Đặc điểm bệnh cảnh lâm sàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng vogt koyanagi harada (Trang 40)

3.2.1. Số lần bị bệnh: Bảng 3.4. Số lần bị bệnh Số lần bị Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ ( %) Lần đầu 24 68,6 2 4 11,4 3 4 11,4 ≥ 4 3 8,6 Tổng số 35 100

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu có 24 ca bị bệnh lần đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6%). Tái phát lần 2 và lần 3 đều có 4 bệnh nhân (11,4%), và tái phát trên 3 lần có 3 bệnh nhân (8,6%). Số lần bị trung bình của các bệnh nhân là 1,63 ± 0,18.

3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị tại tuyến trước

Trong số 35 bệnh nhân nghiên cứu chỉ có 3 bệnh nhân (8,6%) là đã được điều trị ở tuyến trước nhưng không thấy đỡ bệnh, cả 3 bệnh nhân đều được chẩn đoán ở tuyến dưới là viêm màng bồ đào nhưng không rõ thuốc điều trị, sau điều trị khoảng 1 tuần thị lực không cải thiện nên được chuyển lên viện Mắt Trung Ương. 32 bệnh nhân còn lại (91,4%) chưa được điều trị.

3.2.3. Đặc điểm thị lực lúc vào viện:

Bảng 3.5. Thị lực lúc vào viện. Thị lực Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) > 20/40 0 0 >20/100- ≤20/40 2 5,7 >20/400- ≤20/100 6 17,1 >ĐNT 1m- ≤20/400 16 45,7 ST (+)-≤ ĐNT 1m 11 31,4 Tổng số 35 100

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, thị lực lúc bắt đầu điều trị dao động từ ĐNT 0,2m đến 20/40. Thị lực ở các mức độ 2 (từ 20/100-20/40) chỉ gặp ở 2 bệnh nhân (5,7%) bị lần đầu, đến khám trong thời gian 1 tuần đầu và đều nằm ở nhóm bệnh nhân có hình thái Vogt-Koyanagi. Đặc biệt trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi ở thời điểm bắt đầu không có bệnh nhân nào có thị lực ở mức 1 (>20/40). Có 6 bệnh nhân (17,1%) có thị lực ở trong khoảng 20/400- 20/100. Có 16 bệnh nhân (45,7%) thị lực ở trong khoảng ĐNT1m- 20/400, và 11 bệnh nhân (31,4%) có thị lực từ ST(+)-ĐNT 1m.

Nhìn chung, phân bố thị lực ở mắt nghiên cứu không đều, thị lực kém chiếm phần lớn trong nhóm nghiên cứu.

3.2.4. . Đặc điểm về nhãn áp trước điều trị: Bảng 3.6. Nhãn áp trước điều trị. Bảng 3.6. Nhãn áp trước điều trị. Nhãn áp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) <14mmHg 0 0 14-24 mmHg 35 100 >24 mmHg 0 100

Với nhãn áp kế Macklakov, 35 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có nhãn áp trong giới hạn bình thường. Nhãn áp trung bình là 18,3 ±1,3.

3.2.5. Đặc điểm theo phân loại:

Bảng 3.7. Đặc điểm bệnh theo phân loại.

Phân loại Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

VKH đầy đủ hội chứng 8 22,9

VKH không đầy đủ hội

chứng 23 65,7

Có thể VKH 4 11,4

Tổng số 35 100

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, theo tiêu chuẩn phân loại, nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 65,7% là nhóm không đầy đủ hội chứng ( Có triệu chứng tại mắt và ở hệ thần kinh hoặc da) với 23 bệnh nhân. Nhóm có đủ các triệu chứng tại mắt, hệ thần kinh và da gồm 8 bệnh nhân (22,9%), và nhóm chỉ có triệu chứng tại mắt có 4 bệnh nhân (11,4%).

3.2.6 .Đặc điểm về triệu chứng cơ năng tại mắt:

Bảng 3.8. Đặc điểm triệu chứng cơ năng tại mắt.

