Thuận lợi và khó khăn nâng cao sức cạnh tranh tour khi Việt Nam gia

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh tuyến du lịch hà nội hạ long sa pa hà nội của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ hồng gai chi nhánh 368 trần khát chân hai bà trưng hà nội (Trang 41 - 43)

Nam gia nhập WTO

Thực tế, nhìn vào các cam kết với WTO về việc mở cửa thị trường dịch vụ

du lịch, nhiều người lo ngại rằng các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sẽ thơn tính các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào số phận làm thuê ngay trên sân nhà.

Vậy những cam kết của Việt Nam với WTO về thị trường dịch vụ du lịch là

như thế nào?

Mở cửa thị trường du lịch

Việt Nam sẽ chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007. Theo Tổng cục Du lịch, riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), bao gồm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ mơi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hoá giải trí, dịch vụ vận tải.

Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch

vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN.

Trong Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ (BTA), Việt Nam đã có những cam kết tương tự như cam kết với WTO. Tuy nhiên, do BTA đã có hiệu lực từ năm 2001, một số cam kết theo BTA đã bắt đầu có hiệu lực.

Theo BTA, doanh nghiệp Mỹ hiện tại đã có thể đầu tư dưới dạng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Về phương thức cung cấp dịch vụ, GATS quy định có 4 phương thức.

Thứ nhất là phương thức cung cấp qua biên giới. Có nghĩa là dịch vụ

được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác mà khơng có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau.

Thứ hai là phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Cụ thể là người tiêu

dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ.

Thứ ba là phương thức hiện diện thương mại. Có nghĩa là nhà cung cấp

dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.

Thứ tư là phương thức hiện thể nhân. Có nghĩa là thể nhân cung cấp dịch

vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.

Như vậy trong các cam kết của mình đối với WTO, Việt Nam cam kết khơng hạn chế đối với phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (in-bound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.

Các doanh nghiệp sở hữu nước ngồi cũng khơng được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Cơng ty nước ngồi tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.

Đối với phương thức 4, Việt Nam vẫn khơng cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngồi hành nghề tại Việt Nam.

Từ các cam kết trên chúng ta có thể tổng hợp các thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao sức cạnh tranh tour khi Việt Nam gia nhập WTO như sau:

3.1.1 Thuận lợi

- Những cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đã mở ra cơ hội

lớn cho kinh doanh du lịch nội địa. Cam kết cụ thể tại phương thức hiện diện thương mại đã phân định thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp du lịch trong nước.

- Có thêm nhiều khách hàng khi các rào cản thương mại bị phá bỏ.

- Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, mức sống của người dân ngày

càng tăng cao do đó nhu cầu du lịch ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên đa dạng, phong phú, tạo điều kiện

thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Hệ thống chính trị, pháp luật Việt Nam ngày càng ổn định, thong thoáng tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch khi Việt Nam được coi là điểm đến an toàn, thân thiện cho du khách quốc tế.

- Mơi trường văn hố du lịch được cải thiện.

- Môi trường đầu tư, hợp tác quốc tế được mở rộng, thơng thống hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh tuyến du lịch hà nội hạ long sa pa hà nội của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ hồng gai chi nhánh 368 trần khát chân hai bà trưng hà nội (Trang 41 - 43)