- Quảng cáo chiến thuật: là sự tuyên truyền, đưa thông tin đến khách hàng về sản phẩm cụ thể của VNA tại một thị trường (lịch bay, loạ i máy bay, giá
1. Những kết quả
Trong những năm qua, công tác ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh của VNA đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và bước đầu tạo được chỗ đứng cho VNA trong thị trường hàng không thế giới và trong khu vực. Bằng sự nỗ lực của mình, VNA đã gặt hái được những thành công
đáng kể về mọi mặt.
Bảng 1: Kết quả vận chuyển hành khách trên toàn mạng của VNA:
Năm Lượt khách (triệu người) Tăng tuyệt đối (triệu người) % thay đổi so với năm trước 1993 1,057 1994 1,619 0,562 53,2% 1995 2,238 0,619 38,2% 1996 2,506 0,268 12,0% 1997 2,537 0,031 1,3% 1998 2,433 (0,104) -4,1% 1999 2,552 0,119 4,9% 2000 2,806 0,253 9,9% 2001 3.386 0,580 20,7% 2002 4,002 0,616 18,2% Nguồn: Số liệu tổng kết của Ban KHTT
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy lượng khách vận chuyển trên thị
trường nội địa và quốc tế không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1993 VNA mới chỉ chuyên chở được 1,6 triệu lượt khách thì đến năm 2002 con số này đã tăng lên 4 triệu.
Có thể nói giai đoạn 1993-1996 là thời kỳ phát triển hoàng kim của VNA. Do sự mở cửa nền kinh tế, rất nhiều dự án nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đầu tư, hàng loạt công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập, dẫn đến nhu cầu đi lại, du lịch, công tác tăng vọt. Chính vì vậy trong thời gian này, lượng khách chuyên chở có tăng rất cao cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối.
Giai đoạn 1997-1999, do phải chịu tác động không nhỏ từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của VNA bắt đầu có sự
chững lại, thậm chí năm 1998, lượng khách đã giảm 4,1%.
Tuy nhiên bước vào năm 2000, thị trường vận chuyển đã có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt những diễn biến bất thường trên thế giới và khu vực trong giai đoạn cuối năm 2001 và trong năm 2002 cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị và sự phát triển của kinh tế Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường hàng không Việt Nam phát triển mạnh hơn nhiều so với dự báo ban
đầu sau sự kiện ngày 11/09/2001. Khi mà thế giới và khu vực có nhiều diễn biễn phức tạp, Việt Nam đã nổi lên như là một điểm du lịch an toàn một sự
lựa chọn thay thế hấp dẫn cho các chuyến du lịch đi đến các điểm khác. Đây là cơ hội hết sức thuận lợi cho ngành du lịch và hàng không Việt Nam phát triển rút ngắn khoảng cách với các hãng hàng không lớn trong khu vực.
Trong bối cảnh đó VNA đã rất thành công trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh để phát triển. Ngay sau sự kiện ngày 11/09/2001, các ban ngành khối thương mại đã tiến hành rà soát tình hình thị trường hàng không Việt Nam, đánh giá ảnh hưởng của tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới
đối với thị trường, xác định rõ những “đe doạ” đồng thời cũng tìm thấy “cơ
hội” để phát triển. Tại thời điểm đó, chúng ta đã mạnh dạn nhận định rằng thị trường hàng không Việt Nam trong năm 2002 vẫn tăng khoảng 5%,
đồng thời tiếp tục theo dõi sát diến biến tình hình để có những điều chỉnh kịp thời. Với việc dự đoán chính xác tình hình thị trường và các phản ứng nhanh nhạy, VN đã thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 đạt doanh thu 448,7 triệu USD cao nhất từ trước đến nay.
Bảng 2: Kết quả vận chuyển trên các đường bay quốc tế (OFOD) năm 2002
Khu vực Tổng thị trường (lượt khách) Việt Nam (lượt khách) Thị phần (%) Đông Bắc Á 2.212.111 835.321 37,76 Đông Nam Á 1.323.128 440.654 33,30 Châu Âu 327.179 142.791 43,64 Đông Dương 276.013 245.981 89,12 Châu Úc 97.567 96.827 99,24 Trung Cận Đông 823 378 45,93 Tổng 4.236.821 1.761.952 41,59 Nguồn: số liệu nóng Ban KHTT.
