Đèn bảng số (Licence plate lllumination)

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống điện thân xe ford focus (Trang 67 - 70)

1 3 2 1 0 0) Parking lamps 1) Off 2) Park 3) Low beam 1 3 4 2 Hình 3-44. Sơ đồ mạch điện đèn bảng số.

Hoạt động của đèn bảng số xe (hình 3-44): Khi công tắc đèn (2) ở vị trí “Park” cho mạch điện theo mạch sau: (+) ăcquy → Hộp cầu chì trung tâm (1) → Công tắc đèn (2) → Hộp cầu chì trung tâm (1) → Đèn cảnh báo (3) và đèn chiếu sáng biển số (4). 3.6. HỆ THỐNG TÍN HIỆU

Hệ thống tín hiệu trên xe bao gồm các tín hiệu âm thanh như còi, chuông nhạc và hệ thống chiếu sáng kiểu công tắc đèn báo rẽ, báo nguy. Tất cả đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông khi xe lưu hành trên đường và các mục đích khác.

* Công tắc đèn báo rẽ:

Công tắc đèn báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái, gạt công tắc này sang phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn báo rẽ phải hay trái.

* Công tắc đèn báo nguy:

Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.

* Bộ tạo nháy:

Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một tần số định trước. Bộ tạo nháy dùng cho cả đèn báo rẽ và báo nguy. Bộ tạo nháy có nhiều loại: Cơ điện, cơ bán dẫn hoặc bán dẫn tuần hoàn. Trên ô tô hiện nay hầu hết đều sử dụng bộ tạo nháy bán dẫn.

Hoạt động của bộ tạo nháy bán dẫn: Khi bật công tắc rẽ (xi nhan), chân L được nối mass, có dòng nạp qua tụ (C) như sau:

(+) ăcquy → SW → B → Cuộn dây → Tụ (C) → R1 → R2 → D3 → L → Đèn

→ mass, dòng này phân cực thuận cho Tr1 làm Tr1 dẫn, Tr2 khóa. (Vì dòng này qua tụ và các điện trở nên dòng bé và vì vậy đèn không sáng).

Khi tụ (C) đã được nạp no, lúc này dòng qua R1, R2 mất → Tr1 khóa, Tr2 dẫn. Cho dòng lớn qua cuộn dây của rơle theo mạch: (+) ăcquy → SW → B → Cuộn dây →

Tr2 → E → mass. Làm tiếp điểm KK’ đóng lại → đèn sáng lên theo mạch: (+) ăcquy

→ SW → B → KK’ → L → Đèn → mass. Đồng thời, khi Tr2 mở thì tụ (C) bắt đầu phóng từ (+) tụ → Tr2 → mass, làm Tr1 đóng, Tr2 mở nhanh.

Khi tụ (C) phóng điện xong, dòng bắt đầu nạp lại, Tr1 dẫn và Tr2 khóa, tiếp điểm KK’ mở → đèn tắt. Chu trình lại lập lại theo chu kỳ làm các đèn nháy theo tần số nhất định. SW D1 C D4 Tr2 Tr1 R4 R2 R1 R3 D2 D3 KK' B L E

Nếu bất kì một bóng đèn báo rẽ nào đó bị cháy thì tải tác dụng lên bộ nháy giảm xuống dưới giá trị tiêu chuẩn làm cho thời gian phóng nạp của tụ nhanh hơn bình thường. Vì vậy tần số nháy của đèn báo rẽ cũng như đèn báo trên bảng táp lô trở nên nhanh hơn báo cho lái xe biết có đèn nào đó đã bị cháy.

Một phần của tài liệu Khảo sát hệ thống điện thân xe ford focus (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w