10 0) Normal position 1) Brake pedal depressed
3.7.1.2. Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước rửa kính
Hoạt động của hệ thống(hình 3-53):
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí “LOW”: Dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Mạch điện lưu thông như sau:
3 4
21 1
Hình 3-52. Công tắc vị trí dừng tự động.
1- Lá đồng (đĩa cam); 2- Tiếp điểm; 3- Mô tơ gạt nước; 4- Công tắc dừng tự động (ở vị trí dừng).
(+)ăcquy → Chân (a) → Tiếp điểm (LOW) công tắc gạt nước → Chân (b) → Môtơ gạt nước (Lo) → mass.
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí “HIGH”: dòng điện tới chổi tốc độ cao của mô tơ (Hi) và môtơ quay ở tốc độ cao. Mạch điện lưu thông như sau: (+)Ăcquy → Chân (a) → Tiếp điểm (HIGH) của công tắc gạt nước → Chân (c) → Môtơ gạt nước (Hi)
→ mass.
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí “OFF”: Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi môtơ gạt nước đang quay, dòng điện sẽ chạy đến chổi tốc độ thấp của môtơ gạt nước và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Mạch điện như sau: (+)Ăcquy → Tiếp điểm (C) công tắc cam → Chân (d) → Tiếp điểm (A) của rơle → Các tiếp điểm (OFF) công tắc gạt nước → Chân (b) → Môtơ gạt nước (LOW) → mass.
Khi gạt nước đến vị trí dừng, tiếp điểm công tắc cam quay từ phía (C) sang (D) và mô tơ dừng lại.
H IG H L O W IN T O F F 10 Tr1 f e d c b a M Lo Hi D C B A 9 8 7 6 5 4 3 2 1 W A S H E R
Hình 3-53. Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước rửa kính.
1- Công tắc gạt nước; 2- Rơ le gạt nước gián đoạn; 3- Mạch điều khiển gạt nước gián đoạn; 4- Mô tơ gạt nước; 5- Cầu chì; 6- Mô tơ rửa kính; 7- Công tắc máy; 8-
+ Khi công tắc gạt nước ở vị trí gián đoạn “INT”: Khi bật công tắc đến vị trí (INT) thì Tr1 bật trong một thời gian ngắn làm tiếp điểm rơle chuyển từ (A) sang (B). Mạch điện lưu thông như sau: (+)Ăcquy → Chân (a) → Cuộn rơle → Tr1→ Chân (f)
→ mass.
Khi các tiếp điểm rơle đóng tại B, có dòng chạy theo mach sau: (+)Ăcquy →
Chân (a) → tiếp điểm (B) của rơle → Các tiếp điểm (INT) của công tắc gạt nước →
Chân (b) → Môtơ gạt nước (LO) → mass. Làm mô tơ quay ở tốc độ thấp.
Tr1 nhanh chóng tắt, làm tiếp điểm của rơle lại quay ngược từ (B) về (A). Tuy nhiên, một khi mô tơ bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc cam bật từ vị trí (D) sang vị trí (C) nên dòng điện tiếp tục chạy theo mạch: (+) Ăcquy → Tiếp điểm (C) công tắc cam →
Chân (d) → Tiếp điểm (A) của rơle → Các tiếp điểm (INT) của công tắc gạt nước →
Chân (b) → Môtơ gạt nước (LO) → mass.
Khi gạt nước đến vị trí dừng tiếp điểm của công tắc cam lại gạt từ (C) về (D) làm dừng môtơ. Một thời gian xác định sau khi gạt nước dừng Tr1 lại bật trong thời gian ngắn, làm gạt nước lập lại hoạt động gián đoạn của nó.
+ Khi bật công tắc rửa kính (WASHER): Mạch điện lưu thông như sau: (+)Ăcquy → Mô tơ rửa kính → Chân (e) → Tiếp điểm công tắc rửa kính → Chân (f)
→ mass.