Quy hoạch phát triển lĩnh vực dược và trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 75 - 85)

D. Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

E. Quy hoạch phát triển lĩnh vực dược và trang thiết bị y tế

THIẾT BỊ Y TẾ

1. Quy hoạch phát triển lĩnh vực dược

1.1. Mc tiêu

1.1.1. Mục tiêu chung

Cung ứng đủ thuốc thường xuyên, có chất lượng với giá cả phù hợp, bảo

đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh và khách du lịch.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Củng cố hoạt động cung ứng thuốc bao gồm kiện toàn và sắp xếp mạng lưới phân phối thuốc và rà soát phương thức, cơ chế hoạt động cung ứng thuốc nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, đặc biệt là các thuốc thiết yếu, thuốc thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia.

- Khai thác, phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn dược liệu có thế

mạnh ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu KCB bằng y, dược học cổ truyền của nhân dân trong tỉnh.

1.2. Ni dung quy hoch

1.2.1. Công tác quản lý dược

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý dược, nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về dược về mọi mặt:

• Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành dược Lạng sơn theo từng giai đoạn cụ thể: 2008 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020.

• Kiện toàn bộ máy quản lý dược ở cả 3 tuyến, đặc biệt hoàn thiện bộ

máy quản lý dược tuyến huyện và xã.

• Chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn về dược.

• Tăng cường công tác quản lý giám sát, đảm bảo chất lượng thuốc cung

ứng trên địa bàn.

• Tiếp tục thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

• Quản lý thông tin, quảng cáo thuốc.

Giai đoạn 2011 - 2015: kiện toàn bộ máy quản lý dược tuyến tỉnh, tăng cường đầu tư cho Phòng Nghiệp vụ Dược cả về nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác dược của Lạng sơn,

đảm bảo quản lý quá trình sử dụng thuốc tại các đơn vị theo quy định của nhà nước, thực hiện tốt công tác tư vấn cho Sở Y tế trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển công tác dược.

Đến năm 2015 chuẩn hoá đội ngũ cán bộ dược tuyến huyện, đảm bảo mỗi trạm y tế có một cán bộ chuyên trách công tác dược tại tuyến xã.

Cải cách hệ thống quản lý dược theo tinh thần cải cách hành chính Nhà nước: Giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý...

1.2.2. Kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc

Kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới cung ứng thuốc bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân nhằm tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng. Cung ứng

đủ thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh đến tận người dân đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

Đến năm 2010 củng cố mạng lưới cung ứng thuốc hiện có, áp dụng tiêu chuẩn thực hành phân phối thuốc tốt (GDP), thực hành nhà thuốc tốt (GPP) cho các đơn vị bán buôn, bán lẻ thuốc.

Phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho vùng sâu, vùng xa, đảm bảo cung

ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân ở tất cả các huyện, đặc biệt là các vùng khó khăn.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng cung ứng thuốc, chuẩn hoá về cơ

sở vật chất của các cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm, bước đầu đưa tiêu chuẩn Thực hành Nhà thuốc tốt vào việc đánh giá và tuyên truyền cho các cơ sở

kinh doanh bán lẻ thuốc.

1.2.3. Đảm bảo chất lượng thuốc

Tăng cường giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh và cung ứng thuốc đạt tiêu chuẩn. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra tất cả các khâu: chuẩn bị sản xuất, quá trình sản xuất, tồn trữ, lưu thông, cấp phát, sử dụng.

Tăng cường khả năng kiểm nghiệm thuốc, nâng cấp TT kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn Thực hành Kiểm nghiệm thuốc (GLP) vào năm 2010, đạt các chuẩn quốc tế vào năm 2015.

1.2.4. Công tác dược bệnh viện

Tập trung đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo yêu cầu điều trị phù hợp với từng loại bệnh viện, đồng thời nâng cao vai trò tư vấn của ngành Dược trong thực hành điều trị. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về thuốc và thực hành tốt công tác tư vấn dược lâm sàng cho công tác điều trị.

Tăng cường chất lượng hoạt động của Hội đồng thuốc trong công tác điều trị, lựa chọn danh mục thuốc của các bệnh viện và xây dựng các phác đồđiều trị. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn về dược và y cho các thành viên Hội

đồng thuốc cũng như bác sỹđiều trị trong bệnh viện.

Chuẩn hoá các khoa dược bệnh viện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc với chất lượng cao cho điều trị.

Đến năm 2010 hoàn thành xây dựng phần mềm, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng thuốc tại các bệnh viện tỉnh và huyện.

Tăng cường vai trò của dược lâm sàng trong tư vấn sử dụng thuốc, thu thập thông tin, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, quy chế hoá việc bình và tự bình đơn thuốc trong các bệnh viện... góp phần nâng cao chất lượng điều trị

sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nâng cao kiến thức sử dụng thuốc thông qua việc

đào tạo tại chỗ cho cán bộ, bác sỹ.

Giám sát tình hình sử dụng kháng kháng sinh trong bệnh viện. Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực.

