Hình thái lâm sàng.

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC MẮT (Trang 98 - 100)

V. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

4. Hình thái lâm sàng.

Tắc tĩnh mạch võng mạc thường gặp ở một mắt, ít khi gặp cả hai mắt và được phân chia thành tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc và tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

4.1. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

4.1.1. Hình thái phù.

- Thị lực giảm ít, khi có phù hồng điểm kéo dài gây giảm thị lực trầm trọng. - Thị trường có ám điểm trung tâm tương đối.

- Đáy mắt: Tĩnh mạch giãn to, ngoằn ngoèo và khơng đều. Động mạch ít biến đổi. Xuất huyết võng mạc hình chấm, ngọn nến, rải rác tồn võng mạc. Có từ 0 – 5 vết xuất tiết dạng bơng. Phù võng mạc toả lan làm võng mạc có màu xám mờ, phù hồng điểm, phù đĩa thị nhiều.

Thì tay – võng mạc bình thường (từ 7 – 12 giây). Thì đầy thuốc tĩnh mạch kéo dài trên 20 giây.

Khuếch tán huznh quang qua thành mao mạch ở thì sớm và qua thành tĩnh mạch lớn ở các thì muộn, gây tăng huznh quang ở võng mạc, đĩa thị và ở xung quanh hố trung tâm hoàng điểm, kèm theo những vùng che khuất huznh quanh do xuất huyết võng mạc.

4.1.2. Hình thái thiếu máu.

- Thị lực giảm trầm trọng và đột ngột.

- Thị trường thu hẹp, có ám điểm trung tâm tuyệt đối.

- Đáy mắt: Tĩnh mạch giãn ít, khơng đều và ngoằn ngo, xuất huyết võng mạc rất nhiều, ưới nhiều hình dạng khác nhau hình chấm, ngọn nến, thành đám lớn. Có trên 10 vết xuất tiết dạng bơng tuz mức độ của thiếu máu cục bộ, hình trịn, bầu dục, hoặc thành đám lớn, trắng như bông, là biểu hiện chủ yếu của thiếu máu cục bộ trên lâm sàng. Động mạch thu hẹp và khơng đều, đĩa thị phù nhẹ, có thể có teo gai sớm.

- Hình ảnh chụp mạch huznh quang.

Thì tay – võng mạc: Kéo dài trên 12 giây, kèm theo chậm ngấm thuốc động mạch. Thì đầy thuốc tĩnh mạch: K o ài đến 30 – 40 giây.

Vùng võng mạc thiếu tưới máu biểu hiện ưới dạng những vùng màu đen, khơng có huznh quang trong lịng mao mạch, các tiểu động mạch biến mất, mao mạch hoàng điểm không được cấp máu. Thuốc huznh quang chỉ đến được các thân mạch máu lớn và có thể có hình ảnh “cây chết”. Khuyếch tán huznh quang qua thành tĩnh mạch ở những thì muộn và những vùng che khuất huznh quang do xuất huyết võng mạc.

4.1.3. Hình thái hỗn hợp.

Là hình thái hỗn hợp của hình thái phù và hình thái thiếu máu.

- Thị lực giảm nhiều hay ít tùy theo mức độ tổn thương của cung mao mạch hồng điểm. - Thị trường có ám điểm trung tâm tương đối hoặc tuyệt đối.

- Đáy mắt: Tĩnh mạch giãn và ngoằn ngoèo, xuất huyết võng mạc nhiều hình thái, có từ 6 – 10 vết xuất tiết dạng bơng, phù võng mạc và có thể có phù đĩa thị nhẹ hoặc nặng trong 50% trường hợp.

- Hình ảnh chụp mạch huznh quang: Thời gian tuần hoàn võng mạc kéo dài, mao mạch giãn để cho thuốc huznh quang khuyếch tán qua thành mao mạch xen kẽ với những vùng võng mạc thiếu tưới máu.

4.1.4. Hình thái lành tính ở người trẻ.

Là hình thái phù giảm nhẹ, thường gặp ở người trẻ < 40 tuổi. - Thị lực giảm ít.

- Thị trường bình thường hoặc điểm mù rộng ra.

- Đáy mắt: Tĩnh mạch giãn và ngoằn ngoèo, xuất huyết võng mạc ít và ở nơng, có thể có hoặc khơng có vết xuất tiết dạng bơng, phù võng mạc ít, đĩa thị phù cương tụ, động mạch ít biến đổi.

- Hình ảnh chụp mạch huznh quang: Thì đầy thuốc tĩnh mạch kéo dài, khuếch tán huznh quang qua thành tĩnh mạch ở những thì muộn, vùng hồng điểm bình thường, khơng thấy tổn thương mao mạch. 4.2. Tắc

nhánh tĩnh mạch võng mạc.

Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc được chia ra theo vị trí tắc thành: tắc nhánh thái ương trên, tắc nhánh thái ương ưới và tắc nhánh phí mũi.

- Trong tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc: Vị trí tắc nghẽn thường thấy ở chỗ bắt chéo của động mạch và tĩnh mạch và gặp tắc nhánh tĩnh mạch thái ương trên nhiều hơn, các tổn thương nằm ở trong vùng võng mạc mà tĩnh mạch dẫn lưu.

- Hình thái lâm sàng của tắc nhánh tĩnh màch võng mạc có các hình thái là: hình thái phù, hình thái thiếu máu, hình thái hỗn hợp và hình thái lành tính, giống như trong tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

4.3. Tắc tĩnh mạch võng mạc ở hai mắt.

Tắc tĩnh mạch võng mạc ở cả hai mắt ít gặp, bệnh xảy ra đồng thời ở cả hai mắt hoặc một mắt trước, một mắt sau trong quá trình tiến triển. Cả hai mắt đều bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc hoặc một mắt tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc còn mắt kia tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc.

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC MẮT (Trang 98 - 100)