Bài học kinh nghiệm của Singapore về định hướng phát triển của hãng hàng không

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam” doc (Trang 64 - 66)

I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam

3. Bài học kinh nghiệm của Singapore về định hướng phát triển của hãng hàng không

hàng không

Singapore Airlines là một trong những hãng hàng không hùng mạnh nhất không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của hãng hàng không này có giá trị tham khảo rất tốt đối với việc nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trên bước đường hội nhập quốc tế.

3.1. Phát triển đội bay

Chiến lược phát triển đội tàu bay của Singapore Airlines là tiếp tục trẻ

hoá và hiện đại hoá đội tàu bay. Chỉ riêng trong giai đoạn từ tháng 12/2000

đến tháng 1/2001, Singapore Airlines đã đặt mua 11 chiếc máy bay mới bao gồm 4 chiếc máy bay tầm trung B777-300, có 332 chỗ ngồi và phân thành 3 hạng là first, business và economy, được dành cho các đường bay có mật độ

dày đặc như đường bay từ Hồng Kông đến Melbourne. Cũng trong năm 2000, Singapore Airlines đã bán 1 chiếc Airbus 310-200, bán hoặc cho thuê lại 4 chiếc B747-400.

Nhờ chính sách thường xuyên bán các tàu bay cũ và việc mua sắm các máy bay mới, Singapore Airlines đã có một đội tàu bay thuộc loại trẻ nhất thế

giới, với tuổi bình quân của tàu bay là 4,8 năm tính tại thời điểm ngày 3/3/2001. Tính tại thời điểm đó, đội tàu bay của Singapore Airlines gồm 89 chiếc: 37 B747-400, 14 A340-300, 17 A310-300 và 7 chiếc tàu bay chuyên dụng chở hàng hoá B747-400. Theo các nhà chức trách của Singapore Airlines cho biết, kế hoạch phát triển đội tàu bay của hãng hàng không này dựa trên các yếu tố cơ bản sau:1 Đáp ứng duy trì đội tàu bay trẻ và hiện đại; 2. Phù hợp với sự tăng trưởng của thị trường; 3. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của mạng

đường bay và có khả năng sử dụng thay thế lẫn nhau; 4. Có các thông số kinh tế-kỹ thuật cao (hệ số tin cậy khai thác cao, chi phí thấp về nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa…); 5. Tạo được sự tín nhiệm cao của hành khách; 6. Đáp

ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (mức độ ô nhiễm, tiếng ồn…). 3.2. Phát triển mạng đường bay

Có sự phân công và phân định thị trường rất rõ giữa Singapore Airlines và công ty thành viên 100% vốn của nó là Silk Air: Singapore Airlines tập trung khai thác mạng đường bay toàn cầu trong khi Silk Air chuyên khai thác mạng đường bay trong khu vực.

Tính tại thời điểm 31/3/2002, Singapore Airlines khai thác hàng tuần tổng cộng 572 chuyến bay chở khách đi từ Singapore. Mạng đường bay của Singapore Airlines được mở rộng đến 100 thành phố của 42 quốc gia trên thế

giới bao gồm cả các điểm đến thông qua các dịch vụ liên danh (codeshare service) với các đối tác liên kết và các điểm do Silk Air khai thác.

Singapore Airlines có chính sách mạng đường bay mềm dẻo phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cùng một lúc, có những đường bay được tiếp tục tăng cường khi nhận thấy lượng khách có xu hướng tăng trên một đường bay,

có những đường bay tuy hiệu quả khai thác không cao nhưng vẫn duy trì vì xét trên toàn mạng việc duy trì đường bay này sẽ thu hút khách thương quyền 5,6 do đó sẽ tăng lượng khách trên tổng thị trường.

3.3. Chương trình phát triển sản phẩm và dịch vụ

Ngoài việc đầu tư cho các sản phẩm cao cấp, gần đây Singapore Airlines đưa ra chiến lược đa dạng hoá sản phẩm bằng cách tăng thêm hạng ghế phục vụ với mục tiêu chia nhỏ đoạn thị trường.

Hạng ghế phổ thông (Economy) chất lượng cao được hãng nhắm vào các khách công vụ làm việc cho các công ty vừa và nhỏ và khách du lịch hạng trung-khách chỉ phải trả thêm chút ít để có thể hưởng mức độ tiện nghi phục vụ cao hơn hạng ghế phổ thông.

Ngoài ba hạng ghế hiện hành là hạng nhất (First), hạng thương nhân (Business), hạng phổ thông (Economy), Singapore Airlines đưa ra hạng ghế

thứ tư được gọi là World Traveller Plus. Hạng ghế này được Singapore Airlines phục vụ trên hầu hết các chuyến bay đường dài. Tiện nghi phục vụ

trên hạng ghế này nhỉnh hơn chút ít so với hạng ghế phổ thông: khoang có ít tiếng ồn, ghế rộng và có độ dốc hơn, số kênh video phục vụ và có thêm nguồn

điện sử dụng cho máy tính xách tay, điện thoại.

II. Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam” doc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)