1.2.5. Sản xuất thuốc đông dược

Phát huy thế mạnh của Lạng sơn là tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích đất rừng, đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, có nhiều nguồn dược liệu quý với nhiều chủng loại cho sản xuất và cung ứng thuốc đông dược.

- Đến năm 2010 hoàn thành điều tra cơ bản và khoanh vùng phát triển các nguồn dược liệu trong tỉnh. Đến năm 2012 xây dựng một trung tâm nuôi trồng và chế biến dược liệu nhằm khai thác, phát triển các nguồn dược liệu phong phú tại địa phương, đáp ứng nhu cầu thuốc đông dược của nhân dân trong tỉnh.

- Xây dựng các khu nuôi trồng cây, con làm nguyên liệu sản xuất thuốc

đông y.

- Đến năm 2015, xây dựng một dây chuyền sơ chế các nguyên liệu thuốc

đông y đạt tiêu chuẩn trong nước và khu vực, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, khu vực Đông bắc và có thể xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2015 doanh thu bán, xuất khẩu dược liệu và thuốc đông dược là 5 tỷđồng và đến năm 2020 là 20 tỷ VNĐ

- Khuyến khích sử dụng thuốc đông dược tại tất cả các tuyến. Củng cố và mở rộng các vườn thuốc nam tại tuyến xã.

1.2.6. Thông tin và quản lý thông tin thuốc

Tăng cường việc thực hiện quy chế thông tin quảng cáo thuốc cho các đơn vị y tế trong ngành và các đơn vị kinh doanh thuốc của tỉnh Lạng sơn.

Cung cấp thông tin Dược lâm sàng đầy đủ và cập nhật thường xuyên cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

Quản lý chặt chẽ việc tiếp cận để xúc tiến thuơng mại của các hãng buôn bán thuốc.

1.2.7. Đào tạo nhân lực dược

Tăng cường công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho cán bộ dược nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng chuyên môn. Đào tạo nguồn nhân lực về dược bổ sung cho tuyến huyện nhằm nâng cao công tác quản lý dược tại tuyến huyện.

Thực hiện đào tạo về quản lý và dược lâm sàng cho các dược sĩ đại học của các cơ sở điều trị, tạo điều kiện để họ làm tốt công tác tư vấn sử dụng thuốc và tham gia nhiều hơn, chất lượng hơn trong việc bình đơn thuốc.

Có kế hoạch đào tạo các kiến thức về thực hành thuốc tốt (GPP, GMP, GDP, GSP, GLP...) cho các loại hình nhân lực dược, kể cả công nhân dược.

1.3. Kinh phí thc hin quy hoch phát trin h thng dược đến năm 2020

Để thực hiện các nội dung của quy hoạch phát triển lĩnh vực Dược đến năm 2020 của tỉnh Lạng sơn cần có sự phân bổ kinh phí như sau:

1.3.1. Công tác quản lý Dược: Gồm kinh phí quản lý dược trong toàn ngành, công tác quản lý thông tin thuốc, thanh tra dược, qui chế chuyên môn, tập huấn, nhân lực dược. Trang bị hệ thống máy tính cho phòng Quản lý dược - Sở Y tế và cho cán bộ quản lý dược tuyến huyện

Kinh phí: 2 tỷđồng (ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ khác). Trong đó: Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý: 500 triệu VNĐ

Kinh phí quản lý, kiểm tra, giám sát và đào tạo: 1,5 tỷ VNĐ

1.3.2. Cung ứng và sản xuất thuốc:

• Xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP: 8 tỷ VNĐ

Tổng cộng: 100 tỷ đồng (Kinh phí chủ yếu do nguồn vốn vay, kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết, một phần do kinh phí nhà nước hỗ trợ).

1.3.3. Đảm bảo chất lượng thuốc:

• Xây dựng phòng kiểm nghiệm đạt GLP: 5 tỷ VNĐ

1.3.4. Công tác dược bệnh viện:

Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các khoa dược bệnh viện, đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế:

Nhu cầu đầu tư: 5 tỷ VNĐ (ngân sách nhà nước).

1.3.5. Thông tin và quản lý thông tin về thuốc: 10 tỷ VNĐ (ngân sách nhà nước và các nguồn khác)

1.3.6. Công tác đào tạo: 8 tỷ VNĐ (ngân sách nhà nước và từ các cơ sở

sử dụng nhân lực)

1.3.7. Dược học cổ truyền: .

- Xây dựng dây chuyền sản xuất và sơ chế dược liệu: 20 tỷ VNĐ

- Kinh phí cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản sưu tầm các bài thuốc dân gian, phát triển các khu nuôi, trồng cây, con làm thuốc : 10 tỷ

Tổng nhu cầu đầu tư cho quy hoạch Dược là 52 tỷ VNĐ

Chia theo các giai đoạn đầu tư:

- Giai đoạn 2008 -2010: 7 tỷ VNĐ

- Giai đoạn 2011 - 2015: 20 tỷ VNĐ

- Giai đoạn 2011- 2020: 25 tỷ VNĐ

1.4. Gii pháp

1.4.1. Về tổ chức, quản lý

• Tăng cường nguồn lực cho Phòng Quản lý Dược Sở Y tế, đặc biệt về

nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng.