Triệu chứng Số BN Tỷ lệ %

Nhìn mờ 35 100

Đỏ mắt 17 48,6

Đau nhức mắt 12 34,3

Kích thích chảy nước mắt 12 34,3

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 35 bệnh nhân đều đến khám vì lý do nhìn mờ, có 17 bệnh nhân (48,6%) có triệu chứng đỏ mắt, 12 bệnh nhân (34,3%) có dấu hiệu đau nhức mắt và cũng ở những bệnh nhân này có dấu hiệu kích thích chảy nước mắt.

Các dấu hiệu trên đều là những dấu hiệu của viêm màng bồ đào, dấu hiệu nhìn mờ là thường gặp nhất và là lý do chính khiến bệnh nhân đi khám mắt.

3.2.7.Đặc điểm tyndall thời điểm khám lần đầu

Thay bằng biểu đồ hỡnh bỏnh

Biểu đồ 3.4. Tyndall thời điểm khám lần đầu

Triệu chứng Số BN Tỷ lệ % Tyndall (-) 4 11,4 Tyndall (+) 4 11,4 Tyndall (++) 4 11,4 Tyndall (+++) 13 37,2 Tyndall (++++) 10 28,6 Tổng số 35 100

Nghiên cứu thực hiện trên 35 bệnh nhân, ở thời điểm khám lần đầu có 4 bệnh nhân (11,4%) không có tyndall, đây là những bệnh nhân không có dấu hiệu viêm màng bồ đào trước. Có 4 bệnh nhân (11,4%) mức độ tyndall (+), và mức độ tyndall (++) cũng có 4 bệnh nhân (11,4%). Mức độ tyndall (+++) có 13 bệnh nhân (37,2%) và 10 bệnh nhân còn lại (28,6%) có mức tyndall (+++ +).

3.2.8. Đặc điểm tủa giác mạc:Biểu đồ hỡnh bỏnh Biểu đồ hỡnh bỏnh

Biểu đồ 3.5. Đặc điểm tủa giác mạc

Hình thái viêm MBĐ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Không có tủa 7 20

Tủa mỡ cừu 20 57,1

Tủa bụi 8 22,9

Tổng số 35 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy 35 bệnh nhân có 7 trường hợp (20%) không có tủa mặt sau giác mạc ở thời điểm đến khám, 20 bệnh nhân ( 57,1%) có tủa mỡ cừu và 8 bệnh nhân (22.9%) chỉ có tủa bụi ở mặt sau giác mạc.

3.2.9. Đặc điểm các triệu chứng thực thể khác tại mắt

Bảng 3.9. Đặc điểm triệu chứng thực thể tại mắt.

Triệu chứng Số BN Tỷ lệ %

Cương tụ rìa 25 71,4

Dính mống mắt 9 25,7

Đục dịch kính 35 100

BVM nội khoa 22 62,9

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, 25 bệnh nhân (71,4%) có triệu chứng cương tụ rìa, đều xảy ra ở những bệnh nhân cú viêm màng bồ đào trước. Có 9 bệnh nhân (25,7%) có mống mắt dính bờ đồng tử, gặp ở những trường hợp bệnh tái phát hoặc đến khám muộn. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đục dịch kính và gai thị phù. Bong võng mạc nội khoa chiếm 62,9% (22 bệnh nhân).

3.2.10. Đặc điểm viêm màng bồ đào

Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo hình thái viêm MBĐ.

Hình thái viêm MBĐ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Vogt- Koyanagi 8 22,9

Harada 19 54,3

VKH 8 22,9

Tổng số 35 100

Trong 35 bệnh nhân đến khám, chúng tôi thấy có 4 bệnh nhân chỉ có dấu hiệu viêm màng bồ đào sau, 31 bệnh nhân được đánh giá là cú viờm màng bồ đào toàn bộ. Tuy nhiên, dựa vào các triệu chứng mà chúng tôi phân ra thuộc hình thái Vogt-Koyanagi hay Harada. Theo đú, nhúm được chẩn đoán là Vogt- Koyanagi có 8 bệnh nhân (22,9%), nhóm được chẩn đoán Harada có 19 bệnh nhân (54,3%), và có 8 bệnh nhân (22,9%) đến khám với triệu chứng của cả hình thái Vogt-Koyanagi và Harada.

