Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình quản lý Nhà nước về Đất đai pdf (Trang 180 - 200)

Luật Đất đai 2003 quy định người sử dụng đất có 6 quyền chung (Điều l05), 7 nghĩa vụ chung (Điều 1 07) và một số quyền riêng trong lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất và thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; được lựa chọn hình thức giao đất hay thuê đất đối với từng đối tượng sử dụng đất cụ thể.

Luật Đất đai 2003 quy định người sử dụng đất có 6 quyền chung sau đây: -Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-Hưởng thành quả lao động, kết quảđầu tư trên đất;

-Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

-Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổđất nông nghiệp Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

-Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật vềđất đai.

Ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể người sử dụng đất có thể có các quyền sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; quyền lựa chọn hình

thức giao đất, thuê đất. Đồng thời, Luật Đất đai 2003 cũng quy định người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:

-Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

-Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất;

Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; -Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

3.10.2. Trách nhiệm của người quản lý đất đai

Để quản lý, giám sát tết việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, pháp luật đất đai đã cụ thể hoá bằng việc quy định trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của cán bộđịa chính xã, phường, thị trấn như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Trong thời hạn không quá một ngày kể từ khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Cán bộđịa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sửđụng đất đai; trong thời hạn không quá một ngày kể từ khi phát hiện sai phạm phải báo cáo bằng văn bản lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để xử lý đồng gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, việc quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được quy định chặt chẽ và đầy đủ trong pháp luật đất đai.

3.10.3. Xử lý người vi phạm pháp luật đất đai

Pháp luật đất đai quy định các hành vi vi phạm pháp luật đất đai bao gồm: Hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai: vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính; vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; vi phạm về quy định thu hồi đất; vi phạm về quy định trưng dụng đất; vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý; vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất.

Hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất: sử dụng đất không đúng mục đích; lấn, chiếm đất; huỷ hoại đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất; cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất; chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cho thuê đất cho phép; cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình; làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.

Để quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, pháp luật đất đai đề ra quy định xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật vềđất đai, kể cả vi phạm của người sử dụng đất và vi phạm của người quản lý đất đai. Xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:

-Mọi vi phạm phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

-Hình thức kỷ luật được áp dụng độc lập; biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất được áp dụng kèm theo hình thức kỷ luật. Hình thức, mức độ kỷ luật được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân của người có hành vi vi phạm. - Các hành vi vi phạm pháp luật vềđất đai của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý đất đai thì bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật có liên quan.

-Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải do người có thẩm quyền quyết định. -Một hành vi vi phạm chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì từng người vi phạm đều bị xử lý. Một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. -Thời hạn xử lý kỷ luật trong lĩnh vực quản lý đất đai là ba tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm có những tình tiết phức tạp cần có thời gian để thẩm tra, xác minh thì thời hạn được xem xét kéo dài nhưng không quá sáu tháng. Trong thời hạn xử lý kỷ luật mà cá nhân có hành vi vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật thì thời hạn được tính lại kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm mới hoặc từ ngày chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật

Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trong quá trình sử dụng đất, người nào lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất mà đểđất bị lấn, chiếm, thất hoạt thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với giá trị quyền sử tụng đất của diện tích đất bị lấn, chiếm, thất thoát.

Đồng thời, để quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tết hơn, pháp luật đất đai quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính vềđất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật vềđất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm gắn trách nhiệm của người làm công tác quản lý với các vi phạm trong công tác quản lý đất đai. Cán bộđịa chính các cấp là người trực tiếp làm công tác quản lý đất đai nên Điều 144, Luật Đất đai 2003 quy định tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho

phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau: đối với vi phạm của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghịđến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gởi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó; đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn không quá 1 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết. Quy định này quy định việc xử lý trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng trong ngành quản lý đất đai (cán bộ địa chính các cấp) khi vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính.

Pháp luật đất đai quy định cụ thểđối tượng làm công tác quản lý đất đai để các vi phạm pháp luật đất đai xảy ra phải bị xử lý bao gồm: người đứng đầu tổ chức, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộđịa chính, xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý.

3.11. THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀĐẤT ĐAI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước vềđất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh. Thanh tra, kiểm tra đất đai là một nội dung đã được đưa vào công tác quản lý nhà nước vềđất đai từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980. Lúc đó, nội dung này được quy định là "Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất" Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 quy định nội dung này là "Thanh tra việc chấp hành các chếđộ thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai". Đến Luật Đất đai 2003, nội dung này được hoàn thiện thành "Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai". Với quy định ở Luật Đất đai 2003 như vậy Nhà nước không chỉ thanh tra mà còn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật vềđất đai. Như vậy, nội dung này đã có từ lâu nhưng ngày càng được chỉnh sửa và quy định cho chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

3.11.1. Khái niệm, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của thanh tra đất đai

Theo Đại từđiển tiếng Việt: 'Thanh tra là việc điều tra, xem xét để làm rõ sự việc "Kiểm tra là việc xem xét tình trình thực tếđểđánh giá, nhận xét " [60].

Từ khái niệm chung về thanh tra và kiểm tra trong từđiển, chúng ta có thể suy ra: Thanh tra đất đai là việc điều tra, xem xét để làm rõ việc vi phạm pháp luật đất đai và kiến nghị biện pháp xử lý. Kiểm tra đất đai là việc xem xét tình hình thực tế về quản lý, sử dụng đất đai để đánh giá, nhận xét.

Thanh tra đất đai là thanh tra nhà nước theo chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình quản lý Nhà nước về Đất đai pdf (Trang 180 - 200)