Quy hoạch tổ chức và mạng lưới y tế

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 47 - 55)

VI. Nội dung quy hoạch

A.Quy hoạch tổ chức và mạng lưới y tế

1. Mục tiêu

Kiện toàn và phát triển tổ chức hệ thống y tế tỉnh Lạng Sơn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2015 và 2020, đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao về số lượng cũng như

về chất lượng. Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ tỉnh đến cơ

sở để hoạt động theo hướng thực hiện công bằng, hiệu quả và phát triển, thuận lợi cho người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

2. Nội dung qui hoạch đến năm 2015

Mạng lưới y tế Lạng Sơn được tổ chức trên cơ sở Nghị định số

(thay thế cho các Nghịđịnh 171/2004/NĐ-CP và 172/2004/NĐ-CP) và Thông tư

2.1. Tuyến tnh

2.1.1. Sở y tế Chức năng

Sở y tế là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế.

Cơ cấu tổ chức

Cơ bản vẫn như hiện nay, theo qui định của Chính phủ, gồm:

* Lãnh đạo Sở: Giám đốc và 2-3 Phó giám đốc.

* Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở:

Hoàn thành việc kiện toàn các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở vào cuối năm 2008 gồm:Phòng nghiệp vụ y, Phòng Nghiệp vụ dược, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Văn phòng. Từ sau năm 2010 có thể thành lập thêm Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực này.

* Chi cục trực thuộc Sở:

Thành lập 2 Chi cục là Chi cục Dân số-KHHGĐ và Chi cục An toàn vệ

sinh thực phẩm trong năm 2008. Đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở, trang thiết bị

cần thiết và nhân lực để các đơn vị này hoạt động sau khi được thành lập và tiếp tục được củng cố trong các năm tiếp theo.

2.1.2. Củng cố và phát triển hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh

Đến năm 2015, hệ thống dự phòng tuyến tỉnh vẫn có 4 trung tâm sau:

- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

- Trung tâm phòng chống sốt rét-côn trùng-ký sinh trùng. Sau năm 2015 nếu nguy cơ sốt rét giảm mạnh, tỉnh không được phân loại có sốt rét trọng điểm thì có thể sát nhập trung tâm này vào TT YTDP tỉnh.

- Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế

2.1.3. Củng cố và phát triển các lĩnh vực chuyên ngành

Bao gồm các Trung tâm sau:

- Trung tâm phòng chống bệnh xã hội (gồm các bệnh lao, phong-da liễu, tâm thần, mắt).

- Trung tâm Truyền thông - giáo dục sức khỏe

- Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm

- Trung tâm Giám định (theo TTLT số 03/2008/TTLT- BYT-BNV gồm 3 thành phần: y khoa, pháp y và pháp y tâm thần). Đến năm 2010 TT có địa điểm riêng, được trang bị đủ phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trung tâm Vận chuyển cấp cứu. Đến năm 2010 TT này sẽ có 1 cơ sởđặt tại BVĐK trung tâm tỉnh. Đến năm 2015 thành lập thêm 1 cơ sở tại Tràng Định

để tạo thuận lợi cho nhân dân của khu vực này và các địa bàn lân cận như Bình Gia, một số xã thuộc Bắc Kạn khi có nhu cầu và có thể sử dụng như một cơ sở

dã chiến khi cần.

Các năm tiếp theo (đến 2020), tuỳ tình hình thực tế, có thể phát triển thêm các đơn vị mới hoặc tổ chức lại các đơn vị hiện có.

2.1.4. Củng cố và phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh

Đến năm 2015 tiếp tục củng cố và mở rộng 4 bệnh viện tuyến tỉnh hiện có, xây dựng mới bệnh viện Sản-Nhi để đáp ứng nhu cầu KCB của đối tượng này và giảm tải cho BVĐK trung tâm tỉnh và chuyến BVDK tràng Định thành BVĐKKV. Quy mô các bệnh viện sẽđược nêu trong phần Quy hoạch phát triển mạng lưới KCB và PHCN.

