GIẢI PHẪU DỊCH KÍNH 1.1 Giải phẫu đại thể:

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC MẮT (Trang 36 - 37)

1.1. Giải phẫu đại thể:

Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu. Giới hạn sau của dịch kính lượn vịng theo hình cầu, ở phía trước lõm do sự đè p của mặt sau thể thuỷ tinh. Dịch kính dính tương đối vững chắc vào tổ chức xung quanh ở hai vùng: Phía trước dính vào biểu mô thể mi thành hình vành khăn rộng chừng 2-3 mm kể từ oraserata ra phía trước tới pars plana của thể mi, có thể có thêm sự liên hệ lỏng lẻo với các tua mi và các sợi vòng mi. Salzman (1912) gọi đây là vùng nền dịch kính (vitreous base). Ơ phía sau ịch kính dính vào vịng quanh đĩa thị thành một vòng tròn theo bờ đĩa thị và kém chắc chắn hơn so với ở vitreous base. Trên bề mặt đĩa thị trung tâm của thị thần kinh thì khơng dính. Vì lý do này mà trên lâm sàng có thể thấy một vịng trịn đơng đặc trong những ca bong sau của dịch kính khi đó xuất hiện một lỗ ở ngay phía trước của đĩa thị. Nếu xảy ra sự co kéo bệnh lý hoặc sau khi chết thì hai vịng dính của dịch kính kể trên vẫn dính. Nếu dịch kính bị k o đứt ra thì biểu mơ thể mi có thể bị rách và chỗ dính của dịch kính bị mất ở điểm đó. Trong khi thường thì khơng thể tách rời dịch kính ra khỏi võng mạc ở vùng quanh đĩa thị mà khơng làm rách bề mặt của màng bọc .

Đường dính nối dịch kính vào mặt sau của thể thuỷ tinh là một vịng nhẫn có đường kính 8-9 mm (the hyaloideo-capsular ligament of Wieger-1883). Ơ chỗ hố bánh chè, dịch kính bị tách rời khỏi thể thuỷ tinh bởi khoảng mao mạch của Berger (capillary space of Berger-1882). Khi có bệnh l{ thì khoang này thường chứa máu và các tế bào viêm. Đường vịng trịn dính giữa mặt sau thể thuỷ tinh và dịch kính (có khi gọi là đường Egger’s line-1924) thường rất khó thấy và thực vậy, sự hiện diện của dây chằng bao thể thuỷ tinh - màng bọc dịch kính đã từng bị phủ nhận (Busacca-1956). Tuy nhiên vùng dính có thể được minh chứng trong một tiêu bản dịch kính – thể thuỷ tinh: Khối dịch kính cơ lập vẫn được treo vào thể thuỷ tinh bằng chính dây chằng Wieger. Trong trường hợp này nó đã ính vào thể thuỷ tinh một khoảng thời gian và chỉ tách nhau ra khởi đầu từ hố bánh chè rất chậm và từng tí một (Vail- 1957).

Trong những trường hợp bệnh lý, chỗ dính có thể được minh chứng trên lâm sàng khi mà máu ở sau thể thuỷ tinh được thấy ưới dạng một vòng trịn đồng tâm với xích đạo của thể thuỷ tinh. Trên một số lồi động vật thì chỗ dính này rất chắc (ví dụ ở thỏ ) đến nỗi nếu lấy thể thuỷ tinh trong bao thì thường là bị thốt dịch kính rất nhiều.

Grignolo (1952) cho rằng dịch kính cịn dính ở một vài chỗ khác ở bề mặt võng mạc và đặc biệt là ở vùng xích đạo và ở vùng hồng điểm. Schepens (1954) cũng ủng hộ ý kiến này. Những chỗ ính đó chắc chắn liên quan tới hiện tượng co kéo rách võng mạc khi có bong dịch kính sau.

1.2. Giải phẫu vi thể:

Các nhà giải phẫu học coi dịch kính có 3 phần : - Hai màng bọc trước và sau.

- Ống Cloquet. - Khối dịch kính.

* Màng dịch kính trước: nằm ngay sau thể thuỷ tinh và các dây chằng .

* Màng dịch kính sau: ơm lấy phần sau của dịch kính, áp sát vào võng mạc. Thực chất, màng dịch kính là sự đơng đặc của dịch kính ở lớp ngồi cùng. Ranh giới giữa 2 phần trước và sau của màng bọc dịch kính là phần đáy của dịch kính (vitreous base), ở đó ịch kính áp trực tiếp vào biểu mơ của vùng phẳng thể mi.

* Ống Cloquet (Jules Cloquet 1790-1833): Bắt đầu từ sau thể thuỷ tinh cho tới mặt trước gai thị, là di tích của động mạch dịch kính khi ở bào thai. Đơi khi ống này cịn được mang tên Stilling (1868) vì nhà giải phẫu này mơ tả nó đầy đủ hơn. Trên lâm sàng soi thấy ống này trong suốt uốn lượn mềm mại trong khối dịch kính khi mắt chuyển động.

* Khối dịch kính: Có cấu trúc dạng gel, chủ yếu do một protein dạng sợi, đó là những sợi collagen rất mịn xếp theo nhiều hướng khác nhau nhưng không chắp nối với nhau và lấp đầy khoảng cách giữa các sợi đó là nước (99%), 1% là các chất đặc gồm các phân tử acid hyaluronic. Cấu trúc của các khoang sợi này có khuynh hướng trở nên rõ rệt theo tuổi. Chất collagen có lẽ được tạo ra bởi những tế bào ở nơi ranh giới giữa dịch kính và võng mạc .

II.. KHÁM DỊCH KÍNH.2.1. Đèn khe: 2.1. Đèn khe:

Dịch kính bình thường khơng thể quan sát được bằng các máy soi đáy mắt thông thường. Một số những thay đổi bất thường trong cấu trúc của dịch kính có thể thấy được bằng cách ùng máy soi đáy mắt như đục dịch kính, những đám đơng đặc hoặc những dải hình vịng trịn của bong dịch kính ở phía sau hoặc những dị vật ngoaị lai. Ví dụ như máu, tế bào bạch cầu, các tổ chức tân tạo như xơ và tân mạch … .Dịch kính bình thường ở trong nhãn cầu và một số những bất thường quan trọng của nó (co rút, đơng đặc) có thể quan sát thấy chỉ bằng đèn khe. Đèn khe của sinh hiển vi có thể chiếu xuyên các tổ chức trong suốt hoặc tương đối trong suốt của nhãn cầu.

2.2. Kính tiếp xúc bổ sung trong khám dịch kính.

Dịch kính ở phần trung tâm phía trước (ngay sau thể thuỷ tinh) có thể quan sát được với đèn khe. Để quan sát những phần khác của buồng dịch kính thì cần có kính tiếp xúc đặc biệt.

2.3. Siêu âm.

Đây là một phương tiện chẩn đốn và tiên lượng của rất nhiều bệnh dịch kính. Ơ những vị trí và trường hợp mà ánh sáng của đèn khe và máy soi đáy mắt khơng thể kiểm sốt được thì siêu âm sẽ cung cấp cho ta những thơng tin rất có giá trị về dịch kính và các cấu trúc lân cận dịch kính, ví dụ những màng dịch kính, bong võng mạc cao trên 1mm, nứt vỡ củng mạc, dị vật nội nhãn ...

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC MẮT (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)