Các dự báo phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 38 - 43)

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm phát triển

Các quan điểm phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 và thời kỳ 2011- 2020 đã được nêu rõ trong Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Cụ thể như sau:

- Phát huy toàn diện nội lực, kết hợp với nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để đẩy nhanh (giai đoạn đến 2010) và duy trì (giai đoạn 2011-2020) nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững; kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, sử dụng hợp lý các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

- Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.

- Tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng, lành mạnh, không giới hạn quy mô.

- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực đầu tư công, văn hoá, y tế, giáo dục-

đào tạo, thể thao, phát triển đô thị.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đời sống.

- Phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

2.1. Mc tiêu tng quát

Đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy tiềm năng, lợi thế, phấn đấu

đạt tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững; rút nắn khoảng cách so với trình độ phát triển chung của cả nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; cải thiện mức sống của nhân dân; củng cố quốc phòng-an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn biên giới quốc gia hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

2.2. Mc tiêu c th

2.2.1. Dân số và lao động

- Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,35-0,4‰ trong giai đoạn đến năm 2010 và 0,2-0,3‰ trong giai đoạn 2011-2020. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 0,81% vào năm 2010 và 0,6% vào năm 2020 (năm 2007: 1,158%). Dự báo dân số trung bình của tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng từ 751.818 người năm 2007 lên khoảng 772.000 người vào năm 2010 và 828.000 người vào năm 2020.

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn, cơ

cấu lao động cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo hướng tăng dần tỷ lệ dân số thành thị từ 20,14% năm 2006 lên 30-32% năm 2010 và 38-40% năm 2020. Tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, giảm dần lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho 11-12 nghìn lao động trong giai

đoạn đến năm 2010 và 10-11 nghìn lao đông trong giai đoạn 2011-2020. Tỷ lệ

thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4,75% năm 2005 xuống 4,0% năm 2010; tỷ lệ

sử dụng thời gian lao động ở nông thôn sẽ tăng lên đến 82,2% năm 2010 (năm 2005: 78,2%). Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng tỷ lệ

thời gian lao động ở nông thông trong các năm tiếp theo.

- Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 22,3% năm 2005 lên 32,2% vào năm 2010 và 40-50% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2-3% hàng năm trong giai đoạn đến năm 2010, không để tái nghèo. Đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn.

2.2.2. Kinh tế-xã hội 2.2.2.1. Kinh tế

- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010: 11-12%, giai đoạn 2011-2020: 9-10%. Tổng GDP (giá 94) là 4.893 tỷ đồng vào năm 2010, gấp 1,7-1,8 lần năm 2005 (2.806,7 tỷ đồng) và 12.126 tỷ đồng vào năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Đến năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch vụ là 45-46%; nông-lâm nghiệp: 30- 31%; công nghiệp- xây dựng: 24-25%. Các tỷ lệ tương ứng (theo giá hiện hành năm 2010)vào năm 2020 là 52-53%, 29-30% và 18-19%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2010 đạt 12,6-13 triệu đồng (tương đương 600-640 USD), gấp hơn 2 lần năm 2005 và đạt gần 29 triệu đồng vào năm 2020 (giá năm 2010), gấp 2,3 lần so với năm 2010 và bằng 85-90% so với mức bình quân của cả nước.

- Tổng vốn đầu tư xã hội huy động trong giai đoạn 2006-2010 là 20-21 nghìn tỷ đồng và trong giai đoạn 2011-2020 là 70-72 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành năm 2010).

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Đến năm 2010, 60% mặt đường tuyến tỉnh, huyện được nhựa hoá; 70%

đường giao thông nông thôn được rải cấp phối và một phần được nhựa hoá, bê tông hoá; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm đi được cả 4 mùa.

- Đảm bảo đến năm 2010, 70% số hộ ở nông thôn và 90% số hộ ở thành thị được dùng nước sạch, đến năm 2020 các tỷ lệ tương ứng là 100%. Từng bước đầu tư và hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực thành phố Lạng Sơn, các thị trấn và các khu vực kinh tế cửa khẩu.

- Đến năm 2010, 100% số xã có điện lưới quốc gia, 95% số hộ được dùng

điện.

2.2.2.3 Các mục tiêu xã hội

- Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông ở khu vực thành phố và các thị trấn. Đến năm 2020 hoàn thành phổ cập trung học phổ

thông trên toàn tỉnh.

- Mở rộng đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho công nghiệp hoá và hiện

- Đến năm 2010, 80% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 80% trạm y tế

xã có bác sĩ. Đến năm 2020, 100% trạm y tế xã có bác sĩ.

- Đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 60% thôn bản, khối phố, 90-95% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá, 80% gia đình văn hoá, 100% xã có điểm bưu

điện-văn hoá.

2.2.3. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ 2.2.3.1. Phát triển các vùng kinh tế

Tập trung phát triển vùng kinh tế động lực để thúc đẩy các vùng kinh tế

khác, các khu vực cùng phát triển; ưu tiên cho các vùng có điều kiện phát triển nhanh hơn, quan tâm hỗ trợ và ưu tiên đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng.

- Vùng kinh tế động lực thành phố Lạng Sơn- Đồng Đăng sẽ phát triển thành trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ của cả nước.

- Vùng kinh tế Hữu Lũng-Chi Lăng: là vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp tập trung của tỉnh.

