Đặc điểm về triệu chứng cơ năng tại mắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng vogt koyanagi harada (Trang 59 - 63)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 35 bệnh nhân đều đến khám vì lý do nhìn mờ, có 17 bệnh nhân (48,6%) có triệu chứng đỏ mắt, 12 bệnh nhân (34,3%) có dấu hiệu đau nhức mắt và cũng ở những bệnh nhân này có dấu hiệu kích thích chảy nước mắt.

Nhìn mờ do viêm làm đục môi trường trong suốt, do bong võng mạc nội khoa, đây cũng thường là lý do bệnh nhân cần đến khám mắt. Đỏ mắt do cương tụ các mạch máu kết mạc do viêm, thường gặp là cương tụ rìa do cương tụ các mạch máu ở sâu, cũng có những trường hợp có cương tụ toàn bộ. Đau nhức mắt do co thắt thể mi và do mống mắt thể mi có mạng lưới thần kinh chi phối từ dây V nên tận cùng thần kinh bị kích thích bởi nồng độ độc tố cao gây đau nhức. Sợ ánh sáng, chảy nước mắt cũng do kớnh thớch của dây V.

4.2.7. Tyndall thời điểm khám lần đầu

Nghiên cứu thực hiện trên 35 bệnh nhân, ở thời điểm khám lần đầu có 4 bệnh nhân (11,4%) không có tyndall, đây là những bệnh nhân không có dấu hiệu viêm màng bồ đào trước. Có 4 bệnh nhân (11,4%) mức độ tyndall (+), và mức độ tyndall (++) cũng có 4 bệnh nhân (11,4%). Mức độ tyndall (+++) có 13 bệnh nhân (37,2%) và 10 bệnh nhân còn lại (28,6%) có mức tyndall (+++ +).

Mức độ tyndall thể hiện phản ứng viêm tiền phòng nặng hay nhẹ, tyndall gây đục môi trường trong suốt nên ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở thời điểm khám lần đầu những bệnh nhân có thị lực thấp cũng là những bệnh nhân có triệu chứng viêm rầm rộ cả phần trước và phần sau.

4.2.8. Tủa giác mạc:

Kết quả nghiên cứu cho thấy 35 bệnh nhân có 7 trường hợp (20%) không có tủa mặt sau giác mạc ở thời điểm đến khám, 20 bệnh nhân ( 57,1%) có tủa mỡ cừu và 8 bệnh nhân (22.9%) chỉ có tủa bụi ở mặt sau giác mạc.

Tủa là sự lắng đọng tế bào ở nội mô giác mạc.Tủa mới có mầu trắng và tròn, nếu lâu ngày sẽ co nhỏ lại, nhạt mầu và có khi bám theo sắc tố. Tủa mỡ cừu theo thời gian thường chuyển sang mầu trắng dạng kính mờ. Tủa mỡ cừu là do lắng đọng của tế bào viêm và bạch cầu, đây là dấu hiệu để nghĩ đến viêm màng bồ đào dạng hạt.

Nhiều tác giả đã nhấn mạnh với những trường hợp tái phát nhiều lần, dấu hiệu viêm màng bồ đào trước điển hình hơn [15], [47] và tỷ lệ viêm màng bồ đào trước nặng dạng u hạt đặc trưng bởi tủa mỡ cừu gặp khoảng 50-60%.

Theo Sandeep [31], trong 87 bệnh nhân ông nghiên cứu, 92% có triệu chứng viêm màng bồ đào trước nhưng hiếm có tủa mỡ cừu ở giai đoạn đến khám.

Như vậy, tỷ lệ tủa mỡ cừu có khác nhau ở các báo cáo. Theo một thống kê về các nghiên cứu khác nhau của VKH thì tỷ lệ tủa mỡ cừu gặp khoảng 45- 55%, tủa bụi gặp ở khoảng 15-20% [7]. Tỷ lệ ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với thống kê trên.

4.2.9. Triệu chứng thực thể khác tại mắt

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, 25 bệnh nhân (71,4%) có triệu chứng cương tụ rìa, đều xảy ra ở những bệnh nhân cú viờm màng bồ đào trước. Có 9 bệnh nhân (25,7%) có mống mắt dính bờ đồng tử, gặp ở những trường hợp bệnh tái phát hoặc đến khám muộn. 100% bệnh nhân đều có triệu chứng đục dịch kính và gai thị phù. Bong võng mạc nội khoa chiếm 62,9% (22 bệnh nhân).

Theo Nussenblatt [9], cương tụ rìa là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân cú viờm màng bồ đào trước, nhưng có những trường hợp viêm tái phát thỡ dự dấu hiệu viêm rất nặng cũng không có dấu hiệu này. Ở nghiên cứu của chúng tôi, có 31 bệnh nhân có triệu chứng viêm màng bồ đào trước nhưng chỉ có 25 bệnh nhân có dấu hiệu cương tụ rìa, và chúng tôi cũng có nhận xét giống tác giả trên, dấu hiệu này thể hiện rõ ở những người bị lần đầu hơn những người bị tái phát.

