1.1 Định nghĩa: Thị lực của một mắt là khả năng nhận thức rõ các chi tiết hoặc nói cách khác thị lực là
khả năng của mắt phân biệt rõ 2 điểm ở gần nhau (Thấy được khoảng cách nhỏ nhất giưã hai vật) 1.2
Cách khám thị lực: Có thể đánh giá thị lực từng mắt của bệnh nhân bằng bảng thị lực nhìn xa (đứng
cách bảng 5m) hoặc bảng thị lực nhìn gần (bảng cách mắt 33 cm).
1.2.1 Thị lực nhìn xa: Đây là chỉ tiêu hay được dùng nhất để đánh giá chức năng thị giác của mắt. Có
các bảng thị lực hay dùng là bảng Monoyer với những chữ cái, bảng Snellen với những chữ E quay theo các hướng khác nhau, bảng Landolt với những vịng trịn khơng khép kín, bảng hình dùng cho các cháu nhỏ hoặc người không biết chữ ...
Trong điều kiện đủ độ sáng khoảng 100 lux và ở cách xa bảng 5m, thị lực của từng mắt bình thường phải đạt ³ 10/10. Nếu thị lực ưới 10/10 thì ghi kết quả theo dịng chữ cuối cùng đọc được. Nếu thị lực ưới 1/10 thì cho bệnh nhân đếm ngón tay (cỡ ngón tay được coi tương đương với kích thước của chữ ở ịng 1/10) và khi đó cần ghi thêm khoảng cách giữa mắt bệnh nhân và ngón tay, ví dụ: đếm ngón tay 0,5 m (ĐNT 0,5m), đếm ngón tay 1m, đếm ngón tay 3m ... Bệnh nhân khơng đếm được ngón tay thì thầy thuốc khua bàn tay ở ngay sát trước mắt, nếu thấy được thì ghi kết quả bóng bàn tay (BBT). Trường hợp bệnh nhân khơng thấy được bóng bàn tay thì đánh giá khả năng thị giác bằng sự nhận biết ánh sáng (có hay khơng có ánh sáng của đèn pin, ngọn nến ở trước mắt chừng 20- 30 cm ... ) và vị trí của nguồn sáng (các phía mũi. thái ương, trên ưới), kết quả khi đó được ghi là sáng tối ương tính (ST(+)). Khi khơng cịn nhận biết được ánh sáng thì thị lực bằng 0, cịn ghi là sáng tối âm tính (ST(-)). Lưu { rằng để thử chính xác cho từng mắt thì cần phải bịt thật kín mắt bên kia và luồng ánh sáng chiếu cũng phải thật mảnh để đảm bảo chỉ được chiếu vào mắt thử.
Qui trình đo thị lực nhìn xa - khám mắt Thị lực ³ 10/10 Khám các bộ phận phụ thuộc nhãn cầu Thị lực tăng Thị lực < 10/10 Cho nhìn qua kính lỗ Thị lực khơng tăng Thử kính (+) (-) Khám xác định
để xác định tật khúc xạ căn nguyên giảm thị lực
Theo quy ước của Tổ chức y tế thế giới (1983) thị lực ở ưới mức 3/10 được coi là thị lực thấp, thị lực ở mức đếm ngón tay 3m trở xuống được coi là mù lồ.
Khi thị lực khơng đạt mức 10/10 cần cho bệnh nhân thử thị lực với kính lỗ. Kính lỗ với đường kính 1,2mm chỉ cho phép một tia sáng rất mảnh đi qua trung tâm của giác mạc, tia này hầu như không bị
khúc xạ cho nên nếu thị lực qua kính lỗ tăng tức là mắt bệnh nhân khơng có tổn thương thực thể mà có thể chỉ bị hoặc cận thị hoặc viễn thị hoặc loạn thị. Tiếp tục dùng các loại kính cận, viễn, loạn thị để thử chúng ta sẽ có số kính thích hợp cho mắt bệnh nhân.
Nếu qua kính lỗ mà thị lực của mắt vẫn khơng tăng thì tức là hệ thống thị giác của bệnh nhân có tổn thương thực thể. Nhiệm vụ của thầy thuốc nhãn khoa lúc này là phải xác định các tổn thương đó để điều trị.