- Bệnh viện đa khoa tỉnh: Là tuyến khám chữa bệnh cao nhất tại địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn bệnh viện hạng II (trừ các chuyên khoa có bệnh viện riêng như lao, y học cổ truyền, điều dưỡng - phục hồi chức năng. BVĐK tỉnh cũng sẽ

là nơi thực tập của sinh viên Đại học, Cao đẳng và học sinh trung học y.

Cần có khoa phục hồi chức năng trong bệnh viện đa khoa để hỗ trợ cho quá trình điều trị.

- Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh: vừa là cơ sở điều trị, chỉ đạo tuyến, vừa là cơ sở thực hành cho các sinh viên chuyên khoa YHCT của Trường Cao đẳng, các lớp đào tạo ngắn hạn.

- Bệnh viện lao và bệnh phổi: Đổi tên bệnh viện lao thành bệnh viện lao và các bệnh phổi, tương tự như ở tuyến trung ương và các tỉnh khác. BV rộng (26.485 m2) đủđể mở rộng quy mô trong các năm sau.

- Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng: Hiện nay có qui mô nhỏ

(40 giường) và công suất thấp (56% năm 2006). Theo qui hoạch của Bộ Y tế, nếu tỉnh có 1 triệu dân trở lên có thể lập bệnh viện ĐD-PHCN, dân số Lạng Sơn

có thể đạt gần ngưỡng này trong những năm tới. Cần củng cố bệnh viện này để đáp ứng nhu cầu ĐD-PHCN của nhân dân trong tỉnh.

- Bệnh viện Sản-Nhi: Đến năm 2015 sẽ có bệnh viện Sản-Nhi với quy mô 50 giường và sẽ được mở rộng trong các năm sau. Dân số Lạng Sơn không lớn nên không cần thiết tách riêng 2 chuyên khoa này.

- Đến năm 2015 BVĐK Tràng Định sẽ chuyển thành BVĐKKV để phục vụ nhân khu vực phía Bắc của tỉnh.

2.1.5 Củng cố và phát triển tổ chức dược và TTBYT tuyến tỉnh, bao gồm:

- Công ty cổ phần và các công ty TNHH dược và trang thiết bị y tế, các nhà thuốc bệnh viện.

- 1 Trung tâm nuôi trồng và chế biến dược liệu có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các nguồn dược liệu, chế biến dược liệu thành các nguyên liệu thô và sản xuất một sốđông dược phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

- 1 Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT thông thường

2.1.6 Trường Cao đẳng y tế:

Có chức năng đào tạo mới CBYT có trình độ cao đẳng, trung học, đào tạo NVYT thôn bản và đào tạo nâng cao CBYT trung học lên cao đẳng. Đến năm 2020 trường CĐYT tỉnh trở thành một khoa trong trường Đại học Lạng Sơn.

2.2. Tuyến huyn, thành ph trc thuc tnh (gi chung là huyn)

2.2.1. Phòng y tế

Phòng y tế (PYT) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố

thuộc tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện. PYT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ

chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở y tế.

Đến năm 2008 toàn bộ 11 PYT thuộc các huyện và thành phố Lạng Sơn

đã hoạt động theo các chức năng, nhiệm vụ quy định. Các PYT tiếp tục được củng cố vào các năm tiếp theo.

2.2.2. Củng cố các TTYT huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục duy trì mô hình TTYT huyện thực hiện cả 2 chức năng: YTDP và KCB. Đến năm 2010, tất cả các TTYT huyện đều có BVĐK và PKĐKKV.

2.2.2.1. Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện

Đến năm 2010, ngoài 10 BVĐK huyện hiện có tại 10 huyện sẽ có thêm bệnh viện thành phố Lạng Sơn được thành lập trên cơ sở PKĐK hiện nay. Qui mô các bệnh viện phụ thuộc vào số dân và công suất sử dụng, nhưng không dưới 50 giường.

Đến năm 2015, BVĐK huyện Tràng Định nâng cấp thành BVĐKKV. 2.2.2.2. Các phòng khám đa khoa khu vực

Theo quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ duy trì hoạt động của PKĐKKV thuộc địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà TYT xã chưa thực hiện được các kỹ thuật, dịch vụ KCB thông thường. Duy trì và phát triển PKĐKKV ở Lạng Sơn vẫn cần thiết.

