Chiến lược phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam” doc (Trang 61 - 64)

I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam

2.Chiến lược phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm

2.1. Quan điểm phát triển:

- Là doanh nghiệp, Tổng công ty lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chính, đồng thời làm tốt các nhiệm vụ khác Nhà nước giao, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh bảo đảm mức tăng trưởng hợp lý, bền vững.

-Tổng công ty kinh doanh theo cơ chế thị trường, lấy cạnh tranh làm

động lực phát triển, năng động tìm phương thức hoạt động thích hợp với lợi thế của Việt Nam, thích nghi tốt với môi trường vận tải hàng không phi điều

tiết có lộ trình của Nhà nước, tiến tới mở cửa bầu trời trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

- Đặt sự phát triển của vận tải hàng không trong sự đồng bộ với kết cấu hạ tầng sân bay, quản lý bay; phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để dần biến Việt Nam thành một cửa ngõ vào Đông Nam Á thông qua các trung tâm trung chuyển quốc tế lớn là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

- Đối với vận tải hàng không và các hoạt động sản xuất kinh doanh

đồng bộ, Tổng công ty đặt trọng tâm ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển đội máy bay sở hữu, củng cố và phát triển năng lực của các cơ sở hạ tầng khai thác kỹ thuật, đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực như là động lực chủ yếu quyết định sự thành công trong tương lai.

-Tổng công ty coi việc đảm bảo tối đa an toàn hàng không là nhiệm vụ

hàng đầu, là yếu tố quan trọng bậc nhất cho sự phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả lĩnh vực vận tải hàng không.

- Đối với các lĩnh vực kinh doanh ngoài vận tải hàng không, quan điểm nhất quán của Tổng công ty là quan điểm đầu tư, lấy hiệu quả đầu tư làm cơ

sở cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển và các quyết định kinh doanh; thúc đẩy cổ phần hoá ; giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lâu dài và không kinh doanh các ngành nghề Tổng công ty không có ưu thế cạnh tranh.

- Song song với việc củng cố, phát triển nội lực, Tổng công ty chú trọng tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư bổ sung, mở rộng thị trường, đảm bảo an toàn hàng không, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí; từng bước xây dựng các mối quan hệ liên minh chiến lược trong các lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ, kỹ thuật, cung ứng…

Từ nay cho tới năm 2002, xây dựng thành công một hãng hàng không Việt Nam có quy mô hoạt động quốc tế trung bình và có sức cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, kinh doanh có hiệu quả và

được ưa chuộng.

Cụ thể hoá mục tiêu chiến lược tổng quát được thể hiện đạt tới quy mô hoạt động quốc tế trung bình trong khu vực về các phương diện mạng lưới

đường bay, đội máy bay, khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá, doanh thu và về cơ bản tương đương với tầm cỡ các hãng hàng không quốc tế

trung bình trong khu vực hiện nay.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phải trở thành một hãng hàng không hoạt động có hiệu quả, có cơ cấu và hoạt động tài chính lành mạnh, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện kinh doanh có lãi với tỷ suất lợi nhuận bình quân (lợi nhuận ròng trên vốn tự có) trung bình đạt được như mức trung bình của các hãng hàng không Hiệp hội hàng không châu Á-Thái Bình Dương (AAPA) mà hàng VNA là thành viên nhưng không thấp dưới 10%, đồng thời

đảm bảo nâng cao giá trị của công ty trên thị trường.

VNA phải trở thành một hãng hàng không có uy tín cao và được ưa chuộng ở trong nước và trong khu vực thông qua một chính sách sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tạo dựng một cơ sở khách hàng ổn định và bền vững lâu dài, là địa chỉ thu hút và giữ nguồn nhân lực có chất lượng cao bởi môi trường năng động, linh hoạt, cơ hội cho sáng tạo và phát triển nghề nghiệp.

Tổng công ty lựa chọn chiến lược phát triển tổng hợp trên cơ sở sự kết hợp giữa chiến lược chi phí thấp tạo ưu thế cạnh tranh cục bộ và ngắn hạn với chiến lược đa dạng hoá, cá biệt hoá nhằm phát triển sức cạnh tranh lâu dài và vững chắc.

Chiến lược đa dạng hoá, cá biệt hoá chính sách tiếp thị và định hình sản phẩm với trọng tâm phát triển mạng đường bay nội địa và khu vực dày đặc

theo quan điểm tổ chức mạng-tụ điểm, cấu trúc trụ-nan, có tần suất cao, tạo nên sức cạnh tranh lâu dài, vững chắc nhằm hướng phục vụ nhu cầu đi lại đa dạng ở trong nước và trong khu vực Đông Nam Á- Tây Thái Bình Dương.

Chiến lược phát triển trên cơ sở chi phí thấp thông qua tiêu chuẩn hoá hệ thống sản phẩm cung ứng, tiêu chuẩn hoá hệ thống khai thác và cung ứng dịch vụ, hợp lý hoá hệ thống điều hành quản lý, tối ưu hoá sử dụng phương tiện tài sản, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh nhằm tạo ra

ưu thế cạnh tranh về giá cả hướng tới các luồng khách đi đến Việt Nam và

Đông Nam Á trên các đường bay xuyên lục địa lựa chọn, cũng như một số đường bay trong nội địa và trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam” doc (Trang 61 - 64)