Trên mạng đường bay quốc tế, hầu hết các khu vực đường bay đều tăng trưởng mạnh. Khu vực đường bay quan trọng nhất là Đông Bắc Á (chiếm 50% tổng lượng khách ra vào Việt Nam) tăng 25%, Đông Nam Á tăng 24%, đường bay Úc tăng 35%, Đông Dương tăng 32%, riêng Châu Âu không tăng so với năm 2001 do một số hãng hàng không Châu Âu đã tạm ngừng khai thác đến Việt Nam từ năm 2001. Kết quả khai thác của VN trên các đường bay khu vực
Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương, Châu Âu và Đông Dương tăng trưởng ở
mức bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của khu vực đường bay.
Đặc biệt trên đường bay Pháp và đường bay Úc, VN đã tận dụng tốt lợi thế
của mình, điều chỉnh mức tải cung ứng hợp lý; sử dụng tải mùa thấp
điểm tốt hơn nên kết quả khai thác khá tốt và chiếm thế chủđộng trên thị
các nước Đông Dương, biến Việt Nam thực sự là cửa ngõ ra vào Đông Dương. Trên đường bay khu vực Đông Nam Á, lượng khách do VN vận chuyển tăng 9% thấp hơn so với mức tăng 24% của tổng thị trường do các hãng hàng không khu vực như SQ, TG tăng tần suất khai thác đến Việt Nam và tận dụng lợi thế về mạng bay để tăng cường khai thác thương quyền 6.
Bảng 3: Kết quả vận chuyển trên các đường bay nội địa (OFOD) năm 2002
Tổng thị trường Việt Nam Nhóm đường bay Khách Tỷ trọng Khách So ‘01 HAN-SGN 1,134,278 43% 834,076 1.15 H/S-DAD 592,372 23% 520,209 110% Du lịch 535,159 20% 535,159 120% Còn lại 350,179 13% 350,179 130% Tổng 2,611,988 100% 2,239,623 117% Nguồn: số liệu nóng Ban KHTT
Trên các đường bay nội địa, tổng lượng khách vận chuyển trong năm 2002 đạt 2.611.988 lượt khách, tăng 16,1% so với năm 2001; trong đó VN vận chuyển được 2.239.623 khách, tăng 17%; thị phần đạt 86%, tăng 1 điểm so với năm 2002. Ghế suất trung bình toàn mạng nội địa đạt 81,9%.
Mặc dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá vé cho người Việt Nam theo lộ trình hoà đồng giá cước, thị trường hành khách nội địa vẫn phát triển tốt, một mặt nhờ sức mua của người dân tăng lên, mặt khác nhờ tăng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và phần đông có sử dụng mạng đường bay nội địa. Đặc biệt, nhờ chú trọng công cộng hóa dịch vụ hàng không nội địa và
đội máy bay được tăng cường, VN đã đồng loạt tăng tần suất bay trên hầu hết các tuyến bay địa phương, về cơ bản tối thiểu đạt 1 chuyến/ngày đến hầu hết các điểm, tăng trưởng vận chuyển trên các đường bay này đạt mức cao nhất
(tăng 29% so với năm 2001). Mức cung ứng và lịch bay trên các đường bay phục vụ du lịch đi Huế, Nha Trang, Đà Lạt cũng được cải thiện, lượng khách vận chuyển tăng 20%. Trục bay Bắc - Nam giữa HAN, SGN và DAD tăng trưởng ở mức 13%.
Riêng 6 tháng đầu năm 2003, dịch bệnh SARS đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động khai thác của các hãng hàng không thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trong các tuần giữa tháng 6 trở lại, thị trường vận tải hành khách quốc tế hồi phục nhanh chóng, thị trường vận chuyển nội địa đã tăng trưởng trở lại. Kết hợp cùng với ngành du lịch, VNA đã triển khai một loạt sự
kiện xúc tiến du lịch với quy mô lớn tại các thị trường chủ yếu như Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc), Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), Bắc Âu, Bắc Mỹ và Úc tổ chức nhiều chiến dịch rầm rộ thu hút khách du lịch trở lại, đồng thời khôi phục lại các đường bay đã bị cắt huỷ do dịch bệnh SARS và mở thêm một số đường bay mới.