- Vùng kinh tế Lộc Bình-Đình Lập: là khu công nghiệp tập trung với các cơ sở công nghiệp khai thác than, nhiệt điện, chế biến gỗ, chè...Xây dựng điểm du lịch quốc gia Mẫu Sơn.

- Vùng kinh tế Văn Quan-Bình Gia-Bắc Sơn: gồm các vùng chuyên canh tập trung như hồi, cây ăn quả, phát triển đàn bò...Phát triển công nghiệp chế

biến, thuỷđiện.

- Vùng kinh tế Văn Lãng-Tràng Định: là vùng chuyên canh các cây lương thực, tập trung các cơ sở công nghiệp chế biến, phát triển thương mại-dịch vụ.

2.2.3.2 Phát triển đô thị và nông thôn

- Phát triển các đô thị đồng bộ với phát triển các khu công nghiệp, các vùng kinh tếđộng lực, vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng thành phố Lạng Sơn

đạt tiêu chuẩn đô thị loại II.

- Phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng

để hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Dự báo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao, khoa học kỹ thuật y học phát triển, nhu cầu CSSK của nhân dân trong cả

nước nói chung, của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói riêng, ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu CSSK của nhân dân Lạng Sơn

cần được đáp ứng trong giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 bao gồm những nội dung cụ thể sau:

1. Các chỉ số sức khoẻ cơ bản tiếp tục được cải thiện, đặc biệt cần chú ý

đến những chỉ số còn thấp so với trung bình của cả nước hoặc vùng Đông Bắc như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng lây giảm và hạn chế sự gia tăng tỷ lệ

các bệnh không lây. Nhưđã nêu trong phần 2, các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm các vị trí cao nhất trong 10 bệnh phổ biến ở Lạng Sơn trong những năm qua, đặc biệt các bệnh của hệ hô hấp và hệ tiêu hoá (viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, tiêu chảy...). HIV/AIDS cũng là một vấn đề lớn tại Lạng Sơn, là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mặc dù tốc độ gia tăng không cao như trước đây. Mặt khác, nhu cầu khống chế các bệnh không nhiễm trùng, bệnh của xã hội phát triển đang tăng dần cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đó là các bệnh tim mạch, chuyển hoá, bệnh tâm thần phân liệt, tai nạn giao thông, bệnh nghề

nghiệp... các bệnh này đang có xu hướng tăng cả về số mắc và số chết tại Lạng Sơn.

3. Các chỉ số về dịch vụ y tế cần được tiếp tục cải thiện để nâng cao khả

năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK có chất lượng ngay tại địa phương.

Đối với Lạng Sơn, các chỉ số cần sớm được nâng cao là:

- Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân (còn thấp hơn mức trung bình của cả

nước).

- Công suất sử dụng giường bệnh (thường xuyên quá tải trong nhiều năm

ở nhiều bệnh viện).

- Tỷ lệ KCB bằng YDHCT (còn rất thấp so với mục tiêu của BYT).

- Cơ cấu và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế cần thay đổi mạnh đểđáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân Lạng Sơn. Cần sớm tăng số lượng các loại hình CBYT như dược sĩ, cán bộ YHDCT, YTCC, điều dưỡng, cán bộ quản lý;

- Tỷ lệ TYT có bác sĩ (đạt 71% năm 2007).

- Tỷ lệ các cơ sở y tếđược trang bị đủ theo danh mục do BYT quy định. 4. Tính công bằng và hiệu quả trong phòng bệnh và KCB cần tiếp tục

được đảm bảo. Điều này hết sức thiết thực và quan trọng đối với Lạng Sơn, nơi có tỷ lệ cao những đối tượng được ưu tiên như đồng bào dân tộc, miền núi, người nghèo và còn có khoảng cách đáng kể về phát triển kinh tế-xã hội giữa

4. Xu thế hội nhập quốc tế

- Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá: Việt Nam đang tiếp tục lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế và khu vực như AFTA/CEPT, khu vực

đầu tư ASEAN (AIA), hiệp định thương mại Việt-Mỹ...Sự hội nhập này sẽđem lại những cơ hội mới cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ, kỹ thuật cao...Tuy nhiên, hội nhập cũng tạo ra những thách thức khó khăn,

đó là sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, người lao động dễ mất việc làm hơn, tạo ra áp lực xã hội trong đó có những vấn đề sức khoẻ.

- Về tiến trình hội nhập kinh tế: Là tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc, Lạng Sơn có lợi thế so sánh về kinh tế cửa khẩu. Việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Lạng Sơn với tư cách là trung tâm trung chuyển quan trọng của Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Khoa học và chuyển giao công nghệ: Lạng Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi hợp tác với Trung Quốc.

- Đầu tư với nước ngoài: Việt Nam là địa chỉ hấp dẫn nguồn vốn FDI, triển vọng thu hút hàng tỷđô la hàng năm. Do đó, Lạng Sơn-nơi còn nhiều tiềm năng và có bước chuẩn bị chủ động- có thể dự báo đưa nguồn vốn này lên 12- 15% tổng nguồn vốn có khả năng huy động của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

Đối với vốn ODA, Lạng Sơn thuộc diện miền núi, biên giới có nhiều khó khăn, sẽ tiếp tục nhận được nguồn hỗ trợ từ các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn (đặc biệt cho các vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số). Dự kiến nguồn vốn ODA sẽ chiếm khoảng 3-5% tổng vốn đầu tư.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 38 - 43)