3.2.11. Triệu chứng toàn thân:

Triệu chứng Số BN Tỷ lệ %

Đau đầu 29 82,9

Tăng cảm giác ở da 21 60

Ù tai, nghe kém 24 68,6

Bạc lông tóc da 4 11,4

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, có 29 bệnh nhân (82,9%)có triệu chứng đau đầu, 21 bệnh nhân (60%) có tăng cảm giác da, 24 bệnh nhân (68,6%) có ù tai nghe kém và 4 bệnh nhân (11,4%) có tổn thương bạc lụng túc da.

Các triệu chứng trên đều là triệu chứng toàn thân của hội chứng VKH, dấu hiệu đau đầu là dấu hiệu sớm và gặp ở hầu hết nhóm bệnh nhân có triệu chứng ngoài mắt (29 trong số 31 ca có triệu chứng ngoài mắt). Ù tai, giảm thính lực và tăng cảm giác ở da cũng là những triệu chứng gặp khá phổ biến và ở giai đoạn sớm. Bạc lụng túc da là dấu hiệu ít gặp nhất và gặp ở giai đoạn muộn của bệnh.

3.2.12. Đặc điểm chụp mạch huỳnh quang

Bảng 3.12. Đặc điểm chụp mạch huỳnh quang.

Tổn thương Số BN Tỷ lệ %

Giảm HQ hắc mạc kéo dài 35 100

Tổn thương BMST 35 100

Bong thanh dịch VM 22 62,9

Đọng HQ ở gai thị 35 100

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, tất cả các trường hợp khi tiến hành chụp mạch huỳnh quang đều có giảm huỳnh quang hắc mạc kéo dài, có nhiều điểm khuếch tán huỳnh quang ở lớp biểu mô sắc tố võng mạc và đọng huỳnh quang ở gai thị. Có 22 trường hơp (62,9%) có bong võng mạc thanh dịch

3.2.13.Đặc điểm OCT

Tổn thương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Phù HĐ-VM 17 100

Bong BMST 7 41,2

Bong VM thanh dịch 17 100

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chụp OCT ở 17 bệnh nhân. Trong số này tất cả bệnh nhân đều có bong võng mạc thanh dịch, phù võng mạc và hoàng điểm. Có 7 bệnh nhân (41,2%) có hình ảnh bong biểu mô sắc tố đi kèm với bong VM thanh dịch.

3.2.14. Đặc điểm siêu âm

Bảng 3.14. Đặc điểm siêu âm

Tổn thương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Đục dịch kính 35 100

Dày hắc mạc 35 100

Bong võng mạc 22 62,9

35 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu khi làm siêu âm tất cả đều có hình ảnh đục dịch kính và dày hắc mạc, và 22 bệnh nhân (62,9%) có hình ảnh bong võng mạc trên siêu âm, tính chất bong thường bong thấp và ở vùng hậu cực, có thể có nhiều ổ bong võng mạc, các bệnh nhân bị bong võng mạc đều bị ở cả 2 mắt.

3.2.15. Đặc điểm dịch não tủy

Chúng tôi chỉ có 1 trường hợp trong 35 bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu được tiến hành phân tích dịch não tủy. Kết quả của bệnh nhân này dịch não tủy có tăng lympho bào.

3.3. Đặc điểm kết quả điều trị

3.3.1. Thị lực sau điều trị Bảng 3.15. Thị lực sau điều trị Thị lực Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) > 20/40 21 60 >20/100- ≤20/40 6 17,1 >20/400- ≤20/100 5 14,3 >ĐNT 1m- ≤20/400 3 8,6

ST (+)-≤ ĐNT 1m 0 0

Tổng số 35 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở 35 bệnh nhân sau điều trị có 21 bệnh nhân (60%) đạt được mức thị lực > 20/40; Có 6 bệnh nhân (17,1%) trong nhóm thị lực 20/100-20/40; 5 bệnh nhõn (14,3%) thị lực ở mức 20/400- 20/100 và 3 bệnh nhân (8,6%) trong nhóm thị lực mức DNT1m-20/400. Không còn bệnh nhân nào ở mức thị lực <DNT1m.

