Điện áp của máy phát được xác định như sau [3]:
β φ + = 1 . .n C U E mf (V) (3-8) Trong đó: Umf - Điện áp ra của máy phát (V); n - Tốc độ của máy phát (v/ph);
φ - Từ thông cực từ (Wb); CE - Hệ số phụ thuộc kết cấu mạch từ; β - Hệ số tải. Từ biểu thức 3-8 ta thấy: điện áp ra của máy phát phụ thuộc vào tốc độ máy phát (tức là phụ thuộc vào tốc độ động cơ) và phụ thuộc vào tải.
Trên ôtô, tốc độ động cơ thay đổi trong một phạm vi rộng từ 500 ÷ 700 (v/ph) ở tốc độ cầm chừng và đến khoảng 5000 ÷ 6500 (v/ph) ở tốc độ cao → tốc độ máy phát thay đổi. Ngoài ra, các phụ tải sử dụng trên xe như: đèn, hệ thống điều hòa, gạt nước mưa... luôn thay đổi (tức là β luôn thay đổi) → Làm cho Umf thay đổi.
⇒ Để Umf ổn định cần phải sử dụng bộ điều chỉnh. Từ biểu thức 3-8 ta thấy để Umf = Uđm cần phải điều chỉnh φ, tức là điều chỉnh dòng kích từ.
Có thể phân loại bộ điều chỉnh điện áp như sau: - Theo đặc điểm cấu tạo của bộ điều chỉnh phân ra:
+ Bộ điều chỉnh loại cơ khí.
+ Bộ điều chỉnh bán dẫn có tiếp điểm.
+ Bộ điều chỉnh bán dẫn không có tiếp điểm. - Theo chức năng của bộ điều chỉnh phân ra:
+ Bộ điều chỉnh điện áp. + Bộ điều chỉnh dòng điện
+ Bộ điều chỉnh dòng điện ngược. + Bộ điều chỉnh đa chức năng.
áp bấn dẫn IC (Intergrated Circuit) vì những ưu điểm nổi bật của nó so với các loại bộ điều chỉnh điện áp cơ khí. Khi sử dụng bộ điều chỉnh điện áp cơ khí có hai nhược điểm quan trọng là tính trễ và đặc tính nhiệt độ của nó, tính trễ gây ra sự sụt áp, khi tiếp điểm cơ khí làm việc ở tốc cao với dòng lớn sẽ sinh nhiệt lớn làm tiếp điểm nhanh mòn và phải thường xuyên bảo dưỡng.
Ưu điểm của bộ điều chỉnh điện áp IC là:
- Điện áp điều chỉnh ổn định, biên độ dao động nhỏ. - Dải điện áp ra hẹp hơn và ít thay đổi theo thời gian
- Chịu được rung động và có độ bền cao do không có các chi tiết chuyển động. - Tuổi thọ cao.