0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nguyên tắc thế quyền

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM P&I VÀ HULL CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III TRONG HAI NĂM 2001-2002" DOC (Trang 29 -31 )

3. Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm

3.5. Nguyên tắc thế quyền

Khoá lun tt nghip: Tình hình thc hin bo him Hull và P&I ti Vinaship

ti Vinaship

Theo nguyên tắc này, Người bảo hiểm sau khi bồi thường cho Người được bảo hiểm có quyền thay mặt cho Người được bảo hiểm để đòi Người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình.

4. Hp đồng bo him hàng hi

4.1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa Người

được bảo hiểm và Người bảo hiểm mà theo đó Người bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ

Người được bảo hiểm và phải bồi thường cho Người được bảo hiểm các tổn thất thuộc trách nhiệm của mình cho các đối tượng bảo hiểm do các hiểm họa hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện đã thỏa thuận với Người được bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm hoặc giấy tờ chứng nhận bảo hiểm được Người bảo hiểm cấp cho từng tàu là chứng từ cấu thành của hợp đồng bảo hiểm.

Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm đối tượng mình nhận bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm hoàn toàn độc lập với hợp đồng bảo hiểm trước đó.

Hợp đồng bảo hiểm phải được làm bằng văn bản. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có các tính chất sau:

- Các rủi ro được bảo hiểm: Tuy đã đóng góp phí bảo hiểm nhưng chỉđược nhận bồi hoàn khi có sự cố quy định trong hợp đồng bảo hiểm xảy ra dẫn đến tổn thất.

- Gia nhập: Vì bảo hiểm có nhiều loại hình, nội dung, điều kiện, điều khoản đã

được Người bảo hiểm ấn định trước, Người được bảo hiểm muốn thay đổi nội dung hợp đồng bảo hiểm hoặc nội dung đơn bảo hiểm phải có sự trao đổi bàn bạc cụ thể

Khoá lun tt nghip: Tình hình thc hin bo him Hull và P&I ti Vinaship

ti Vinaship

hợp với nhu cầu bảo hiểm của mình. Vì là hợp đồng gia nhập như thế cho nên khi có nội dung nào không rõ phải được cắt nghĩa rõ ràng sao cho có lợi cho Người

được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm phải được thể hiện bằng đơn bảo hiểm hoặc bằng giấy chứng nhận bảo hiểm và chỉ có hợp đồng mới có giá trị dẫn chứng và ngược lại. Đơn bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm.

Một hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi mà chủ tàu không thông báo cho Người bảo hiểm biết một trong các trường hợp sau:

- Tàu bị thay đổi người quản lý hay thay đổi quốc tịch. - Tàu bị hoán cải về cấu trúc.

- Tàu thay đổi vùng hoạt động, thay đổi loại hàng vận chuyển. - Tàu bị thay đổi cấp tàu.

- Chủ tàu không thanh toán phí bảo hiểm theo đúng quy định. - Tàu bị cầm giữ .v.v...

4.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM P&I VÀ HULL CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III TRONG HAI NĂM 2001-2002" DOC (Trang 29 -31 )

×