3.3.2. Diễn biến thị lực trước và sau điều trị:

Biểu đồ 3.6. Diễn biến thị lực trước và sau điều trị.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 35 bệnh nhân nghiên cứu có 32 bệnh nhân (91,4%) bệnh nhân có thị lực cải thiện, chuyển sang mức độ tốt hơn. Có 3 bệnh nhân (8,6%) thị lực không cải thiện, và không có bệnh nhân nào thị lực xấu đi.

Mức thị lực Trước ĐT Sau ĐT Số bệnh nhân

3.3.3. Nhãn áp sau điều trị Bảng 3.16. Nhãn áp sau điều trị Nhãn áp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) <14mmHg 0 0 14-24 mmHg 33 94,3 >24 mmHg 2 5,7

Trong quá trình điều trị 35 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, có 2 trường hợp nhãn áp tăng trên 24mmHg nhưng điều chỉnh với thuốc hạ nhãn áp. Nhãn áp trung bình sau điều trị là 19,7 ±1,4. Nhãn áp này được lấy ở thời điểm khám gần đây nhất của bệnh nhân.

3.3.4. Tyndall sau điều trị:

Biểu đồ cột giống thị lực trước sau điều trị Biểu đồ 3.7. Tyndall trước và sau điều trị

Triệu chứng Trước điều trị Sau 1 tuần Sau 1 tháng

Tyndall (-) 4 bệnh nhân 18 bệnh nhân 0

Tyndall (+) 4 bệnh nhân 9 bệnh nhân 0

Tyndall (++) 4 bệnh nhân 8 bệnh nhân 0

Tyndall (+++) 13 bệnh nhân 0 bệnh nhân 0

Tyndall (++++) 10 bệnh nhân 0 bệnh nhân 0

Trước điều trị đa số bệnh nhân có tyndall với các mức độ khác nhau: (+) có 4 bệnh nhân , (++) có 4 bệnh nhân, (+++) có 13 bệnh nhân, (++++) có 10 bệnh nhân. Mức tyndall trung bình trước điều trị là 2,6 ± 1,3. Sau điều trị 1 tuần thì 17 bệnh nhân còn dấu hiệu tyndall, 9 bệnh nhân ở mức tndall (+) và 8 bệnh nhân tyndall (++). Sau điều trị 1 thỏng thỡ khụng bệnh nhân nào còn tyndall tiền phòng. Kiểm định thống kê thấy có sự khác biệt về tyndall tiền phòng trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p=0,00.

3.3.5. Diễn biến bong võng mạc nội khoa sau điều trị: Biểu đồ cột

Biểu đồ 3.8.Diễn biến bong võng mạc nội khoa

Triệu chứng Trước điều trị Sau điều trị 1 tuần Sau điều trị 1 tháng Không BVM 13 23 35 BVM 22 12 0 Tổng số 35 35 35

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, trước điều trị có 22 bệnh nhân được chẩn đoán là có bong võng mạc nội khoa, sau 1 tuần còn 12 bệnh nhân và sau 1 thỏng thỡ không có bệnh nhân nào còn triệu chứng bong võng mạc nội khoa.

3.3.6. Kết quả đáp ứng điều trị:

Bảng 3.17.Kết quả đáp ứng điều trị

Điều trị Sau 1 tuần Sau 1 tháng Sau 1 tháng

Có kết quả 23 31 31

Không có kết

Tổng số 35 100 100

Theo kết quả của chúng tôi, trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, ở thời điểm sau khi bắt đầu điều trị 1 tuần, 23 bệnh nhân được đánh giá là điều trị có kết quả: Thị lực tăng, dấu hiệu viêm giảm, tại thời điểm này còn 12 bệnh nhân điều trị chưa cho kết quả tốt: thị lực không tăng, dấu hiệu viêm tiến triển chậm. Ở thời điểm sau điều trị 1 tháng, có 31 bệnh nhân (88,6%) điều trị có kết quả: thị lực cải thiện từ mức độ kộm lờn mức độ tốt hơn và dấu hiệu viêm thuyên giảm, có 4 bệnh nhân điều trị không có kết quả, dấu hiệu viờm cú giảm nhưng không hết hoàn toàn, thị lực không cải thiện, trong đó có 2 bệnh nhân ghi nhận có biến chứng đục TTT. Thời điểm sau 3 tháng điều trị, 31 bệnh nhân điều trị có kết quả ở thời điểm sau 1 tháng vẫn có đáp ứng tốt, 4 bệnh nhân còn lại, dấu hiệu viờm tuy giảm nhiều nhưng không hết hoàn toàn, thị lực không cải thiện.

