đồ thời kỳ này được lập với nhiều tỷ lệ khác nhau từ 1/200 đến 1/10.000 (Nguyễn Thúc Bảo, 1985).
* Chếđộđiền thổ tại Nam kỳ
Theo Nguyễn Đức Khả (2003), Pháp bắt đầu thành lập Sở Địa chính Sài Gòn vào năm 1867, đặt dưới quyền một viên Thanh tra hành chính người Pháp. Đến năm 1896, Sở Địa chính đặt dưới quyền trực tiếp của Thống đốc Nam kỳ, từđó tiến hành lập bản đồ giải thửa. Đến năm 1930, đã đo đạc và lập xong bản đồ giải thửa cho hầu hết các tỉnh phía Tây và phía Nam của Nam kỳ. Chếđộ quản thủ địa bộ tại Nam kỳ như sau: Chế độ quản thủ địa bộ theo Nghị định ngày 06/05/1891 : Tỉnh trưởng đảm nhiệm việc quản thủ địa bộ cho người Việt Nam trong tỉnh, đồng thời lo các công việc sau:
Điều tra quyền sở hữu ruộng đất; Xếp hạng ruộng đất;
Đăng ký theo số liệu địa chính; Cấp trích lục cho chủ sở hữu.
-Chếđộ quản thủđịa bộ theo Nghịđịnh ngày 18/02/1921 : Tỉnh trưởng đảm