- Nguồn vốn chủ sở hữ u/ Tổng nguồn vốn
Chương 3: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty Xuân Hoà.
3.2.1. Các biện pháp chung đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty
công ty Xuân Hoà.
3.2.1. Các biện pháp chung đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty của công ty
a) Biện pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Để đạt được mục tiêu phát triển như đã trình bày ở phần trên, yếu tố quýêt định là phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, mọi nỗ lực của toàn công ty, kể cả bộ phận trực tiếp phải tập trung giải quyết vấn đề giữ vững và mở rộng thị trường.
Vậy làm thế nào để giữ vững và mở rộng thị trường. Trả lời câu hỏi này, công ty cần tiến hành các hoạt động sau:
Trước tiên đó là hoạt động nghiên cứu thị trường: điều mà ai cũng biết trong nền kinh tế hiện nay là mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường. Và chìa khoá để thành công trong kinh doanh là lấy khách hàng làm trọng tâm, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên và quan trọng nhất - quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Nếu công tác phân tích thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác giúp cho các cấp quản lý xây dựng được các chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác phân tích thị trường không tốt, thu thập những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường và do không dựa trên thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra không sát với thực tế, công ty không đạt được mục tiêu đặt ra.
Vậy để chất lượng nghiên cứu thị trường tốt đòi hỏi phải có một bộ phần làm công tác nghiên cứu thị trường mang tính chất chuyên nghiệp. Tại chi nhánh Hà Nội công ty đã thành lập một ban Marketing, tuy nhiên hoạt động của ban này chưa tốt do năng lực còn hạn chế. Do đó cần phải đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ sao cho phòng Marketing hoạt động với đúng chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing.
Thu thập thông tin phải đầy đủ, chính xác về tình hình biến động của thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng. Cần xây dựng một hồ sơ chi tiết, gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Kết quả của công tác nghiên cứu thị trường, công ty phải giải đáp được các vấn đề sau:
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với từng nhóm sản phẩm nội thất của công ty.
- Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của công ty?
- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ.
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ,…
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm nội thất.
Bên cạnh đó, để có thể tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nắm bắt kịp thời các thị hiếu của và nhu cầu của khách hàng thì việc xây dựng một hệ thống kênh phân phối phù hợp với chiến lược phát triển của công ty đóng vai trò then chốt. Kênh phân phối là một bộ phận rất quan trọng trong những nỗ lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Đây cũng là cách để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của công ty ở quy mô quốc gia và toàn cầu.
Hệ thống kênh phân phối mà công ty đã và đang áp dụng là trực tiếp (bán thẳng đến người sử dụng sau cùng gồm: bán lẻ, bán qua hợp đồng, đấu thầu) và gián tiếp (bán thông qua hệ thống đại lý). Nhìn chung hệ thống phân phối của công ty là phù hợp với đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty nhưng công ty lại không coi trọng kênh bán lẻ. Trong thời gian tới công ty cần khắc phục hạn chế trong hệ thống phân phối.
Công ty nên thúc đẩy hình thức bán lẻ vì mạng lưới bán lẻ chính là người tiếp xúc trực tiếp người tiêu dùng. Những khách hàng này không chỉ là mang lại doanh thu cho công ty mà còn là những người giới thiệu quảng cáo tích cực về sản phẩm của công ty, đồng thời họ còn là người cung cấp cho công ty những ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, những thông tin
về đối thủ cạnh tranh. Công ty nên đặt thêm một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở những nơi đông dân cư và tiện đường đi lại vì cửa hàng giới thiệu sản phẩm chính là nơi khuếch trương sản phẩm, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty cần chú ý làm thế nào tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến cửa hàng, ví dụ như: thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, hình thức trưng bày sản phẩm,…
Mở rộng hệ thống đại lý trong kênh phân phối: Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì bán qua đại lý vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mở rộng thêm các đại lý tại các tỉnh thành sẽ giúp cho công ty tăng khả năng sản xuất cũng như tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Công ty nên tiến hành mở rộng theo hướng: tăng số lượng đại lý, chọn đối tượng làm đại lý. Bên cạnh việc mở rộng thêm đại lý, công ty cần đẩy mạnh số lượng sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất trên mỗi đại lý. Do đó công ty cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các đại lý thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên bên cạnh việc mở rộng hệ thống đại lý cũng cần phải gắn liền với việc tăng cường kiểm soát, quản lý các đại lý để xem xét tốc độ tiêu thụ sản phẩm nội thất tại các đại lý và tránh việc các đại lý vì lợi ích cá nhân mà gây thua thiệt cho người tiêu dùng, giảm uy tín của công ty.