3.3.7. Đặc điểm biến chứng Bảng 3.18. Biến chứng. Biến chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ ( %) Đục TTT 2 5,7 Tăng NA 2 5,7 Khác 0 0

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, quá trình điều trị và theo dõi chúng tôi phát hiện có 4 trường hợp có biến chứng (11,4%), trong đó có 2 trường hợp bị đục TTT cực sau và 2 trường hợp tăng NA nhưng NA điều chỉnh với thuốc.

3.3.6. Đặc điểm tái phát trong quá trình điều trị

Trong quá trình theo dõi nghiên cứu 35 bệnh nhân của chúng tôi, không có trường hợp nào tái phát mới trong đợt điều trị.

Chương 4 BÀN LUẬN

Dựa vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị trên 35 bệnh nhân bị hội chứng VKH, chúng tôi có những nhận xét sau.

4.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Tuổi bệnh nhân

Trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 20-50 tuổi, tuổi trung bình của các trường hợp bệnh là 38,9± 12,1. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 và lớn tuổi nhất là 64 tuổi. Nhóm tuổi dưới 20 chiếm tỷ lệ ít nhất 2,9 % ( 1 bệnh nhân), nhóm tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 20% ( 7 bệnh nhân)

Bệnh nhân nắm trong nhóm tuổi 20-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 77,1% (27 bệnh nhân). Kết quả này cho thấy bệnh hay gặp nhất ở lứa tuổi lao động, hiếm gặp ở lứa tuổi thiếu niên và tỉ lệ gặp ở người lớn tuổi là ít.

Điều này là phù hợp vì đây là một đặc điểm của hội chứng VKH, bệnh thường xảy ra ở nhóm tuổi 20-50. Theo nhiều tác giả, tỷ lệ bệnh ở nhóm tuổi này chiếm khoảng 70% [14], [32], 47].

4.1.2. Giới tính

Theo nhiều tác giả [8], [Error: Reference source not found],[32] tỷ lệ bệnh gặp ở giới nữ nhiều hơn giới nam.

Bảng 4.1. Phân bố tỷ lệ về giới tính theo một số tác giả Tác giả Tỷ lệ nữ (%) Tỷ lệ nam(%) Sandeep 62,1 37,9 Read RW 67 33 Nussenblatt 64 36 Beniz 58,6 41,4

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này không có sự khác biệt rõ ràng, trong 35 bệnh nhân có 18 nữ(51,4%) và 17 nam (48,6%).

Kết quả trên có thể lý giải do nhóm đối tượng nghiên cứu chỉ 35 trường hợp chưa đủ lớn để có sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê.

4.1.3. Nghề nghiệp

Phân tích về thành phần nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có 11 bệnh nhân (31,4%) là học sinh- sinh viên- cán bộ công chức (nhân viên văn phòng, giáo viên), 15 bệnh nhân (42,9%) làm nghề lao động chân tay (nông dân, công nhân, tài xế) và 9 bệnh nhân (25,7%) làm nghề tự do (kinh doanh hàng hóa, làm nghề môi giới kinh doanh…).

4.1.4. Thời điểm xuất hiện bệnh ở hai mắt:

Kết quả nghiờn cứu trong 35 bệnh nhân thỡ cú 11 trường hợp (31,4%) 2 mắt xuất hiện triệu chứng viêm màng bồ đào không cùng thời điểm, trong đó mắt thứ 2 xuất hiện dấu hiệu viêm sau mắt thứ nhất từ 3 đến 14 ngày, trung bình là sau 1 tuần, 24 bệnh nhân còn lại có dấu hiệu xuất hiện bệnh cùng thời điểm.

4.1.5. Thời gian từ lúc bị bệnh đến lúc đi khám

đầu tiên sau khi bị bệnh, gặp ở những bệnh nhân giảm sút thị lực 2 mắt rất nhanh, có thể có đau nhức mắt và những bệnh nhân bị tái phát họ đã có kinh nghiệm nên đi khám ngay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng vogt koyanagi harada (Trang 40)