1. Mục tiêu quy hoạch
1.1. Mục tiêu chung
Phát triển, củng cố mạng lưới YTDP trong toàn tỉnh thông qua kiện toàn tổ chức, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực nhằm
đẩy mạnh các hoạt động YTDP, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, giảm tỷ lệ
mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh không lây nhiễm có
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng góp phần tích cực vào việc CSBVSKND các dân tộc trong tỉnh trong tình hình mới khi đất nước đang tiến nhanh trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1- Kiện toàn tổ chức mạng lưới YTDP từ tỉnh đến huyện, xã theo Quyết
định 153/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển hệ
thống YTDP Việt Nam của BYT và các Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn
đã ban hành
2- Tăng cường nhân lực, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và TTB kỹ thuật cho các Trung tâm thuộc mạng lưới YTDP tuyến tỉnh, từng bước điều chỉnh để
giảm bớt các đầu mối cho phù hợp với thực tế và theo định hướng của BYT. 3- Nâng cao năng lực về YTDP của các TTYT huyện ở trong tỉnh trước năm 2010, đảm bảo các Trung tâm này có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trên địa bàn của địa phương.
4- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TYT xã/phường trong lĩnh vực y tế dự phòng; nâng cao năng lực về YTDP cho đội ngũ NVYT thôn/bản, cụm dân cư trong toàn tỉnh, đảm bảo các hoạt động YTDP được triển khai có kết quả tốt ở tuyến cộng đồng.
1.3. Các chỉ tiêu cần đạt được sau quy hoạch
1.3.1. Về tổ chức mạng lưới
- 100% các tuyến của mạng lưới YTDP ở trong tỉnh được nghiên cứu sắp xếp để có hệ thống tổ chức ổn định và phù hợp vào trước năm 2010 ở tuyến tỉnh, trước năm 2015 ở tuyến huyện/ xã.
- 100% các TT thuộc hệ YTDP của được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng, TTB y tế và nhân lực chuyên môn theo quy định của Bộ y tế vào trước năm 2015 và được củng cố trong các năm sau.
- Đến năm 2015, 75% cán bộ lãnh đạo và các trưởng khoa của các Trung tâm thuộc mạng lưới YTDP tuyến tỉnh có trình độ trên đại học, 50% số cán bộ
YTDP tuyến tỉnh có trình độđại học (30% cán bộ có trình độ trên đại học trong tổng số cán bộđại học). Tỷ lệ này là 100% và 70% vào năm 2020.
- Đến năm 2010, 50% cán bộ lãnh đạo và 25% cán bộ YTDP tuyến huyện có trình độ đại học. Năm 2015 các chỉ số tương ứng là >80 % và 40%, năm 2020: 100%, 50%.
1.3.2. Về các hoạt động CSBVSK cộng đồng
- Đến năm 2010 đảm bảo 80-100% số bà mẹ tuỏi sinh đẻ, 100% số trẻ em dưới 6 tuổi, 60-80% số người cao tuổi, 100% số người tàn tật, 80-100% số học sinh, 80-100% số lao động ở các doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ quản lý, chăm sóc, tư vấn y tế thiết yếu và nâng cao sức khỏe theo quy
định của Nhà nước. Duy trì các tỷ lệ này trong các năm sau, đến 2015 và 2020. - Tới năm 2010, 90% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn được sử
dụng các nguồn nước sạch. Các chỉ số tương ứng là 95% và 85% vào năm 2015; 100% đối với cả 2 khu vực vào năm 2020.
- Tới năm 2010 có 50% và năm 2015 có 100% số BV đạt yêu cầu xử lý rác thải và nước thải y tế hợp vệ sinh, duy trì tỷ lệ này trong các năm sau.
- Tới năm 2010 có 70% và năm 2015 có 90% các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở du lịch, khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp – không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại các đơn vị.
- Tới năm 2010 có 100% cán bộ YTDP tuyến tỉnh, 70% cán bộ YTDP tuyến huyện, 50% trưởng TYT xã được tập huấn hoặc đào tạo nâng cao về
chuyên môn . Đến năm 2015 các chỉ số tương ứng là 100%, 90% và 70%.
- Giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để
dịch lớn xảy ra; khống chếở mức tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết thấp nhât do các bệnh sốt xuất huyết Dengue, viêm gan virut B, viêm não Nhật Bản B. Khống chế về cơ
hiện và lây lan các bệnh dịch nguy hiểm trên địa bàn tỉnh như SARS, cúm gia cầm tuýp A/H5N1, bệnh than…Đảm bảo trên 98% trẻ em được tiêm chủng đày
đủ trong chương trình TCMR.
- Khống chế số người nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau; tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trên
địa bàn tỉnh được hưởng các dịch vụ quản lý, chăm sóc, tư vấn đạt 70% vào năm 2010, trên 90% vào năm 2015 và >95% năm 2020.
- Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục truyền thông để hạn chế ở
mức dưới mức trung bình cả nước tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không lây nhiễm: tai nạn chấn thương trong sinh hoạt, lao động và thiên tai – thảm họa, bệnh tâm thần, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh nghề
nghiệp, nghiện ma túy, nghiện thuốc lá, nghiện rượu.
- Tới năm 2010, 80% số cơ sở SX thực phẩm, 60% số cơ sở kinh doanh thực phẩm, 40% số cơ sở kinh doanh ăn uống đạt TCVS, vào năm 2015 các chỉ
số tương ứng là 100%, 80% và 60%. Giảm 50% số vụ và số người bị ngộ độc thực phẩm so với hiện nay vào năm 2010, 60% năm 2015 và 80% vào năm 2020. Hạn chế số vụ ngộđộc thực phẩm có trên 30 người mắc.
- Tăng cường công tác kiểm dịch quốc tếở các cửa khẩu biên giới, không
để các bệnh dịch nguy hiểm lây lan qua biên giới vào trong nước. Phối hợp với y tế nước bạn, phối hợp quân dân y kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các xã vùng giáp ranh, không để các dịch bệnh người và gia súc lây lan giữa 2 nước. - Thực hiện có kết quả các chương trình y tếở tuyến cơ sở. Tổ chức phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa các đơn vị, các tuyến y tế, giữa ngành y tế trong các hoạt động CSBVNCSK cộng đồng trên địa bàn tỉnh, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong mỗi chương trình/ dự án y tếở tuyến cơ sở.
1.3.3. Các chỉ số sức khỏe
(Ngoài các chỉ sốđã nêu trong bảng 8)
- Chiều cao trung bình của thanh niên đạt 1m60 (nam 1m65, nữ 1m55) vào năm 2010 và đạt 1m62 (nam 1m68, nữ 1m58) vào năm 2015.
- Khống chế tỷ lệ trẻ béo phì ở trẻ em dưới 6% vào năm 2010 và dưới 10% vào năm 2015 và các năm sau.
- Giảm tỷ lệ trẻ mắc cận thị học đường ở các cấp xuống còn 75% vào năm 2010, còn 50% vào năm 2015 và dưới 40% năm 2020 so với năm 2007. Giảm tỷ
lệ học sinh bị cong vẹo cột sống xuống còn 80% vào năm 2010, còn 60% vào năm 2015 và 40% năm 2020 so với năm 2007.
- Vào năm 2015, giảm số người bị thương và chết do TNLĐ xuống còn 50%, do tai nạn giao thông còn 40%, do tai nạn sinh hoạt còn 30% so với năm 2007.
- Tổ chức ứng cứu kịp thời khi có thiên tai, thảm họa xảy ra, đảm bảo cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, VSATTP, không để dịch bệnh xảy ra ở
những vùng bị nạn, khống chếở mức thấp nhất số người bị chết và bị thương.
2. Nội dung quy hoạch
2.1 Mạng lưới YTDP tuyến tỉnh của Lạng Sơn.
2.1.1Trung tâm YTDP tỉnh
Đảm nhận nhiều nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật khác nhau trong lĩnh vực YTDP.