Tìm kiếm và ký kết nhiều hợp đồng kinh tế hơn: Hình thức hợp đồng kinh tế đem lại lợi nhuận tương đối lớn cho công ty được áp dụng chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm nội thất của công ty. Song công ty vẫn chưa tận dụng được hết hình thức tiêu thụ này, việc ký kết hợp đồng đều từ phía khách hàng chứ không phải do công ty chủ động tìm kiếm. Trong thời gian tới, công ty cần năng động hơn, chủ động tìm khách hàng để ký kết hợp đồng cả trong nước và quốc tế. Để tìm kiếm một khách hàng lớn là rất khó, do vậy công tác chào hàng cần được tiến hành thường xuyên liên tục. Cần tiến hành chào hàng theo định kỳ, không nên chỉ chào hàng một lần. Thông qua công tác chào hàng,
các thông tin về sản phẩm, về công ty được khách hàng biết đến, khi khách hàng xuất hiện nhu cầu, công ty sẽ là người tiếp nhận đầu tiên.
Hình thức đầu thầu đã được công ty áp dụng trong nhiều năm. Có thể nói đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm nội thất hữu hiệu nhất bởi hình thức tiêu thụ này đem lại doanh thu khá cao. Khi trúng thầu, giá trị của mỗi hợp đồng rất cao thường vài trăm triệu, thậm chí lên đến vài tỷ. Hơn nữa với hình thức đấu thầu sẽ giúp công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, tập trung nguồn nhân lực,… Do vậy công ty cũng cần chú trọng tới hình thức này.
b) Biện pháp về sản phẩm tiêu thụ.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh
Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, những đòi hỏi của khách hàng về một sản phẩm ngày càng cao và khắt khe. Bên cạnh sự đòi hỏi về sự đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, sự hợp lý về gía cả là những yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Vì vậy đôi khi khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn một chút để có được sản phẩm có chất lượng cao và bảo đảm. Do vậy sản lượng có chất lượng cao và ổn định dễ gây được cảm tình đối với người mua, tạo cho họ sự tin tưởng và trung thành với sản phẩm đó. Đồng thời chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, hình ảnh của công ty trên thương trường.
Hoạt động quản lý chất lượng là thiết yếu cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu như sản phẩm công ty cung cấp không phù hợp với những quy tắc của thị trường thì công ty có thể đánh mất khách hàng và do đó hoạt động tiêu thụ bị giảm sút và gặp phải những khó khăn trong việc xây dựng và phục hồi hình ảnh thương hiệu của công ty.
Quản lý chất lượng lại không hề đơn giản. Một mặt, những nhu cầu và yêu cầu đa dạng của khách hàng dẫn đến sự đa dạng của chất lượng và dịch vụ. Mặt khác ngày nay những nhu cầu và yêu cầu của khách hàng lại thay đổi
rất nhanh chóng. Những điều này đòi hỏi nắm được một cách căn bản về quản lý chất lượng, bao gồm cả kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong hoạt động chế tạo, chế biến, và dịch vụ.
Nhận thức được điều đó, công ty Xuân Hoà đã xem việc cải tiến hệ thống chất lượng là một vấn đề được công ty đặt lên hàng đầu và xác định chất lượng sản phẩm là cuộc đua không có vạch kết thúc, là cách thức cạnh tranh hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nội thất của công ty còn gặp nhiều khó khăn do trình độ khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như các tiêu chuẩn của sản phẩm và dịch vụ, làm thế nào đảm bảo luôn sản xuất được những sản phẩm nội thất có chất lượng cao hơn. Để đạt được những điều đó, công ty cần phải thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các sản phẩm nội thất sản xuất ra dựa trên cơ sở do công ty ban hành.
Yêu cầu đối với các sản phẩm đồ gỗ:
Mặt bàn, thân bàn được sản xuất từ các loại ván công nghiệp MDF nhập ngoại, có chiều dày từ 18mm hoặc 25 mm tuỳ theo yêu cầu. Bề mặt phẳng nhẵn, màu đồng nhất, không có khuyết tật không bong rộp, không lồi lõm, không gợn sóng, cho phép có xước sâu bề mặt (0,05 mm và không tập trung, độ cong vênh mặt bàn cho phép < 2 mm).