Theo Ohno [50], phù gai thấy ở 87% bệnh nhân ở giai đoạn sớm và kèm với tình trạng viêm của dịch kính. Võng mạc phù nề cũng là triệu chứng sớm và thường gặp của bệnh và nếu quá trình viêm tiến triển sẽ dẫn đến một bong võng mạc nội khoa, là một phát hiện quan trọng giúp chẩn đoán [48].

Theo Sandeep [32], trong 87 bệnh nhân ở Ấn Độ, 40 bệnh nhân (50,6%) có bong võng mạc nội khoa ở thời điểm bệnh nhân đến khám. Các tác giả cũng cho rằng triệu chứng thực thể tại mắt có thể khác nhau ở các chủng tộc, và còn tùy thuộc vào thời điểm bệnh nhân đến khám [32],[48].

4.2.10. Hình thái viêm màng bồ đào

Trong 35 bệnh nhân đến khám, có 4 bệnh nhân (11,4%) chỉ có dấu hiệu viêm màng bồ đào sau, 31 bệnh nhân (88,6%) được đánh giá là cú viờm màng bồ đào toàn bộ. Hình thái Vogt-Koyanagi có 8 bệnh nhân (22,9%), hình thái Harada có 19 bệnh nhân (54,3%), và có 8 bệnh nhân (22,9%) đến khám với triệu chứng của cả hình thái Vogt-Koyanagi và Harada.

4.2.11. Triệu chứng toàn thân

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, có 29 bệnh nhân (82,9%)có triệu chứng đau đầu, 21 bệnh nhân (60%) có tăng cảm giác da, 24 bệnh nhân (68,6%) có ù tai nghe kém và 4 bệnh nhân (11,4%) có tổn thương bạc lụng túc da.

Các triệu chứng đau đầu, ù tai, tăng cảm giác ở da… thường gặp ở giai đoạn tiền triệu và giai đoạn viêm MBĐ cấp, đây là giai đoạn các tế bào sắc tố

tại hắc mạc, màng não, tiền đình bị tổn thương gây nên các triệu chứng trên. Sau đó, đến giai đoạn phục hồi hoặc tái phát, tổn thương mất sắc tố tại da, lông mi.. gây triệu chứng bạch biến, bạc lông mi và tóc.

Theo Sandeep [32], nhóm bệnh nhân ở Ấn Độ có tỷ lệ triệu chứng cơ năng đau đầu là 47,1%, ù tai và nghe kém chỉ chiếm 20,6% và bạc lụng túc, da chiếm 9,2%.

Theo Nussenblatt [9], trong một nghiên cứu của Lertsumitkul thực hiện trên 75 bệnh nhân VKH năm 1999, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng tại da là 14,1%

Theo nhiều tác giả, triệu chứng đau đầu gặp khá thường xuyên trên 80%, triệu chứng ù tai, loạn thính và điếc tần số cao có thể chiếm đến 75% trường hợp [1], [6], [28],[47].

Với các tỷ lệ khác nhau có ý nghĩa này, các tác giả thiên về giả thuyết triệu chứng cơ năng cũng như tỷ lệ có triệu chứng ngoài mắt khác nhau ở các chủng tộc là do yếu tố gen. Chúng tôi nhận thấy, số liệu của chúng tôi về các tỷ lệ này tương đối phù hợp với các số liệu của bệnh nhân người Nhật Bản theo nhiều tác giả [26],[28].

4.2.12. Chụp mạch huỳnh quang

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, tất cả các trường hợp khi tiến hành chụp mạch huỳnh quang đều có giảm huỳnh quang hắc mạc kéo dài, có nhiều điểm khuếch tán huỳnh quang ở lớp biểu mô sắc tố võng mạc và đọng huỳnh quang ở gai thị. Có 22 trường hơp (62,9%) có bong võng mạc thanh dịch

Giảm huỳnh quang hắc mạc kéo dài là do có tổn thương viêm ở hắc mạc làm cho sự cấp máu bị chậm và gây giảm huỳnh quang kéo dài, sau đó có nhiều điểm khuếch tán huỳnh quang của biểu mô sắc tố thể hiện sự tổn thương mất sắc tố ở đáy mắt. Đọng huỳnh quang ở gai thị kéo dài cũng là đặc

điểm chứng tỏ cú viờm ở màng bồ đào sau. Có 22 trường hơp (62,9%) có bong võng mạc thanh dịch thể hiện trên huỳnh quang là hình ảnh các bọng thanh dịch lấp đầy huỳnh quang ở thì muộn, theo các tác giả thì đây là hậu quả của tiến triển viờm ở dịch kính và phù võng mạc [48]. Có những trường hợp bệnh nhân đến khám sớm, có dấu hiệu phù võng mạc, gai thị, được điều trị corticoid kịp thời thì không thấy xuất hiện triệu chứng bong võng mạc thanh dịch và thị lực phục hồi sớm.

Kết quả chụp mạch huỳnh quang trên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân và làm rõ hơn những tổn thương trên lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng vogt koyanagi harada (Trang 59 - 63)