- Trong số 24 PKĐKKV hiện có, 5 PKĐKKV hoạt động không hiệu quả

sẽ bị giải thể trước năm 2010: Văn Thụ, Chợ Bãi, Tân Thành, Chiến Thắng và Yên Bình.

- Đến năm 2010, 4 PKĐKKV mới sẽ được xây dựng là Quốc Khánh (Tràng Định), Khuất xã, Nam Quan (Lộc Bình), Thái Bình (Đình Lập) và PKĐK thành phố Lạng Sơn chuyển lên bệnh viện. Tổng cộng có 23 PKĐKKV trong toàn tỉnh đến năm 2015. Từ sau năm 2015, tuỳ tình hình phát triển của các TYT xã và kinh tế-xã hội của các huyện (thí dụ như hệ thống đường giao thông), có thể nghiên cứu giảm bớt số PKĐKKV ở những nơi thích hợp.

2.2.3 Đến năm 2010 hoàn thành việc thành lập các TT DS-KHHGĐ và TT ATVSTT tại toàn bộ 10 huyện và thành phố Lạng Sơn, các TT này được bố

trí cơ sở và cung cấp TTB chuyên môn để hoạt động theo chức năng quy định của BYT.

2.3. Tuyến xã

- 226 TYT xã, phường, thị trấn là các đơn vị sự nghiệp thuộc TTYT các huyện. Các TYT được củng cố và nâng cấp đểđảm bảo tỷ lệđạt chuẩn quốc gia là 85% vào năm 2010, 100% vào năm 2015 và các năm sau.

- Thôn, bản có nhân viên y tế: 97% vào năm 2010; 100% vào năm 2015 và duy trì tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.

- Đến năm 2010, 50% số TYT có quầy thuốc quay vòng vốn (tỷ lệ này là khoảng 36% năm 2006), tỷ lệ tương ứng vào năm 2010 và 2020 là 65% và 80%. Ngoài ra còn có các đại lý và nhà thuốc tư nhân.

2.4. Các cơ s ngoài công lp

viện tư (dự kiến số bệnh viện tư sẽ có đến năm 2010, 2015 và 2020 tương ứng là 1, 3 và 4), nhà thuốc tư (kể cả cung ứng thuốc dân tộc, cổ truyền). Tuy nhiên, có thể thấy trước các cơ sở y dược ngoài công lập sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị- nơi thuận tiện giao thông và tỷ lệ dân có mức khá giả cao.

3. Kinh phí

Kinh phí nâng cấp khu vực văn phòng SYT nằm trong ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp y tế. Kinh phí phát triển các mạng lưới YTDP, KCB...

được dự tính trong quy hoạch phát triển các lĩnh vực.

53 MÔ HÌNH HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 Các cơ sở y tếtưnhân - Công ty CP Dược -TTBYT - TT nuôi trồng và chế biến dược liệu - TT bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT - Các Công ty TNHH D TTYT huyện Nhà thuốc bệnh viện/Cửa hàng Dược Quầy thuốc UBND tỉnh Sở Y tế 4 phòng chức năng UBND huyện UBND xã - Chi cục DS- KHHG Đ - Chi cuc ATVST P - 1 BVĐK tỉnh (2015), - BV YHCT - BV Lao & bệnh phổi - BV ĐD -PHCN - TT CC-VCCC (tại BVĐK tỉnh, BVĐK Tràng Định) - TTYT DP Tỉnh - TT PC HIV/AIDS - TT Kiểm dịch QT - TT PCCBXH - TTCSSK sinh sản - TTTTGDSK - TT Kiểm nghiệm Dược phẩm-mỹ phẩm -Trung tâm Giám

đị h kh Phòng Y tế BVĐK huyện PKĐKKV Trạm y tế xã Y tế thôn, Trường CĐYT (2008)=>1 khoa của trường ĐH Lạng Sơn (2020) Bộ Y tế Quản lý trực tiếp Chỉđạo chuyên môn.

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 47 - 55)