Có vách ngăn bằng gỗ dán dày 10 – 15 mm, có độ bền cao, không bị biến cứng do thời tiết. Khi dán nẹp yêu cầu dùng keo chất lượng tốt, dán phải kín khít, không có khe hở, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Yêu cầu đối với các sản phẩm bằng thép:
Ống thép từ 14 – 32, độ dày 0,6 – 2 mm, độ dài theo thiết kế của sản phẩm. Các mối hàn được hàn trên một hệ thống dây chuyền công nghệ hàn
hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam với các thiết bị tiên tiến nhất như: hàn điện tự động, hàn điện cao tần, hàn có khí CO2, Ar bảo vệ, hàn tiếp xúc,…hàn được trên mọi chất liệu thép và Inox, với các góc độ của sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Các chi tiết uốn được uốn trên các thiết bị chuyên ngành, hiện đại tiên tiến lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, có thể uốn cùng môtj lúc nhiều sản phẩm mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, uốn được các góc 300 và các chi tiết không gian 3 chiều.
Yêu cầu về kiểm tra và ghi nhãn hiệu bao gói
Toàn bộ sản phẩm được bao gói trong các hộp các-tông, bên ngoài có đai nẹp nhựa, phía ngoài ghi rõ ký mã hiệu, số lượng sản phẩm trong hộp. Việc bao gói đảm bảo các yêu cầu bảo vệ trong quá trình vận chuyển, bảo vệ không bị ẩm ướt và mốc.
Tất cả các sản phẩm được đánh dấu bằng nhãn mác cụ thể theo ký hiệu của công ty hoặc theo ký hiệu của khách nếu là sản phẩm đặt hoặc theo hợp đồng .
Nếu lô hàng lớn hàng phải được đánh dấu số gói hàng/ tổng số gói hàng của hợp đồng kèm theo tên của hợp đồng cung cấp.
Mẫu: dùng phương pháp chọn mẫu, xác suất 5%, nếu không đạt lấy tiếp 2 lần sau đó kết luận.
Kiểm tra kích thước bằng dụng cụ đo thông thường. Kiểm tra hình dáng bên ngoài bằng phương pháp so sánh với mẫu chuẩn.
Kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN. Kiểm tra khả năng chịu tải của sản phẩm nội thất
Quá trình sản xuất:
Yêu cầu quản lý tiêu chuẩn chất lượng, quản lý lao động phải phù hợp với yêu cầu của sản xuất
Bố trí cán bộ công nhân viên tăng cường, kiểm soát hạn chế đến mức tối đa các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các khâu để loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu ngay từ đầu vào.
Gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên kiểm tra chất lượng với quyền lợi của họ (lương, thưởng…) để các khâu các bộ phận nâng cao trách nhiệm của mình với các sản phẩm làm ra đảm bảo về yêu cầu cũng như tiến độ.
Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải được đóng gói đảm bảo tốt nhất cho quá trình vận chuyển không làm hư hỏng, trầy xước.
Quá trình vận chuyển lắp đặt:
Bố trí một cách khoa học cho việc vận chuyển, cung ứng, bố trí lực lượng bốc xếp lành nghề. Sử dụng đội ngũ lái xe có kinh nghiệm để vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định một cách an toàn.
Tổ chức lực lượng công nhân lắp ráp lành nghề có sức khỏe và nhiệt tình để thực hiện nhiệm vụ mới có hiệu quả cao nhất.
Trang thiết bị chuyên dùng (máy khoan, máy bắt vít…) được trang bị đầy đủ để tạo điều kiện cho lắp đặt nhanh và đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên làm công tác cung ứng, vận chuyển lắp đặt.
Công tác chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm nội thất: để chủ động và đảm bảo chất lượng sản phẩm nội thất của công ty, phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu cần:
Lên được kế hoạch bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm nội thất trong năm, trong quý và hàng tháng và đưa ra các biện pháp giải quyết thừa, thiếu nguyên vật liệu ở bộ phận sản xuất.
Xác định mực dự trữ nguyên vật liệu, thường xuyên kiểm tra tình trạng nguyên vật liệu, để có biện pháp xử lý kịp thời, theo dõi và điều chỉnh mức dự trữ.
Tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu: đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất sản phẩm nội thất của công ty .
Nâng cao nội lực của công ty
Sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực cơ sở vật chất, vốn, cơ chế quản lý thích hợp và nguồn nhân lực giàu chất xám, trình độ tay nghề và tính kỷ luật cao sẽ đem lại cho công ty thế lực lớn. Để có được sức mạnh to lớn đó, công ty cần tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị công nghệ.
Tăng cường công tác sửa chữa bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị đi đôi với việc thay thế đổi mới nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất để giảm thiểu các sản phẩm sai hỏng, không đủ tiêu chuẩn xuất xưởng. Việc đổi mới máy móc thiết bị có tác động trên nhiều mặt: nâng cao chất lượng và tiết kiệm nguyên vật liệu. giảm thời gian sản xuất. Như vậy giữa đổi mới trang thiết bị,