Đèn nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ hoạt động: Hiện tượng này chứng tỏ rằng máy phát hoạt động không bình thường.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống điện thân xe ford focus (Trang 98 - 102)

máy phát hoạt động không bình thường.

- Kiểm tra giắc của máy phát và tiết chế xem có lỏng hay nối kém không → nếu co thì sữa chữa.

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của mỗi tiếp điểm của tiết chế và điện trở giữa mỗi chân → nếu không tốt thì sửa chữa.

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của các chổi than.

5.1.2. Ăcquy yếu, hết điện

Hiện tượng này xảy ra khi máy phát không phát đủ điện để nạp cho ăcquy, kết quả là không khởi động được động cơ bằng mô tơ khởi động điện và đèn pha sáng mờ. Điều này là do hai nguyên nhân cơ bản, hoặc là do các thiết bị (ăcquy hay máy phát) có vấn đề, hoặc là do cách vận hành xe không đúng nguyên tắc làm cho ăcquy hết điện.

- Kiểm tra các cực của ăcquy có bẩn hay bị ăn mòn không: Các ăcquy bị bẩn, bị ăn mòn hay bị sun phát hóa không thuận nghịch sẽ làm giảm điện dung và tăng điện trở

của ăcquy. Kết quả là làm cho ăcquy nạp chóng sôi và phóng nhanh hết. Trường hợp những ăcquy đã quá cũ nên thay ăcquy mới.

- Kiểm tra độ căng đai của đai dẫn động máy phát. - Kiểm tra điện áp chuẩn của máy phát.

5.1.3. Ăcquy bị nạp quá mức

Hiện tượng này được phát hiện thông qua việc phải thường xuyên đổ nước vào ăcquy và độ sáng đèn pha thay đổi theo tốc độ động cơ.

Để khắc phục hiện tượng này cần phải đo điện áp ra của máy phát, kiểm tra bộ điều chỉnh điện.

5.1.4. Tiếng ồn khác thường

Có hai kiểu tiếng ồn khác thường phát ra trong hệ thống nạp cần phải phân biệt để khắc phục.

Thứ nhất là tiếng ồn cơ khí sinh ra do đai dẫn động bị trượt ở Puly máy phát hay do mòn hỏng ổ bi máy phát.

Thứ hai là tiếng ồn cộng hưởng từ gây ra hoặc bởi sự chập mạch trong cuộn stator hoặc diod bị hỏng, nếu bị cộng hưởng từ thì khi mở radio sẽ thường xuyên bị nhiễu sóng.

Khi phát hiện thấy một trong hai kiểu tiếng ồn trên cần phải dừng động cơ và khắc phục sửa chữa.

5.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý

Có một đèn không sáng

- Bóng đèn đứt - Thay bóng đèn

- Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

- Kiểm tra dây dẫn Các đèn trước

không sáng

- Đứt cầu chì - Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Rơ le điều khiển đèn hư - Thay rơ le

- Công tắc đèn hư - Kiểm tra công tắc - Công tắc đảo pha hư - Kiểm tra công tắc - Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass

không tốt

- Kiểm tra dây dẫn Đèn báo pha, - Công tắc đèn hư - Kiểm tra công tắc

- Công tắc đảo pha hư - Kiểm tra công tắc - Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass

không tốt

- Kiểm tra lại dây dẫn Đèn bảng số,

đèn trong xe

- Đứt cầu chì - Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Rơ le đèn hư - Kiểm tra rơ le

- Công tắc đèn hư - Kiểm tra công tắc - Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass

không tốt

- Kiểm tra dây dẫn

5.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG TÍN HIỆU

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý

Đèn báo rẽ chỉ hoặt động một

- Công tắc xinhan hư - Kiểm tra công tăc - Dây dẫn đứt, hoặc đuôi đèn tiếp

xúc mass không tốt

- Kiểm tra dây dẫn Đèn báo rẽ

không hoạt động

- Cầu chì đứt - Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Bộ tạo nháy hư - Kiểm tra bộ tạo nháy - Công tắc xi nhan hư - Kiểm tra công tắc - Dây dẫn đứt hoặc đuôi đèn tiếp

mass không tốt

- Kiểm tra lại dây dẫn Đèn báo nguy

không hoạt động

- Cầu chì Haz-Horn đứt - Thay cầu chì, kiểm tra ngắn mạch

- Bộ tạo nháy hư hoặc yếu - Kiểm tra bộ tạo nháy - Công tắc Hazard hư - Kiểm tra công tắc Hazard - Dây dẫn bị đứt hoặc đèn tiếp

xúc mass không tốt

- Kiểm tra lại dây dẫn Đèn báo rẽ

không chớp, luôn sáng mờ

- Ăcquy yếu - Kiểm tra ăcquy

- Công suất bóng không đúng hoặc quá thấp

- Thay bóng đúng công suất ấn định Đèn báo rẽ chớp quá nhanh - Tổng công suất các bóng đèn không phù hợp

- Kiểm tra lại công suất các bóng đèn

- Có một hoặc nhiều đèn báo bị cháy

- Kiểm tra tình trạng các đèn Đèn stop luôn

sáng

- Công tắc đèn stop hư, chạm mát - Điều chỉnh hoặc thay công tắc

Đèn stop không sáng

- Cầu chì đèn stop đứt - Thay cầu chì, kiểm tra ngắn mạch

- Công tắc đèn stop hư - Kiểm tra công tắc - Dây dẫn bị đứt hoặc đèn tiếp

xúc mass không tốt

- Kiểm tra lại dây dẫn

6. KẾT LUẬN

Hệ thống điện thân xe là một khái niệm tương đối rộng vì nó bao hàm nhiều hệ thống điện khác nhau, mỗi hệ thống điện đó có một mục đích và nguyên lý hoạt động khác nhau. Trên thực tế thì hệ thống điện thân xe rất hay bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu và do điều kiện môi trường làm việc của các hệ thống điện trên xe. Điều này thể hiện ở việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa ăcquy, máy phát (hệ thống cung cấp), mô tơ gạt nước lau kính... được xem là những chi tiết hay gặp sự cố nhất trong các hệ thống của ô tô. Một ví dụ minh họa cho điều này là rất hay xảy ra hiện tượng chạm mạch trong hệ thống điện do khung sườn xe được sử dụng làm dây dẫn chung (dây (-)), nếu dây dẫn (dây (+)) vì một lý do nào đó bị xước vỏ bọc thì ngay lập tức sẽ bị chập mạch và có thể xảy ra những thiệt hại rất lớn.

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó.

Tuy nhiên đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định như:

+ Chưa thể trình bày được đầy đủ các mạch điện trong hệ thống điện thân xe. + Phần tính toán mới chỉ dừng ở việc tính toán, kiểm tra công suất máy phát mà chưa đi sâu tính toán, thiết kế các vi mạch điều khiển và khả năng chịu tải của dây dẫn.

Em hy vọng say khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành cuốn tài liệu thực hành cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống điện thân xe ford focus (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w