Quan điểm quy hoạch

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 43 - 44)

1. Quán triệt các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác BVCSSKND. Cụ thể hoá vào thực tiễn quy hoạch phát triển sự nghiệp BVCSSKND tỉnh Lạng Sơn các quan điểm cơ bản của Đảng và Chính phủ như đã được nêu trong Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001của Thủ

tướng Chính phủ và Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính

sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đầu tư cho lĩnh vực sức khoẻ là

đầu tư phát triển.

Một trong các quan điểm chỉ đạo là đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế

theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thực hiện CSSK toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng. Phát triển đồng thời y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, kết hợp y học hiện

đại với y học cổ truyền dân tộc. Xã hội hoá các hoạt động CSSK gắn với đầu tư

của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ giúp các đối tượng chính sách và người nghèo.

2. Phát triển hệ thống y tế Lạng Sơn phải phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, của cả nước, đồng thời huy động được tiềm năng, nguồn lực của xã hội, phù hợp về cơ bản mô hình bệnh tật của tỉnh trong từng thời kỳ. 3. Những thành tựu BVCSSKND của ngành y tế Lạng Sơn trong những năm qua là rất cơ bản, tạo tiền đề để ngành tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngành y tế Lạng Sơn còn phải đứng trước những thách thức lớn, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi.

4. Trong bối cảnh phát triển nhanh về kinh tế, xã hội, đểđáp ứng sự mong

đợi của nhân dân tỉnh Lạng Sơn và tránh bị tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, trong giai đoạn đến năm 2020 ngành y tế của tỉnh cần được đầu tư mạnh,

đồng bộ, ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực y tế; từng bước thu hẹp sự khác biệt về CSSK giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển và vùng sâu, vùng xa, giữa người giầu và người nghèo.

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)