Viễn thị (hyperopie hoặc hypermetropie).

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC MẮT (Trang 69 - 70)

II- GIẢM THỊ LỰC

b. Viễn thị (hyperopie hoặc hypermetropie).

Khác với cận thị là có sự tăng độ cận theo tuổi ở lức trưởng thành và có thể là trạng thái bệnh lý (cận thị bệnh), viễn thị chỉ đơn thuần là tật khúc xạ. Theo tuổi lớn lên của trẻ em, viễn thị lại giảm số đi o trục nhãn cầu dài thêm.

Mắt viễn thị có tiêu điểm sau ở phía sau võng mạc o đó người viễn thị sẽ dùng lực điều tiết đưa ảnh về phía trước, tới võng mạc để nhìn cho rõ. Người trẻ tuổi với khả năng điều tiết tốt có thể dùng hồn tồn lực điều tiết để bù trừ cho tật khúc xạ viễn thị nhưng khi lớn tuổi (trên 40 tuổi), khả năng điều tiết kém đi khi đó viễn thị sẽ biểu hiện trên lâm sàng. Do phải điều tiết liên tục để bù trừ độ viễn thị cho nên người viễn thị hay kêu mỏi mắt, mắt bị đỏ, chảy nước mắt (mà không phải do tắc lệ đạo), viêm bờ mi, có thể gặp lác trong. Tình trạng này chỉ có thể khắc phục được bằng kính hội tụ (kính lão, kính viễn). Như vậy cũng như mắt cận thị, mắt viễn thị sẽ có một dãy ba bốn số kính liền nhau cho thị lực tốt nhất nhưng điều khác với mắt cận là ở đây chúng ta lại chọn lấy số kính cao nhất trong ãy đó. Với số kính này ảnh sẽ được đưa về đúng võng mạc mà mắt bệnh nhân không cần phải điều tiết thêm. Theo tuổi tác, lực điều tiết càng ngày càng k m đi, số kính viễn sẽ dần phải tăng lên.

c. Loạn thị:

Bệnh nhân loạn thị có thể có 3 triệu chứng chủ yếu:

- Nhìn mờ: Thị lực kém ở mọi cự ly gây ra mỏi mắt, khó chịu. - Song thị: Loạn thị là nguyên nhân hay gặp nhất của song thị một mắt. - Quáng mắt: Anh sáng mặt trời làm mắt quáng, rất khó chịu.

Loạn thị chủ yếu là do giác mạc có độ cong khơng đều ví dụ kinh tuyến ngang có bán kính độ cong khác với kinh tuyến đứng. Khuyết tật này sẽ làm cho ảnh của một điểm không phải là một điểm mà là hai đường thẳng vng góc với nhau, ta gọi đó là hai đường tiêu. Kinh tuyến đứng của giác mạc có ảnh là một đường tiêu nằm ngang. Kinh tuyến ngang của giác mạc có ảnh là một đường tiêu đứng dọc. Tuz theo vị trí tương quan giữa các đường tiêu này mà ta có:

- Loạn thị thuận: Kinh tuyến đứng có độ cong cao hơn (khúc xạ mạnh hơn) tức là đường tiêu nằm ngang nằm ở phía trước đường tiêu đường dọc. Đây là loại loạn thị hay gặp nhất.

- Loạn thị ngược: Kinh tuyến ngang có độ cong cao hơn (khúc xạ mạnh hơn), tức là đường tiêu đứng dọc nằm ở phía trước đường tiêu ngang.

Theo vị trí của các đường tiêu so với võng mạc người ta phân ra các kiểu loạn thị: - Loạn thị cận: Hai đường tiêu đều ở trước võng mạc.

- Loạn thị viễn: Hai đường tiêu đều ở sau võng mạc

- Loạn thị hỗn hợp: Một đường tiêu ở trước, một đường tiêu ở sau võng mạc

Ở người bình thường cũng có loạn thị nhưng chênh lệch khúc xạ giữa 2 kinh tuyến của giác mạc chỉ ở mức nhỏ hơn 0,75 iôp. Khi mức chênh lệch đó lớn hơn 0,75D thì loạn thị có thể phải được điều chỉnh với kính trụ vì kính trụ cho ph p điều chỉnh độ khúc xạ của từng kinh tuyến. Nói chung loạn thị khơng tiến triển, loạn thị nhẹ có thể khơng cần điều chỉnh vì ít gây khó chịu nhưng với loạn thị nặng thì thị lực giảm, chỉ có ùng kính thường xun mới làm cho thị lực tăng.

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC MẮT (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)