Trung tâm có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực chuyên môn tương
đối ổn định, hoạt động nhiều năm liền có hiệu quả. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển những năm tới, các nguồn lực của Trung tâm còn thiếu về lượng và yếu về chất, cần được đầu tư nâng cấp và tăng cường về mọi mặt (đào tạo nhân lực, trang thiết bị chuyên môn, xây dựng – cải tạo cơ sở vật chất). Dự kiến kinh phí để nâng cấp TT cơ sở và TTB đến năm 2020 là 18 tỷ (trung bình 1 tỷ/năm giai đoạn đên 2008 và 1,5 tỷ/năm trong mỗi năm tiếp theo).
1.1.2 Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
Là đơn vị mới thành lập, chưa có trụ sở làm việc, phải xây dựng mới hoàn toàn. Ước tính TT cần diện tích khoảng 2.000 m2.
Diện tích xây dựng cần thiết ước tính là 2000m2 x 4 triệu = 8.000 tỷ đồng. Kinh phí nâng cấp TTB của TT là 1 tỷ đến năm 2010 và 1 tỷ đồng/năm trong thời kỳ 2011-2020. Tổng là 19 tỷđồng.
1.1.3 Các Trung tâm khác (7 TT bao gồm cả các TT thuộc các lĩnh vực chuyên ngành))
- Đến năm 2010 xây dựng thêm và cải tạo cơ sở cho 3 TT có diện tích nhỏ
500m2 x 4 triệu VND x 3 trung tâm = 6 tỷđồng
- Trang thiết bị: trung bình 1 tỷ đồng cho 1 TT đến năm 2010 và 1 tỷ
đồng/năm trong giai đoạn 2011-2020 (bao gồm cả sửa chữa cải tạo nhỏ).
Tổng kinh phí dự kiến cho phát triển mạng lưới YTDP tuyến tỉnh tới năm 2020 là115 tỷ theo các giai đoạn:
- Đến 2008: 25 tỷ
- 2011-2015: 47,5 tỷ
- 2016-2020: 47,5 tỷ
2.2 Mạng lưới YTDP tuyến cơ sở (huyện, xã, thôn – bản – cụm dân cư).
Lạng Sơn có dân số gần bằng 1% dân số cả nước, địa hình đồi núi phức tạp, tỷ lệđồng bào các dân tộc thiểu số cao, đường biên giới trải dài trên 3 huyện của tỉnh. Do vậy, kinh phí đầu tư cho YTDP tuyến cơ sở ước tính sẽ bằng 1% khoản kinh phí này cho cả nước, cộng thêm 0,5% hệ số vùng ưu tiên, tức là bằng 1,5% nguồn đầu tư YTDP tuyến cơ sở của cả nước.
Như vậy, theo Quy hoạch phát triển mạng lưới YTDP Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thì tới năm 2010, tổng kinh phí đầu tư cho YTDP tuyến huyện của tỉnh Lạng Sơn sẽ là:
1.780 tỷđồng x 1,5% = 26,7 tỷđồng
Bao gồm
− Đào tạo: 1,98 tỷđồng − Trang thiết bị: 4,95 tỷđồng − Cơ sở vật chất: 19,77 tỷđồng
Giai đoạn từ năm 2011 - 2020: tổng kinh phí đầu tư cho YTDP tuyến huyện đạt mức 70,0 tỷ (35 tỷ trong mỗi phân kỳ 5 năm). Tổng cộng: 96,7 tỷ đồng.
Mức đầu tư cụ thể cho từng TTYT huyện (11 trung tâm) sẽ tùy thuộc vào nhu cầu thực tếở mỗi địa phương, SYT lập kế hoạch phân bổ kinh phí theo nhu cầu thực tế của từng TTYT.
3. Tổng hợp dự kiến kinh phí phát triển YTDP đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020
Tổng kinh phí dự kiến là 216,7 tỷđồng - Giai đoạn 2008-2010: 51,7 tỷđồng
- Giai đoạn 2011-2015: 82,5 tỷđồng - Giai đoạn 2016-2020: 82,5 tỷđồng