Xu thế phát triển của hoạt động vận tải hàng không dân dụng thế giớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam” doc (Trang 60 - 61)

I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam

1. Xu thế phát triển của hoạt động vận tải hàng không dân dụng thế giớ

- Tự do hoá bầu trời: là xu thế tất yếu đối với mỗi một quốc gia trên thế

giới và nó nằm trong xu thế toàn cầu hoá, đa phương hoá. Các nước đều tích cực tìm kiếm sự hợp tác về chính trị, kinh tế và văn hoá trong khu vực và trên toàn thế giới. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, ngành hàng không của các nước đều có chính sách riêng của mình và những biện pháp hỗ trợ để

giúp nó tồn tại, phát triển, hội nhập trong xu thế chung trong khu vực và trên toàn thế giới.

- Xu hướng toàn cầu hoá: phát triển mạnh đặc biệt trong lĩnh vực cùng hợp tác khai thác và liên doanh; đầu tư cổ phần; phân chia thị trường khai thác; tham gia các liên minh toàn cầu như One World, Stars, Wings.

- Xu hướng tư nhân hoá các doanh nghiệp hàng không: xu thế tư nhân hoá là chuyển quyền sở hữu từ chính phủ sang các công ty tư nhân hay người lao động trong công ty với mục đích áp dụng các kinh nghiệm quý báu của các công ty tư nhân để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn, tạo ra sự cạnh tranh năng

động, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế phần nào những hoạt động hay chính sách không đem lại hiệu quả từ phía chính phủ.

- Mở rộng ngành nghề kinh doanh: hoạt động vận tải hàng không vốn là một khâu chính trong kinh doanh của các hãng hàng không trong một thời gian dài, nhưng trong tương lai không còn như vậy nữa. Hầu hết tất cả các hãng hàng không đang và sẽ có các dự án mở rộng kinh doanh thuộc các lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật. Ví dụ như Japan Airlines đã thành lập các cơ sở bảo dưỡng lớn ở Singapore và Hạ Môn (Trung Quốc), lập Japan Air Charter, một hãng hoạt động theo hợp đồng thuê ướt. Hãng Cathay Pacific Airways cũng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như lập các cơ sở bảo dưỡng động cơ ở Hồng Kông và Xít-nây (úc). Hãng Singapore Airlines mở

rộng kinh doanh trong hai lĩnh vực kiểm toán tài chính và phát triển ứng dụng kỹ thuật bảo dưỡng.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực lớn như tài chính, bán vé, đặt giữ chỗ và các dịch vụ bổ trợ và khuyến mãi cho hành khách như cung cấp lịch bay, giờ bay đi đến của chuyến bay, thời gian bay và chuyến bay đã cất cánh và hạ cánh, giá bán, giá khuyến mãi…

- Áp dụng các công nghệ quốc phòng sang các ứng dụng dân sự trong lĩnh vực chế tạo máy bay nhằm nâng cao về chất lượng, tốc độ, giá cả để đáp

ứng nhu cầu vận tải hàng không trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam” doc (Trang 60 - 61)