• Xây dựng mạng lưới chuyên trách làm công tác quản lý dược ở các

đơn vị cơ sở.

• Tiếp tục thực hiện Chính sách Quốc gia về thuốc, có kế hoạch thực hịên từng giai đoạn cụ thể và có sơ kết đánh giá từng giai đoạn

• Triển khai việc phổ biến và chỉ đạo, giám sát thực hiện các văn bản pháp quy và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực Dược một cách có hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của Lạng sơn.

• Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra Dược trong mạng lưới cung ứng thuốc, đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng thuốc.

• Có kế hoạch triển khai công nghệ thông tin trong công tác quản lý dược. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuốc tại bệnh viện.

• Chỉ đạo việc áp dụng các tiêu chuẩn Thực hành tốt trong sản xuất, cung ứng, kiểm nghiệm và phân phối thuốc. Bước đầu tiến hành thí

điểm sau đó rút kinh nghiệm để triển khai trên phạm vi rộng hơn. • Đối với công tác Dược bệnh viện, nâng cao hiệu quả hoạt động của

Hội đồng Thuốc và Điều trị, chú trọng công tác kiểm tra và bình bệnh án, đơn thuốc nội/ngoại trú, công tác dược lâm sàng, theo dõi tác dụng bất lợi của thuốc (ADR); thực hiện sử dụng thuốc hợp lý an toàn hiệu quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc cung ứng thuốc nội trú, triển khai đấu thầu mua thuốc theo qui định.

• Đối với Dược tuyến xã, cần tăng cường củng cố các nhà thuốc tuyến xã, bao gồm: Đại lý thuốc, nhà thuốc tư nhân,... Phối hợp với các cơ

quan hữu quan giải quyết việc hành nghề kinh doanh dược không phép trên địa bàn. Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc cấp cứu phù hợp cho các trạm y tế. Nâng cao năng lực cho cán bộ của trạm y tế xã về lĩnh vực dược, có cán bộ có chuyên môn chuyên trách về

dược tại trạm. Chú ý quản lý nguồn mua thuốc của các đại lý và việc quản lý bảo quản, sử dụng thuốc của các chương trình y tế.

• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả cho người dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng . Chú trọng công tác tư vấn và thông tin dược lâm sàng trong bệnh viện

• Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến các thủ tục về dược như

cấp giấy phép hành nghề, đăng ký thuốc, cấp phép quảng cáo…

1.4.2. Vềđầu tư nguồn lực

Đảm bo ngun kinh phí:

Tăng ngân sách đầu tư nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Dược trên

địa bàn tỉnh, cụ thể là trang bị hệ thống máy tính cho phòng Quản lý Dược, khoa Dược bệnh viện, nâng cấp và mua sắm một số trang thiết bị mới cho Trung tâm

kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm, xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng cần tập trung cho đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và cơ quan kiểm nghiệm.

Có chính sách khuyến khích đầu tưđối với các doanh nghịêp trong nước và nước ngoài nhằm thu hút đầu tư cho phát triển lĩnh vực dược Lạng sơn. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cho kinh doanh, sản xuất dược phẩm như

vốn vay, vốn tự có, cổ phần hoá, liên doanh, liên kết

1.4.3. Nguồn nhân lực

• Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm vềđào tạo và đào tạo lại cho cán bộ Dược các cấp.

• Tiếp tục mở lớp hoặc gửi cán bộ đi đào tạo chuyên khoa cấp I, cấp II tại chức về Dược. Phối hợp với trường Đại học Dược đào tạo sau đại học (tién sỹ, thạc sỹ dược, theo quy hoạch phát triển nhân lực y tế

chung của tỉnh).

• Tổ chức đào tạo dược tá tại chức cho trạm y tế xã, đảm bảo trạm y tế

có đủ chức danh dược tá phụ trách tủ thuốc theo quy định của Bộ Y tế.

2. Quy hoạch về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

2.1. Mc tiêu

2.1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất và trang thiết bị cho ngành y tếđảm bảo đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, góp phần phát triển ngành y tế Lạng sơn trở thành một trung tâm y tế của các tỉnh biên giới phía Bắc, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Lạng sơn và nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

• Đảm bảo đủ TTB y tế cho các cơ sở y tế của Lạng sơn theo tiêu chuẩn hoá TTB y tế của Bộ Y tế.

• Từng bước hiện đại hoá TTB y tế phù hợp với nhu cầu sử dụng và trình độ

phát triển kinh tế - xã hội của Lạng sơn.

• Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TTB y tế. Xây dựng đội ngũ cán bộ TTB y tế mang tính chuyên nghiệp cao, được đào tạo cơ bản, có đủ kiến thức về khoa học công nghệ để có thể khai thác, sử

dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các TTB y tế hiện có nhằm phát huy cao nhất hiệu quả những TTB y tếđã được đầu tư.

2.2. Ni dung quy hoch

2.2.1. Đầu tư trang thiết bị hiện đại theo phân tuyến kỹ thuật trên cơ sở rà soát nhu cầu của các đơn vị trong hệ thống điều trị và dự phòng. Hạn chế việc lạm dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao.

Đảm bảo đến năm 2010 tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến của

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN doc (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)