Đánh giá tình hình phát triển ATN/AMHS trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương án triễn khai AMHS mạng ATN trong hệ thống CNSATM của tổng công ty quản lý bay việt nam” (Trang 78 - 80)

Đầu cuối sử dụng điện văn ATS : gồm một X400 UA

3.3Đánh giá tình hình phát triển ATN/AMHS trên thế giới

3.3.1 Tình hình triển khai trong khu vực

Theo thơng tin từ văn phịng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số nước trong khu vực được xác định là các trung tâm chính về ATN, AMHS như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái lan và Fiji. Các trung tâm này hiện nay đã triển khai một số kết nối liên vùng đang được khai thác, thử nghiệm như:

- Kết nối giữa Mỹ - Nhật Bản, Hồng Kông–Thái lan: tốc độ 64 Kb/s, sử dụng kết nối theo giao thức X.25.

- Kết nối giữa Mỹ - Australia, kết nối Australia-Singapore: tốc độ 64 Kb/s, sử dụng kết nối theo giao thức X.25.Hiện tại, các kết nối này chỉ đang truyền các bản tin AFTN.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các nước trong khu vực cũng đã tiến hành việc triển khai hệ thống AMHS cũng như tiến hành thử nghiệm các đường kết nối giữa các nước với nhau trong khu vực. Cụ thể:

ATN G/G RTR ATN G/G RTR ATN G/G RTR Aeronautical Telecommunication Network (ATN) AMHS Terminals MS MTA w DUA AMHS Terminals UAw DUA ATS Message Server MS MTA w DUA ATS Message Server UAw DUA UAw DUA UAw DUA UAw DUA UAw DUA DSA DSA DSA X.500 Directory 56

- Trung Quốc: việc thực hiện triển khai tại Trung Quốc được tiến hành làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm 2001 đến 2005 với mục đích nghiên cứu thử nghiệm; giai đoạn 2 từ năm 2006 đến 2011 với trọng tâm là việc kết nối vào hệ thống quốc tế. Trong tháng 12/2007, Trung Quốc đã ký hợp đồng về việc triển khai hệ thống AMHS tại Trung Quốc. Tháng 09/2009, Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt một hệ thống ATN/AMHS tại Beijing.

- Ấn độ đã tiến hành ký hợp đồng triển khai một hệ thống AMHS vào tháng 05/2007 , được lắp đặt tại Mumbai và đã tiến hành SAT vào tháng 07/2008. Ấn độ bắt đầu tiến trình chuyển đổi từ AFTN sang AMHS bằng việc tiến hành các kiểm tra đường kết nối AMHS với các quốc gia khác như Singapore, Oman, Pakistan, Trung quốc, Thái lan...

- Singapore đã hoàn thành việc thực hiện hệ thống AMHS vào tháng 5 năm 2008 với 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: xây dựng hệ thống. Giai đoạn 2: huấn luyện đào tạo.

Hiện tại, Singapore đang có kế hoạch nâng cấp phần mềm của hệ thống vào quý III năm 2010. Singapore đang tiến hành việc kiểm tra kết nối đường truyền AMHS với các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia, Ấn độ và sắp triển khai việc kết nối với Anh.

Thái Lan cũng đã ký hợp đồng triển khai vào tháng 09/2007. Hệ thống AMHS tại Thái Lan đã được triển khai vào thời điểm năm 2010. Malaysia đang tiến hành thử nghiệm ATN router và Gateway.

3.3.2 Các xu hướng phát triển

Hiện nay đang có một số xu hướng triển khai mạng AMHS theo một số chuẩn giao thức sau:

- ATN/OSI: trong đó giao thức TP4/CLNP được xác định là chuẩn của ATN/OSI. Đã được ICAO khuyến cáo trong các tài liệu Doc 9705. Trong đó, các ATN router hoạt động với CLNP và IDRP. X.25 được xác định là phương thức kết nối giữa các ATN router. Tuy nhiên, Trong một số hội thảo

gần đây trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc thực hiện ATN trên các mạng con theo chuẩn X.25 đang có xu hướng loại bỏ.

- ATN/IPS: Việc sử dụng bộ giao thức TCP/IPv6 hay TCP/IP4 cũng đang được tranh cãi. Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp thiết bị đang hỗ trợ cho TCP/IPv4. ICAO đã hoàn thành việc xây dựng hai bộ tài liệu Doc 9880 và Doc 9896 để chuẩn hóa việc sử dụng cho giao thức TCP/IP.

3.3.3 Một số vấn đề có thể xảy ra trong q trình triển khai ATN/AMHS.

Trong quá trình triển khai và thử nghiệm hệ thống AMHS ở một số quốc gia, các vấn đề có thể gặp phải như sau:

- Hệ thống AMHS có khả năng kiểm tra lỗi điện văn chặt chẽ hơn hệ thống AFTN. Do vậy, trong quá trình chuyển đổi, một số điện văn AFTN có khả năng sẽ bị từ chối.

- Tại các đầu cuối ( ES ), khó có thể kiếm được các phần mềm X400 API thích hợp để nâng cấp các hệ thống đang sử dụng như AIS, RDP…

- Trong qúa trình triển khai, khả năng hoạt động tương thích với các hệ thống AMHS khác phải được kiểm tra, đánh giá. Điều này chỉ có thể thực hiện được với một bên thứ ba độc lập, có tính chun nghiệp.

- Khó khăn trong việc huấn luyện đào tạo chuyển đổi nhân lực đang khai thác hệ thống AFTN sang khai thác AMHS. Hệ thống AMHS với các dịch vụ, khái niệm, cấu trúc phúc tạp hơn so với AFTN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương án triễn khai AMHS mạng ATN trong hệ thống CNSATM của tổng công ty quản lý bay việt nam” (Trang 78 - 80)